Đối với những cơn đau ở mức độ nhẹ do thoát vị đĩa đệm gây nên, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng rất hiệu quả này. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục

Thoát vị đĩa đệm có điều trị tại nhà được không?
Đối với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, việc điều trị tại nhà là hoàn toàn có thể bởi nó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh, tốt hơn hết bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp. Khi đó, bạn có thể kết hợp lộ trình điều trị do bác sĩ chỉ định với các phương pháp điều trị tại nhà như: tập thể dục, chườm, massage, thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt,… để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Biện pháp khắc phục nhanh
Dành thời gian nghỉ ngơi
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, việc duy trì vận động là rất cần thiết để tăng cường linh hoạt cho xương khớp. Tuy nhiên, dành thời gian để cơ thể được thư giãn cũng là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn để có cách nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Thông thường, dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân trong khoảng từ 1-2 ngày giúp làm dịu các cơn đau nghiêm trọng. Tránh nằm trên giường quá 48 tiếng đồng hồ. Sau khi cảm thấy cơ thể ổn hơn, bạn nên vận động nhẹ nhàng để giúp cho các khớp linh hoạt, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Chườm nóng
Một cách khác để đối phó với tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm là chườm nóng. Phương pháp này giúp làm giảm tình trạng co cứng và tê bì. Dưới tác động của nhiệt, các cơ được giãn ra, dây thần kinh giải chèn ép, từ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đun nước sôi sau đó đổ vào túi chườm nóng.
- Người bệnh nằm sấp trên giường, sử dụng túi chườm nóng chườm lên vùng đĩa đệm bị thoát vị.
Lưu ý:
- Chườm ở mức độ nóng vừa phải để tránh gây bỏng da. Nhiệt độ chườm thích hợp là từ 60-70 độ.
- Nên chườm trong vòng 10-15 phút, chườm 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Không đứng dậy ngay sau khi chườm nóng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng là một cách giúp giảm đau tương đối hiệu quả cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, dưới tác động của hơi lạnh, các triệu chứng sưng viêm cũng được thuyên giảm đáng kể.
Cách thực hiện:
- Sử dụng đá lạnh cho vào một chiếc khăn sạch.
- Chườm trực tiếp lên vị trí đau.
Lưu ý: Chườm đều đặn trong khoảng 10 phút, chườm 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Massage hỗ trợ giảm đau

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng một số bài massage tại nhà để giảm đau. Mặc dù phương pháp này không giúp ngăn ngừa bệnh triệt để nhưng lại giúp bệnh nhân dịu bớt cơn đau, đem lại cảm giác dễ chịu thoái mái hơn rất nhiều. Massage đúng cách đem lại nhiều lợi ích như:
- Tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan bao gồm cả vùng cột sống.
- Thúc đẩy sản sinh dịch khớp, tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng đến các khớp.
- Giúp vận động khớp linh hoạt hơn, giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Dưới đây là một số động tác massage mà người bệnh có thể tham khảo:
- Xoa: Xoa để làm nóng cơ thể, xoa đều bắt đầu từ vị trí thắt lưng sau đó xuống hông và đùi. Lưu ý tập trung xoa vị trí bị thoát vị ở thắt lưng trong khoảng 5 phút.
- Bóp: Dùng ngón tay cái làm điểm tựa lên vùng thắt lưng, những ngón còn lại bóp nhẹ nhàng vào các cơ vùng thắt lưng trong khoảng 3-5 phút. Động tác này có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Lăn: Sử dụng ngón út và 4 ngón còn lại lăn dọc theo hai khối cạnh cột sống lưng. Thao tác này cũng cần thực hiện 3-5 phút để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Day: Đây là động tác có tác dụng giảm au và thư giãn vùng đĩa đệm vị thoát vị. Tùy theo sức mà có thể sử dụng đầu ngón tay cái hay nắm tay để ấn và day tròn dọc theo hai bên cột sống. Day với tốc độ chậm vừa phải để các cơ được thư giãn và giảm đau.
Lưu ý: Trước khi tiến hành massage, người bệnh nên được làm giãn, mềm các cơ vùng lưng và mông bằng cách nằm sấp trên giường và thả lỏng toàn thân.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Sử dụng các thuốc không kê đơn cũng là phương pháp phổ biến trong điều trị thoát vị tại nhà. Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Paracetamol: Paracetamol có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với tình trạng đau nhẹ đến trung bình. Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên kiêng uống rượu bia bởi các thức uống có cồn có thể gây độc cho gan. Đồng thời, bạn không nên sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài bởi nó có để gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
- NSAIDs: Bên cạnh tác dụng giảm đau, NSAIDs còn giúp chống viêm hiệu quả thông qua cơ chế ức chế cyclooxygenase, từ đó làm giảm tiết các chất trung gian hóa học gây viêm. Tuy thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng sử dụng chúng trong một thời gian dài bởi NSAIDs làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày-tá tràng. Một số NSAIDs không kê đơn được sử dụng phổ biến bao gồm: Ibuprofen, Diclofenac,…
Biện pháp khắc phục lâu dài
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Duy trì thói quen sinh hoạt một cách khoa học không chỉ giúp bạn có một hình thể đẹp mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Ngược lại, làm việc và học tập sai tư thế sẽ làm tăng áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Dưới đây là một số gợi ý về tư thế đứng, nằm, ngồi mà bạn có thể chỉnh sửa và luyện tập để kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
Tư thế đứng

- Giữ cho lưng thẳng, để hai vai thả lỏng sao cho ngực ưỡn lên một cách tự nhiên nhất.
- Phần đầu và phần cổ tạo với lưng một trục thẳng đứng, không cúi hay ngước cổ.
- Hai bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Chú ý không nhón hãy kiễng chân lên, hai chân để thẳng rộng bằng vai, tránh trùng gối để giữ cho trọng lượng cơ thể được cân bằng.
Tư thế nằm

- Khi nằm ngửa, bạn nên giữ cho phần đầu, lưng và cổ được thẳng. Bởi vậy nên việc gối đầu quá cao là không nên. Đồng thời, bạn nên đặt gối ôm giữa hai chân hay dưới bắp chân khi nằm ngửa để cột sống với chân được thẳng hàng.
- Khi nằm nghiêng, bạn nên giữ cho chân dưới co nhẹ phần đầu gối và đưa về phía trước. Phần chân trên cũng đưa về phía trước, gác lên gối ôm ở giữa hai bên.
- Bạn nên chọn cho mình một chiếc gối và đệm thật tốt với độ cứng vừa phải để giúp làm tăng chất lượng giấc ngủ.
Tư thế ngồi

- Ngồi thẳng lưng sao cho tạo một trục thẳng đứng giữ đầu, cổ và lưng.
- Hai vai thả lỏng, ngực hơi ưỡn về phía trước.
- Hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất, tạo một góc 90 độ với phần đầu gối.
- Chiều cao của ghế nên được điều chỉnh phù hợp sao cho mắt nhìn thẳng và không phải cúi đầu.
- Không nên ngồi quá lâu một tư thế. Hãy đứng lên đi lại xung quanh để các cơ và đĩa đệm phần thắt lưng được thư giãn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây nên. Do vậy, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể coi như một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Các vitamin và khoáng chất mà người thoát vị đĩa đệm nên bổ sung bao gồm:
– Canxi: Khoáng chất này tham gia vào quá trình chữa lành và tăng cường sức mạnh xương khớp bao gồm cả cột sống, từ đó làm giảm các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Canxi có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm như: sữa, phô mai, bắp cải, các loại đậu, tôm, cua,…
– Acid béo omega-3: Hoạt chất này giúp tăng cường tổng hợp collagen. Collagen là chất kết nối các đĩa đệm, sụn, gân và cơ sinh học của cơ thể, nhờ đó mà các tổn thương của bao xơ đĩa đệm được phục hồi đáng kể. Hơn nữa, acid béo omega-3 còn có tác dụng chống viêm giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể bổ sung hoạt chất này qua một số thực phẩm như: cá hồi, cá thu, hạt bí ngô, ngũ cốc, rau chân ,…
– Protein: Protein có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương khớp. Đặc biệt, việc cung cấp cho cơ thể một lượng vừa đủ hoạt chất này giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi hồi tổn thương đĩa đệm. Những thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt gà, thịt lợn, đậu nành, đậu hà lan,…
– Chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng cho vùng đĩa đệm. Vậy nên, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, yến mạch,…
– Vitamin C: Vitamin C là chất dinh quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen. Do vậy, bổ sung đầy đủ vitamin C là điều cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương sụn khớp. Vitamin C có thể tìm thấy trong một số thực phẩm như: dâu tây, kiwi, cam, quýt, bông cải xanh, cà chua,…
Tập thể dục
Các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra rằng, việc thực hiện các bài tập thể thường xuyên có tác động tích cực đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, cụ thể như sau:
- Giúp các cơ được thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ và tăng cường lưu thông khí huyết.
- Tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp, giảm tình trạng sưng, viêm.
- Hạn chế áp lực lên vùng cột sống, góp phần hỗ trợ ổn định cấu trúc cột sống.
- Gia tăng tín hiệu từ các dây thần kinh, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục đĩa .
Dưới đây là một số bài tập thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:
☛Xoay cổ
Đối với bệnh nhân bị thoát vị địa đệm cổ, đây là động tác đơn giản mà đem lại hiệu quả giảm đau tốt, đồng thời các đĩa đệm vùng cổ cũng được thư giãn.

Các bước thực hiện:
- Bạn ngồi thẳng lưng, để đầu thẳng đồng thời hai tay thả lỏng.
- Xoay đầu sang bên phải một cách từ từ, sau đó dùng tay trái kéo đầu về phía vai trái hết mức có thể.
- Thực hiện xoay đầu với bên còn lại.
- Lặp lại động tác từ 5-10 lần.
☛Tư thế em bé
Tư thế này giúp kéo giãn cột sống, đồng thời vùng cổ và vai cũng được thư giãn, đó làm giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện:
- Nằm thẳng người lên đầu gối.
- Giữ cho mu bàn chân chạm sàn và hai ngón chân chạm vào nhau.
- Hít thật sâu và di chuyển phần thân về phía trước, đồng thời đưa hai tay ra sau sao cho mu bàn tay tiếp xúc với mặt sàn.
- Giữ cho ngực ép sát đùi, trán chạm sàn. Giữ nguyên tư này trong vòng 1-3 phút.
- Thu người về tư thế ban đầu và lặp lại động tác 5 lần.
Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, bạn nên hít thở đều đặn. Đồng thời, bạn cần vươn hai tay ra phía trước một mức tối đa để có thể làm căng các cơ, từ đó đem đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
☛Nằm sấp nâng cổ
Bài tập nằm sấp nâng cổ giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương, nhờ đó kiểm soát tốt được các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện:
- Nằm sấp, tay và chân duỗi thẳng.
- Từ từ đưa cổ lên cao đồng thời hít sâu.
- Hạ cổ xuống đồng thời thở ra từ từ.
- Lặp lại động tác từ 5-10 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Sử dụng một số bài thuốc Nam
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu với cơ địa phù hợp, sử dụng các bài thuốc Nam cũng đem lại hiệu quả khá tốt và tương đối an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc Nam mà bạn đọc có thể tham khảo.
☛Bài thuốc Nam từ lá lốt
Lá lốt có vị cay, tính ấm kèm theo tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn giúp kiểm soát tốt các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa, theo y học hiện đại, trong lá lốt còn chứa các thành phần: tinh dầu piperin, piperonyl,… có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi: 50g.
- Lá đinh lăng tươi: 50g.
- Thân và rễ cây xấu hổ: 50g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
- Đem dược liệu sắc với 1,5 lít nước, đun sôi liên tục trong 20-30 phút rồi chắt lấy nước uống.
☛Bài thuốc Nam từ quả bí đỏ
Bí đỏ là loại quả có chứa nhiều vitamin, sắt và muối khoáng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, vitamin C có trong bí đỏ là thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp collagen giúp phục hồi tổn thương vùng đĩa đệm. Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa chất khoáng mangan giúp duy trì cấu trúc xương và tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.

Nguyên liệu:
- Vỏ bí đỏ: 60g.
- Đường đỏ: 30g.
- Hương nhu: 15g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
- Trút dược liệu và đường vào ấm thuốc, thêm 1,5 lít nước sau đó đun sôi trong 15 phút và chắt lấy nước uống.
☛Bài thuốc Nam từ ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng giữ ấm các khớp, giúp cho khí huyết lưu thông tốt hơn, nhờ đó tăng vận chuyển dinh dưỡng đến vùng đĩa đệm. Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, ngải cứu chứa hoạt chất aspirin có tác dụng giảm đau chống viêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa một lượng lớn tinh dầu có tác dụng gây tê nhẹ, từ đó làm dịu các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu khô: 200g.
- 2 vỏ quả bưởi khô.
- 1kg vỏ chanh khô.
- 2 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ dược liệu đi sao vàng.
- Đổ toàn bộ dược liệu vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu. Đậy kín nắp bình, sau một tuần là có thể sử dụng.
Cách dùng:
- Người bệnh nên uống đều đặn 1 chén nhỏ mỗi ngày.
- Phần bã dược liệu dùng để đắp lên vùng đĩa đệm bị tổn thương.
Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan
Bên cạnh các phương pháp điều trị tại nhà mà chúng tôi đã nêu bên trên, sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng là một sự lựa chọn được nhiều bệnh nhân tin dùng nhờ hiệu quả và độ an toàn mà sản phẩm đem lại.

Khương Thảo Đan là sản phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhờ kế thừa nguyên vẹn từ bài thuốc cổ truyền chữa xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Không những thế, sản phẩm còn được gia giảm thêm các vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh, đặc biệt là sự kết hợp với hoạt chất KGA1 và Collagen type II không biến tính với nhiều ưu điểm nổi bật:
KGA1: KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng hoạt chất này có hiệu quả sử dụng tương đương với các thuốc giảm đau đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là Indomethacin. Đồng thời, KGA1 còn có khả năng dung nạp tốt, an toàn khi sử dụng trên mọi đối tượng bệnh nhân.
Collagen type II không biến tính: Đây là loại Collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Khi đưa vào cơ thể, hoạt chất này không bị biến tính như các Collagen thông thường mà nó sẽ tập trung vào vùng đĩa đệm bị tổn thương, nuôi dưỡng và phục hồi chúng. Đồng thời, Collagen type II không biến tính có tác dụng tái tạo sụn khớp, từ đó giúp làm giảm căng thẳng cho vùng đĩa đệm bị tổn thương.
Nhờ các công dụng kể trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm đáp ứng được bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU -CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả. Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà không để lại bất kì tác dụng phụ nào. Vì vậy, bạn hãy sử dụng Khương Thảo Đan ngay hôm nay để có một sức khỏe xương khớp trọn vẹn.
Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Áp dụng các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý để giúp bạn đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà chỉ áp dụng với tình trạng ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bên cạnh việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên hạn chế uống rượu bia, nước ngọt và đồ ăn quá dầu mỡ bởi những chất có trong chúng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải cũng là một lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bởi trọng lượng cơ thể quá cao có thể gia tăng áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương.
- Tránh thực hiện các bài tập làm gia tăng áp lực lên vùng cột sống như: chạy bộ, nâng tạ, động tác vặn người, động tác ngồi xổm, sử dụng máy tập riêng chân, …
- Không tự ý dùng các vị thuốc Đông y, Tây y kết hợp với nhau mà không có cơ sở khoa học bởi nó có kể gây tương kỵ thuốc, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Kết luận
Đối với thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, điều trị tại nhà là một cách thuận tiện và tương đối an toàn giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán rõ về nguyên nhân và tình trạng thoát vị đĩa đệm. Khi đó, bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng một lộ trình điều trị hiệu quả cũng như đưa ra những phương pháp điều trị tại nhà phù hợp nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.diskdr.vn/thoat-vi-dia-dem/chua-thoat-vi-dia-dem-tai-nha.html
https://medlineplus.gov/guidetogoodposture.html
https://ihr.org.vn/cach-chua-thoat-vi-dia-dem-tai-nha-2071.html