Dùng thảo dược chữa đau khớp gối là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm hiểu và tin dùng. Nhưng phương pháp nhày có thực sự hiệu quả, loại thảo dược nào có tác dụng giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Chữa đau khớp gối bằng thảo dược có thực sự hiệu quả?
Ngay từ những ngày đầu tồn tại, khi thế giới còn trong thuở sơ khai, con người đã biết dựa vào các bài thuốc có nguồn gốc từ thực vật để điều trị bệnh. Bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng việc sử dụng các loại thảo dược đã có từ thời đại đồ đá cũ , khoảng 60.000 năm trước. Bằng chứng viết về các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược thì có từ hơn 5.000 năm trước của người Sumer, họ đã biên soạn lại danh sách các loại cây.
Tại nước ta nói riêng, việc sử dụng thảo dược để chữa bệnh cũng có từ thời thượng cổ. Tổ tiên ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã dần dần biết được tính chất của các loại cây, tổng kết lại và hình thành lý luận.
Hiệu quả của thuốc thảo dược được chứng minh qua sự tồn tại của nó trong suốt thời gian qua. Ngày nay, việc chữa bệnh bằng thảo dược đã được phát triển như một ngành công nghiệp riêng biệt, bởi ngày càng nhiều người ưa chuộng thuốc thảo dược hơn thuốc tổng hợp. Có được điều này chính là nhờ một số ưu điểm của thảo dược, như:
- Giá cả phải chăng hơn thuốc thông thường;
- Dễ mua hơn thuốc kê đơn;
- Tăng cường hệ thống miễn dịch;
- Không có nhiều tác dụng phụ tiêu cực, nếu có cũng thường nhẹ hơn thuốc tổng hợp;
- .v.v.
Ngoài ra, nhờ sự tiến bộ của khoa học, nhiều loại thảo dược cũng đã được nghiên cứu để đánh giá hiệu quả một cách khách quan nhất. Và bằng chứng về sự hiệu quả của thuốc thảo dược đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Mặc dù tồn tại một số khác biệt giữa phương pháp điều trị bằng thảo dược và dược lý thông thường, thuốc thảo dược đã được kiểm tra hiệu quả bằng nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau và nhiều loại thảo dược cụ thể đã được chứng minh là có hiệu quả đối với các tình trạng cụ thể.
Đối với bệnh xương khớp nói chung và tình trạng đau khớp gối nói riêng, một số loại thảo dược đã được chứng minh là có khả năng giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, nhờ vào các thành phần dược lý có trong nó, có thể kể tới là: curcumin, polyphenol, diallyl disulfide, harpagoside,… Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại thuốc, gel bôi chữa đau xương khớp hiện nay có thành phần chiết xuất từ thảo dược, như: Capsaicin từ quả ớt chín, long não, bạc hà,…
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần dưới đây.

Các loại thảo dược chữa đau khớp gối
Theo PGS.TS. Đỗ Tất Lợi, sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, có rất nhiều loại thảo dược khác nhau chữa tê, đau xương, gồm:
|
|
|
Ngoài các loại thảo dược trong sách này, một số loại thảo dược khác cũng được chứng minh có tác dụng chữa đau khớp gối là:
- Các loại gia vị: nghệ, gừng, quế, tỏi, tiêu đen
- Nha đam
- Trà xanh
- Cây móng quỷ
- .v.v.
Tuy nhiên, trong khuôn khô bài viết, chúng tôi không thể giới thiệu tới bạn đọc được toàn bộ các loại thảo dược trên, mà chỉ có thể giới thiệu một số loại tiêu biểu nhất. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tìm đọc trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam cùng một số sách về thảo dược khác.
Nghệ
Nghệ là một loại gia vị rất quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài việc được sử dụng như một chất tạo màu cho thức ăn, nó còn được sử dụng để làm giảm đau, viêm trong các bệnh lý xương khớp, bao gồm cả đau đau khớp gối.
Có được tác dụng này chính là do củ nghệ có chứa một hợp chất thực vật mạnh tên là curcumin.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, curcumin có khả năng giảm chứng viêm mãn tính, tiêu sưng tương tự như ibuprofen – một loại thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs) ở các bệnh nhân bị viêm khớp, đau khớp, khô khớp. Curcumin cũng kích thích để làm tăng tính đàn hồi cho sụn, từ đó hạn chế thoái hóa khớp.
Để sử dụng nghệ chữa đau khớp gối, bạn có thể:
- Sử dụng nghệ dạng bột để thêm vào các món ăn
- Uống trà nghệ

Quế
Là một loại gia vị thơm ngon, quế có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế tổn thương tế bào do các gốc tự do. (Các gốc tự do có thể gây tổn thương sụn, là nguyên gây ra các vấn đề liên quan đến khớp; nó cũng là trung gian làm cho bệnh khớp tiến triển nhanh hơn.)
Hơn thế nữa, một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2018 trên Tạp chí của Trường Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy rằng, phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp tiêu thụ 4 viên 500 mg bột quế mỗi ngày trong 8 tuần đã giảm đáng kể nồng độ protein phản ứng C (một dấu hiệu của viêm), cũng như giảm hoạt động của bệnh, bao gồm tình trạng mềm và sưng khớp.
Để sử dụng quế, bạn có thể thể thêm bột quế khô vào yến mạch, sinh tố, súp, các món hầm, trà… Thanh quế có thể được thêm vào trà hoặc rượu táo để tăng thêm hương vị.
Gừng
Gừng đã được sử dụng trong ẩm thực và y học cổ truyền tại châu Á trong nhiều thế kỉ. Nó có đặc tính chống viêm, giảm đau nhờ khả năng ngăn chặn các phân tử gây viêm gọi là Leukotrienes và hạn chế tổng hợp prostaglandin – một chất giống như hormone có khả năng gây đau, viêm.
Trong một nghiên cứu năm 2001, người ta đã phát hiện ra rằng, liều lượng đậm đặc của chiết xuất gừng có hiệu quả trong việc giảm đau ở những người bị thoái hóa khớp đầu gối. Trước khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia đã trải qua cơn đau đầu gối từ trung bình đến nặng. Nhưng sau khi dùng chiết xuất gừng, nó giúp giảm đau đầu gối sau khi đứng và đi bộ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, một ngày nào đó gừng có thể là một giải pháp thay thế cho các loại thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs).
Dưới đây là một số cách sử dụng gừng để làm giảm đau khớp gối;
- Uống trà gừng
- Thêm gừng vào bột bánh
- Sử dụng gừng làm gia vị trong một số món ăn như: thịt bò xào, nước luộc rau cải, salad, gà xào, ốc bươu kho gừng,…

Trà xanh
Trà xanh là một thức uống thơm ngon, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Không chỉ vậy, trà xanh còn hiệu quả trong việc giúp giảm viêm đau khớp, bảo vệ khớp và làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong trà xanh có chứa polyphenol, là một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, bảo vệ khớp và kích hoạt những thay đổi trong phản ứng miễn dịch, từ đó giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2017 trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh thấp khớp đã so sánh tác dụng của trà xanh và trà đen đối với bệnh viêm khớp, họ nhận thấy rằng chiết xuất trà xanh có tác dụng chống viêm vượt trội hơn.
Bạn có thể sử dụng trà xanh để làm giảm đau khớp gối như sau:
- Uống nước trà xanh không đường
- Thêm bột trà xanh (matcha) vào thức ăn hoặc sinh tố.
Ớt
Trong ớt có chứa một hợp chất tên là capsaicin, chất này xuất hiện khi quả chín. Capsaicin gây ra cảm giác nóng hoặc ngứa ran nhẹ khi bôi tại chỗ nhưng nó lại mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt. Kem bôi có chứa capsaicin là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất hoặc có thể tự làm tại nhà.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, gần 80% bệnh nhân sẽ giảm đau sau khi sử dụng kem capsaicin trong 2 tuần. Nó có hiệu quả trong việc giảm đau khớp gối, lưng, vai, hông,…
Các chuyên gia tin rằng khi thoa lên da, kem capsaicin sẽ:
- Tạo ra cảm giác nóng giúp phân tán cơn đau.
- Cản trở các tín hiệu đau đến não bằng cách giảm mức độ chất dẫn truyền thần kinh hóa học (chất P) liên kết với các thụ thể đau.
Để sử dụng ớt chữa đau khớp gối, bạn có thể:
- Dùng kem bôi có chứa capsaicin bán tại các hiệu thuốc
- Giã nhỏ ớt rồi đắp vào khớp gối trong khoảng 15-30 phút
- Ớt trái 1-2 quả; dây đau xương, thổ phục linh mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỏi
Tỏi là loại gia vị có thể làm dậy mùi bất kì món ăn nào. Và nó cũng có khả năng giúp giảm đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp.
Giống như tỏi tây và hành tây, tỏi có chứa diallyl disulfide – một hợp chất chống viêm, làm giảm tác động của các cytokine gây viêm và có khả năng chống oxy hóa. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2018 cho thấy, sử dụng tỏi có thể ngăn ngừa sự phá hủy sụn và giảm viêm ở chuột bị viêm khớp.
Sử dụng tỏi để chữa đau khớp gối như sau:
- Dùng tỏi như gia vị để thêm vào một số món ăn (thịt bò xào, thịt gà, rau xào, bánh mì bơ tỏi, tôm rim tỏi,…)
- Dùng rượu tỏi (Cách làm: tỏi khô bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm với 100ml rượu gạo 45° trong 15 ngày. Sau 15 ngày rượu có màu vàng nghệ là dùng được. Mỗi ngày uống 2 thìa rượu tỏi vào trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối).
Tiêu đen
Tiêu đen cũng là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi để làm tăng thêm hương vị cho các món ăn hằng ngày. Nhưng bạn có biết rằng, tiêu điên có chứa một alcaloit là piperine. Đây là một hợp chất có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, piperine trong hạt tiêu đen có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ dạ dày. Một nghiên cứu khác tại châu Âu cũng cho thấy, piperine có tác dụng chống viêm, giảm đau, ức chế sưng tấy và kìm hãm sản xuất cytokine tiền viêm ở bệnh viêm khớp.
Để sử dụng hạt tiêu đen trong giảm đau khớp gối, bạn có thể:
- Dùng hạt tiêu đen như gia vị trong các món ăn hằng ngày (súp, trứng, thịt,…)
- Trộn một chút bột hạt tiêu với dầu nóng rồi xoa bóp xung quanh khớp gối.

Độc hoạt
Độc hoạt là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Hiện nay ở nước ta, độc hoạt là tên được dùng để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau, gồm: xuyên độc hoạt, hương độc hoạt, ngưu vĩ độc hoạt, cửu nhỡn độc hoạt. Tùy thuộc vào từng vùng mà người ta khác thác những cây khác nhau với tên gọi này.
Tại nhiều nơi ở Trung Quốc dùng và bán sang nước ta, độc hoạt là rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, Heracleum và Peucedanum.
Theo các nghiên cứu, độc hoạt có chứa ostol, bergapten, angelol và angelical. Trong đó, chủ yếu là bergapten. Bergapten là một phytohormone coumarin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, hạn chế sự tiến triển của bệnh khớp. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự bài tiết chất nền ngoại bào đặc hiệu của sụn.
Đơn thuốc chữa đau khớp gối từ độc hoạt:
Ngưu tất
Cây ngưu tất còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume. Sách cổ có nói, vị thuốc này giống với đầu gối con trâu nên gọi là ngưu tất (ngưu là trâu, tất là đầu gối).
Để làm thuốc, ta dùng rễ phơi hay sấy khô của cây ngưu tất, gọi là Radix Achyranthis bidentatae (ABR).
Sách đông y ghi chép rằng, ngưu tất có vị chua, đắng, bình, không độc, vào hai kinh can và thận. Trong nhân dân, ngưu tất được sử dụng để chữa bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn.
Trong rễ ngưu tất, người ta chiết xuất được chất saponin, ecdysterone, inokosterone cùng muối kali. Trong đó, β-ecdysterone từ ABR chính là một chất chống viêm, hoạt động bằng cách ức chế con đường truyền tín hiệu viêm, ngăn chặn sản xuất nitric oxide (nitric oxide – NO, là một phân tử tín hiệu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của chứng viêm).
Đơn thuốc chữa đau khớp gối từ thảo dược ngưu tất:
Phòng phong
Trên thực tế, phòng phong không phải là một vị thuốc, mà là nhiều vị do nhiều cây khác nhau, gồm: xuyên phòng phong, thiên phòng phong, vân phòng phong. Phòng phong thường được thu hái vào mua xuân thu, đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên, phơi hay sấy khô là được.
Trong phòng phong người ta thấy có các chất manit, những chất có tính phenolic, glucozit đắng và các chất đường. Những năm gần đây, các hợp chất phenolic ngày càng được khoa học và ngành công nghiệp thực phẩm quan tâm, bởi những tác dụng có lợi cho sức khỏe của chúng. Đây là một trong những thành phần có khả năng chống viêm, làm chậm quá trình viêm hoặc vô hiệu viêm. Người ta nhận thấy rằng, phenolic hoạt động theo cách tương tự như NSAID, ngoài ra, một số chất còn có khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm.
Đương quy
Đương quy còn gọi là cây tần quy, vân quy. Tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Vị thuốc đương quy là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy.
Đương quy đã được nghiên cứu về mặt dược lý từ lâu. Chiết xuất rễ đương quy cho thấy nó rất giàu các polyphenol. Polyphenol được chứng minh là có khả năng làm trì hoãn sự khởi phát, giảm bớt các triệu chứng và giảm viêm trong bệnh lý viêm xương khớp. Gần đây, nó cũng được báo cáo là có hiệu quả trong việc chống lại các quá trình gây viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp do có khả năng điều hòa miễn dịch.
Bài thuốc chữa đau khớp gối từ đương quy
Thổ phục linh
Thổ phục linh còn gọi là củ khúc khắc, củ kim cang. Tên khoa học là Smilax glabra Roxb. (Similax hookeri Kunth). Đây là vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.
Theo ghi chép của Đông y, thổ phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, vào 2 kinh can và vị, mang lại tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc, chữa đau xương, ác sang ung thung.
Theo nghiên cứu khoa học, thổ phục linh có chứa một chất gọi là astilbin, có khả năng làm giảm phản ứng viêm, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa – là những công dụng đáng chú ý để điều trị các bệnh viêm khớp.
Một số bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thổ phục linh:
Hy thiêm
Hy thiêm còn được gọi là cỏ dĩ, cứt lợn, hy thiêm thảo, hy tiên,… Tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.). Cây có tác dụng chữa bệnh nhanh nên còn được gọi là “cỏ của trời”, “cây chữa bệnh nhanh”.
Trong nhân dân, hy thiêm được sửa dụng để chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, đau gối, phong thấp, nhức xương, yếu chân, gân cốt lạnh.
Theo một nghiên cứu của khoa học, hy thiêm có chứa chất Kirenol, được chứng minh có khả năng kiểm soát chứng đau và viêm tại chỗ. Một số công thức tại chỗ có chứa kirenol đã được nghiên cứu về hoạt động chống viêm và giảm đau ở chuột.
Tinh dầu thảo dược chữa đau khớp gối
Tinh dầu thảo dược đã có từ hàng ngàn năm trước và được sử dụng như một liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị trong y học. Phương pháp này gọi là liệu pháp hương thơm hay liệu pháp mùi hương.
Liệu pháp mùi hương (aromatherapy) đã được nghiên cứu chứng thực trong việc giúp cải thiện sức khỏe tâm lý và thể chất. Phương pháp này có hiệu quả vì nó hoạt động trực tiếp trên hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc của não.
Trong bệnh xương khớp, nó giúp giảm đau khớp, bao gồm cả đau khớp gối; ngoài ra, nó còn kích hoạt việc giải phóng các hormone thư giãn như dopamine, giúp mang lại cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng và cách bạn cảm nhận cơn đau.
Một số loại tinh dầu được chứng minh là giúp giảm đau khớp gối và các khớp khác là:
- Tinh dầu oải hương
- Tinh dầu hương thảo
- Tinh dầu bạc hà
- Tinh dầu bạch đàn
- Tinh dầu gưng
- Tinh dầu phon glữ
- Tinh dầu quế
- Tinh dầu thì là đen
- .v.v.
Lưu ý, bạn không được thoa tinh dầu trực tiếp lên cơ thể hoặc uống vào người, mà nên sử dụng như sau:
- Mát xa. Nhỏ 10-15 giọt tinh dầu vào 2 muỗng canh dầu vận chuyển (dầu được sử dụng để mát-xa).
- Xông hơi. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu để khuyếch tán dầu trong không khí.
Cần mua đúng các loại tinh dầu chất lượng thì mới đạt được hiệu quả giảm đau, thư giãn. Không nên mua các loại tinh dầu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chúng có thể bị pha tạp các chất hóa học không có lợi cho sức khỏe.

Lưu ý
Việc chữa đau khớp gối bằng thảo dược là phương pháp thực sự mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
1. Các loại thảo dược trong bài chỉ mang tính chất giới thiệu và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Một số loại thảo dược hiện nay được bán sẵn dưới nhiều dạng khác nhau, như: dạng dược liệu thô; viên nang; viên nén; chất lỏng; siro;… Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các loại thảo dược này trước khi mua và sử dụng, bởi hiện nay có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhưng không được phân lập và tiêu chuẩn hóa các hợp chất; nguồn nguyên liệu thực vật bị nhiễm vi sinh, độc tố, chất ô nhiễm môi trường hoặc kim loại nặng; thành phẩm bị pha trộn với thực vật lạ hoặc các tác nhân dược tổng hợp;… tất cả những điều này khiến sản phẩm tạo ra kém chất lượng và không mang lại hiệu quả, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Chính vì thế, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần được thực hành trồng theo hướng nông nghiệp tốt (GAP) và sản xuất thành phẩm thực hành theo sản xuất tốt (GMP), cộng với sự giám sát đảm bảo chất lượng sau tiếp thị (đội ngũ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua sản phẩm).
3. Nếu sử dụng các loại thảo dược gia vị để giảm đau khớp gối (như gừng, nghệ,…). Bạn có thể tự trồng chúng hoặc mua ở chợ, siêu thị.
4. Mặc dù chữa đau khớp gối bằng thảo dược là liệu pháp từ tự nhiên và ít tác dụng phụ, nhưng chúng cũng có thể gây ra một số rủi ro. Chẳng hạn như gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đây có thể là vấn đề nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin).
Tổng kết
Chữa đau khớp gối bằng thảo dược là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng thảo dược để chữa bệnh, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị nào.
Để được tư vấn thêm về bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800 1156 (miễn phí cước gọi).