Đau đầu gối là tình trạng thường xuất hiện ở tuổi trung niên do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu gặp ở người trẻ tuổi thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến khớp gối. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu gối ở người trẻ tuổi.
Mục lục
- Dấu hiệu đau đầu gối ở người trẻ tuổi
- Nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi
- Đau đầu gối ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán đau khớp gối ở người trẻ tuổi
- Cách điều trị đau đầu gối cho người trẻ
- Phòng tránh đau khớp gối ở người trẻ
- Khương Thảo Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đau khớp gối ở người trẻ
Dấu hiệu đau đầu gối ở người trẻ tuổi
Tình trạng đau nhức khớp gối có tính chất khác nhau tùy thuộc nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, đau đầu gối có thể đi kèm một số triệu chứng sau:
- Sưng tấy, nóng và đỏ rát vùng đầu gối.
- Khi duỗi thẳng chân hoặc gập đầu gối, cơn đau có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khi cố gắng leo cầu thang.
- Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp gối khi cử động.
- Có thể bị sốt, chán ăn, mệt mỏi trong trường hợp đau đầu gối do viêm khớp nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối ở người trẻ tuổi. Nếu bạn bị đau khớp gối dù mới ở độ tuổi chỉ ngoài đôi mươi thì rất có thể là vì các lý do sau đây:
Bệnh lý của khớp gối
Các bệnh lý tại khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở người trẻ. Trong đó, viêm khớp là tác nhân chủ yếu chiếm đa số các trường hợp ghi nhận đau đầu gối ở độ tuổi trên 20. Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Dưới đây là một số bệnh viêm khớp phổ biến gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp gây sưng đau và có thể hình thành mủ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào khớp gối sau một chấn thương, tai nạn làm hở tổ chức khớp hoặc đi từ một cơ quan bị viêm nhiễm trong cơ thể theo dòng máu đến khớp. Đôi khi, bệnh nhân có thể gặp biến chứng nhiễm trùng sau một cuộc phẫu thuật can thiệp tại khớp gối.
Viêm khớp dạng thấp: là bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công chính tổ chức khớp gây sưng đau và hình thành phản ứng viêm. Đây là bệnh lý mạn tính và có thể gây ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể như da, gan, thận, mắt…
Viêm khớp do bệnh gout: gout là tình trạng lắng đọng các tinh thể acid uric tại tổ chức khớp (khớp gối, khớp ngón chân, khớp cổ chân…) gây 4 triệu chứng điển hình của phản ứng viêm tại vùng khớp bị tổn thương: sưng, nóng, đỏ, đau. Gout thường gặp ở nam giới trung tuổi tuy nhiên những người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối: bao hoạt dịch là túi chất lỏng nằm giữa các khớp có tác dụng hạn chế ma sát tại bề mặt khớp khi chuyển động. Viêm bao hoạt dịch khiến người bệnh bị sưng đau, tấy đỏ cũng như giảm khả năng cử động ở vùng đầu gối.
Bệnh lý khác
Một số bệnh lý liên quan đến hệ thống cơ xương cũng là nguyện nhân gây nên tình trạng đau đầu gối ở người trẻ. Có thể kể đến 1 số loại bệnh sau:
Viêm lồi củ trước xương chày: còn gọi là bệnh Osgood – Schlatter và thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong quá trình phát triển của xương. Bệnh gây ra tình trạng sưng đau do phản ứng viêm tại vị trí gân xương bánh chè gần đầu gối. Tình trạng này sẽ giảm dần theo giời gian khi khớp gối phát triển toàn diện.
Viêm gân gót chân: gân là phần mô liên kết giữa cơ và xương trong đó gân gót chân liên kết xương bánh chè và xương ống chân. Viêm gân gót chân có thể khiến bệnh nhân gặp tình trạng sưng đau đầu gối đồng thời cản trở đến khả năng vận động.
Hội chứng PFPS (đau bánh chè – đùi): xuất hiện các cơn đau ở mặt trước của đầu gối, khu vực xương bánh chè. Hội chứng này là 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối ở người trẻ. Nó xảy ra khi các khớp phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, thường là do vận động hoặc lao động quá sức.

Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây đau đầu gối ở người trẻ:
- Chấn thương: tình trạng đau đầu gối có thể xuất hiện sau một tai nạn hoặc do chơi các môn thể thao gây áp lực lớn lên gối trong thời gian dài như bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng… Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột nếu chấn thương ở mức nghiêm trọng hoặc xuất hiện từ từ sau đó do tổn thương tổ chức tại khớp gối.
- Béo phì: khớp gối có vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Ở những người thừa cân, do trọng lượng cơ thể lớn nên khớp gối phải chịu một áp lực lớn hơn so với người bình thường. Về lâu dài, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các cơn đau nhức ở mức độ khác nhau tại vùng đầu gối mỗi khi cử động, đi lại.
- Chơi thể thao: như đã nói, các vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao gây áp lực lớn lên đầu gối có nguy cơ gặp rủi ro chấn thương hoặc các vấn đề khác liên quan đến xương khớp.
Đau đầu gối ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Tình trạng đau đầu gối ở người trẻ là dấu hiệu cảnh báo chấn thương hoặc các bệnh lý liên quan đến khớp gối. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như:
- Đau nhức đầu gối, giảm khả năng vận động dẫn tới cản trở sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.
- Tổn thương khớp gối dẫn tới thoái hóa, hỏng khớp và có thể gây liệt chi, mất vận động.
Bệnh nhân đến gặp bác sĩ trong trường hợp đau đầu gối với những triệu chứng dưới đây:
- Ngay khi gặp chấn thương, người bệnh nghe thấy tiếng động phát ra tại vị trí va chạm.
- Trường hợp đau đầu gối nặng.
- Khi cứng khớp, không thể di chuyển được đầu gối.
- Đi đứng khập khiễng, không vững.

Chẩn đoán đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ kiểm tra một số vấn đề để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như xác định nguyên nhân gây đau khớp gối. Một số cách kiểm tra là:
- Hỏi về các dấu hiệu sưng đau, bầm tím ở khớp gối.
- Kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp gối và khả năng di chuyển của cẳng chân.
- Đánh giá cấu trúc khớp và tính toàn vẹn của đầu gối bằng cách đẩy hoặc kéo khớp gối.
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng của người bệnh như sưng, đau khớp gối… bác sĩ sẽ sử dụng thêm 1 số xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số xét nghiệm được sử dụng:
- Chụp X-quang: giúp phát hiện tình trạng gãy xương hoặc dấu hiệu thoái hóa khớp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: giúp phát hiện các tổn thương ở phần mô mềm xung quanh khớp gối như dây chằng, cơ, gân và sụn gối.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan: giúp xác định tình trạng xương, chẩn đoán được bệnh gout vì có thể phát hiện các tinh thể acid uric tích tụ tại khớp gối.
Cách điều trị đau đầu gối cho người trẻ
Người trẻ có sức khỏe tốt và quá trình hồi phục nhanh, do đó việc điều trị đau đầu gối cũng dễ dàng hơn so với người cao tuổi. Một số phương pháp điều trị có thể áp dụng.
Tự chăm sóc tại nhà
Các trường hợp đau đầu gối nhẹ và vừa có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số biện pháp đơn giản giúp giảm đau và chăm sóc tại nhà:
- Các bài thuốc dân gian: Không chỉ thuốc tây y mà các bài thuốc dân gian cũng được sử dụng nhiều trong việc điều trị khớp gối. Với các nguyên liệu dễ tìm kiếm như gừng, ngải cứu, lá đu đủ… bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà để giúp giảm đau hiệu quả.
- Nghỉ ngơi: là biện pháp đầu tiên giúp phục hồi và bảo vệ vùng khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh vận động mạnh để giảm thiểu nguy cơ chấn thương khớp gối.
- Chườm lạnh: giúp giảm triệu chứng đau hiệu quả. Bệnh nhân chườm đá 15 đến 20 phút một lần, mỗi ngày 2 – 3 lần có thể giúp cơn đau giảm nhanh mà không cần sử dụng đến các loại thuốc hỗ trợ giảm đau khác.
- Lót đầu gối: dùng 1 cái gối lót bên dưới khớp gối khi nằm có thể giúp giảm đau khi ngủ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa đau khớp gối tại nhà không cần dùng thuốc
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp thư giãn gân xương, tăng sự dẻo dai của cơ bắp đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khớp gối. Bác sĩ sẽ xây dựng các bài tập phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ nhằm giảm thiểu áp lực lên đầu gối. Bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ điều trị để được cung cấp hướng dẫn chi tiết.
Thuốc tây y
Thuốc uống
Một số thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn như ibuprofen, paracetamol… được bác sĩ chỉ định giúp giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thuốc, thực phẩm chức năng giúp nuôi dưỡng và phục hồi xương khớp.
Thuốc bôi
Để tăng thêm hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc bôi bên ngoài như Voltaren Emulgel kết hợp sử dụng đồng thời với các loại thuốc uống.
Thuốc tiêm
Một số thuốc và chế phẩm được tiêm trực tiếp vào tổ chức khớp để giảm nhẹ triệu chứng đau cũng như cải thiện tình trạng viêm sưng.
- Hyaluronic acid: Được sử dụng thay thế cho chất nhầy bao hoạt dịch, giúp khớp trơn mượt và cử động dễ dàng hơn. Một liều tiêm hyaluronic acid có thể cải thiện triệu chứng đau đầu gối trong 6 tháng.
- Corticosteroid: Tiêm corticosteroid vào khớp gối có thể làm giảm tình trạng sưng viêm và hỗ trợ giảm đau khớp trong nhiều tháng.
- Huyết tương giàu tiểu cầu: có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương khớp. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả ở những bệnh nhân đau khớp gối do bong gân, rách gân hoặc chấn thương.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau khớp gối uống thuốc gì tốt nhất? Lưu ý khi dùng thuốc
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp chỉ được áp dụng trong việc chữa đau đầu gối do 1 số vấn đề nghiêm trọng như:
- Chấn thương liên quan đến dây chằng gối.
- Gãy xương đầu gối.
- Nhiễm trùng khớp gây nguy cơ nhiễm trùng toàn thân.
- Thoái hóa khớp gối không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc cần phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối bị hư hỏng.
Phòng tránh đau khớp gối ở người trẻ
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Đối với những người có nguy cơ bị đau khớp gối, cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho khớp như các loại quả họ cà, thịt muối… trong bữa ăn.
Thay đổi lối sống
- Duy trì cân nặng hợp lý: tránh gây áp lực lên khớp gối, về lâu dài còn giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ, hạn chế vận động quá sức cũng như thực hiện các bài tập gây áp lực lên khớp gối.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ, bảo vệ đầu gối như đai quấn, đệm lót…
- Lựa chọn loại giày phù hợp với các hoạt động thường ngày.
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh thức khuya.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Khương Thảo Đan – giải pháp hỗ trợ điều trị đau khớp gối ở người trẻ
Khương Thảo Đan là viên uống bảo vệ xương khớp được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Với thành phần chính là KGA1 – hoạt chất tìm thấy trong cây địa liền đã được chứng minh có tác dụng giảm đau đáng kinh ngạc, Khương Thảo Đan là lựa chọn đáng tin cậy giúp giảm nhanh triệu chứng ở bệnh nhân đau khớp gối.
Đặc biệt, Khương Thảo Đan là thành quả của công trình nghiên cứu chiết xuất trực tiếp KGA1 từ cây địa liền, được thực hiện bởi đích thân PGS.TS Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Do đó, sản phẩm chứa hàm lượng KGA1 cao gấp nhiều lần so với cao địa liền truyền thống và được đánh giá có hiệu quả giảm đau vượt trội so với các thuốc tân dược hiện nay.
Video: Giới thiệu sản phẩm Khương Thảo Đan
Để tìm mua Khương Thảo Đan tại địa chỉ gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Đau đầu gối ở người trẻ là dấu hiệu cảnh báo một số tổn thương ở khớp gối. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!
Tài liệu tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/diagnosis-treatment/drc-20350855