Ăn gì và kiêng gì khi bị đau nhức xương khớp?

Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh xương khớp của bác sĩ, việc quan tâm đến các thực phẩm cải thiện sức khỏe xương khớp cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh rất nhiều. Dưới đây là những thực phẩm người bị đau nhức xương khớp nên ăn và không nên ăn.

Tổng quan

Cơ thể chúng ta có trên 200 loại xương khác nhau và nơi nối giữa các đầu xương được gọi là khớp. Về cấu tạo, khớp thường gồm các phần chính sau:

  • Sụn là lớp mô bao lấy đầu xương, giúp các xương không tiếp xúc trực tiếp với nhau gây đau đớn;
  • Bao khớp (màng hoạt dịch) là lớp màng bao quanh khớp. Lớp lót trong màng hoạt dịch tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động linh hoạt và cung cấp dưỡng chất cho sụn;
  • Dây chằng như những dải băng co giãn gắn kết các xương, giúp khớp được vững chắc hơn;
  • Cơ bắp giúp khớp chuyển động;
  • Gân nối xương với cơ.

Vì vậy, để tăng cường sức khỏe của xương khớp, chúng ta nên ăn các loại thức phẩm tốt cho sụn khớp, giúp tăng hoạt dịch khớp và chống viêm cho khớp.

Tìm hiểu thêm: Đau nhức xương khớp cảnh báo căn bệnh gì?

Đau khớp nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp

Các loại cá béo. Cá béo là các loại cá có chứa omega-3. Omega-3 có khả năng chống viêm và nuôi dưỡng xương, sụn. Ngoài ra, protein trong cá béo còn giúp giảm đau khớp và cứng khớp buổi sáng.

Một tuần, bạn nên tiêu thụ 2-4 khẩu phần cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá thu,…). Nếu không thế, bạn có thể thay thế bằng các loại dầu cá.

Rau xanh và trái cây. Tất cả các loại rau củ quả đều chứa carotenoids chống oxy hóa, cũng như canxi và magiê. Đây là các chất cần thiết cho sự phát triển của sụn và làm giảm tỉ lệ phá hủy sụn.

Sữa và trứng. Sữa và trứng là các loại thực phẩm giàu vitamin D, giúp cải thiện chất lượng xương, ngăn ngừa thoái hóa sụn. Collagen thủy phân của sữa cũng giúp khớp sụn dẻo dai hơn.

Nước hầm từ xương, sụn của động vật, hải sản. Các loại nước hầm xương là nguồn cung cấp dồi dào các chất cấu thành xương như glucosamin và chondroitin. Ngoài ra, nước hầm cũng có một lượng canxi lớn, giúp tăng cường sức khỏe của sụn.

Gạo lứt. Gạo lứt là đại diện cho nguồn cung cấp axit hyaluronic tuyệt vời. Axit hyaluronic là chất tự nhiên hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc cho các khớp của chúng ta. Ngoài ra, nó còn giúp điều trị cả các tổn thương nhỏ ở sụn.

 

Các loại quả hạch. Tương tự như gạo lứt, các loại quả hạch cũng chứa axit hyaluronic. Ngoài ra, chúng còn giàu magie, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều axit hyaluronic từ thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày.

Trà xanh. Trà xanh đã được chứng minh là có tác dụng giúp phục hồi và bảo vệ sụn, vì nó chứa các polyphenol và catechin.

Các loại đậu. Các loại đậu (như đậu nành, đậu xanh, đậu đen,…) là nguồn bổ sung chất chống viêm, tăng cường collagen hiệu quả. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe sụn, hạn chế tình trạng sụn bị phá hủy. Ngoài ra, họ đậu cũng có hàm lượng lysine cao, lysine là một axit cần thiết trong quá trình tái tạo sụn.

Hạt ngũ cốc. Các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, gạo lứt… có tác dụng kích thích để tế bào sụn khớp sinh ra nhiều collagen, từ đó giúp sụn khớp chắc khỏe hơn.

Cải Brussel (cải tí hon). Brussel là loại cải bắp tí hon, rất giàu vitamin K giúp tăng cường mật độ xương. Cùng với đó, loại cải này còn dồi dào các chất chống viêm, rất tốt cho bệnh nhân bị viêm khớp.

Nhóm thực phẩm tăng cường dịch khớp

Chuối. Chuối có chứa trytophan, serotonin cũng như kali cao, đây đều là các chất giúp ngăn ngừa khô dịch khớp rất tốt.

Nước. Nước là chất giúp bôi trơn khớp và tăng cường đệm khớp. Vì thế, bạn cần uống nước đầy đủ, nhất là vào mùa đông.

Tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, công việc mà mỗi người cần một lượng nước hằng ngày khác nhau. Nhưng về cơ bản, nam giới nên uống khoảng 15,5 cốc (3,7 lít) nước mỗi ngày và phụ nữ nên uống khoảng 11,5 cốc (2,7 lít) mỗi ngày.

Cà chua. Cà chua chứa nhiều thành phần vitamin giúp bổ sung chất nhờn cho khớp, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.

Các loại cá béo. Cá béo không chỉ tốt cho sụn khớp mà còn giúp tăng cường dịch khớp rất hiệu quả. Bởi chúng có hàm lượng chất béo lành mạnh cao.

Dầu hạt nho. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường bị lưu trữ sắt trong hoạt dịch khớp. Dầu hạt nho và chiết xuất hạt nho có chứa proanthocyanadin, đây là một chất có khả năng thải sắt dư thừa trong hoạt dịch, giúp khớp trở nên trơn tru hơn.

Táo, lê, đào, dưa, bơ. Đây là các loại thực phẩm giàu magiê, cũng giúp thúc đẩy quá trình sản sinh axit hyaluronic trong khớp.

Thịt bò, thịt gà, trứng, rau lá xanh. Những thực phẩm này rất giàu glutamin, một chất cần thiết để cơ thể tổng hợp glucosamin. Glucosamin giúp kích thích sản xuất axit hyaluronic, như đã nói ở trên, đây là một chất tự nhiên bôi trơn khớp rất quan trọng.

Thịt gà và thịt gia cầm. Thịt gà rất giàu chondroitin và glucosamine sulfate. Đây là những chất hỗ trợ bôi trơn khớp, tăng cường dịch khớp rất hiệu quả.

Có một quan niệm sai lầm là ăn thịt gà sẽ gây đau nhức xương khớp. Tuy nhiên không phải như vậy, theo PGS. TS Lê Minh Hà, trong thịt gà có chứa protein, các vitamin cùng đầy đủ lượng axit amin thiết yếu. Bởi vậy, thịt gà sẽ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh hơn, chứ không hề gây đau nhức xương.

Thịt lợn, hành tây, măng tây, mầm lúa mì. Methyl sulfonyl methane (MSM) là chất được tìm thấy trong các loại thực phẩm này. Đây là một chất có tác dụng chống viêm, cải thiện sự bôi trơn của khớp. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò then chốt trong việc duy trì tính đàn hồi và linh hoạt của các cơ liên kết, góp phần chống viêm, giảm đau rõ rệt trong các bệnh lí về xương khớp.

Ngoài ra, để các khớp được trơn tru, linh hoạt, hoạt dịch khớp được sản xuất nhiều, bạn cũng nên thường xuyên di chuyển khớp của mình, đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn chỉ cần đi bộ vài vòng xung quanh nhà hoặc lên xuống vài bậc cầu thang.

Nhóm thực phẩm người bị viêm khớp nên ăn

Hành tây. Trong hành tây có chứa một chất tên gọi là quercetin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống viêm của quercetin tương tự các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như aspirin (Bayer) và ibuprofen (Advil , Midol).

Tỏi. Các nghiên cứu trên người và trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra tỏi có thể có đặc tính chống viêm và ăn tỏi có thể làm giảm nguy cơ viêm xương khớp.

Rau chân vịt. Rau chân vịt rất giàu kaempferol, một hợp chất thực vật có khả năng làm giảm viêm và giúp chống lại bệnh tật.

Nho. Nho có đặc tính chống viêm và chứa các hợp chất có thể giúp giảm viêm. Điển hình là chất resveratrol có trong vỏ quả nho.

Các loại quả mọng. Quả mọng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa cùng các loại vitamin, khoáng chất. Đặc biệt nhất có thể kể tới là quercetin và rutin, hai hợp chất thực vật có khả năng giảm viêm liên quan đến viêm khớp.

Súp lơ xanh. Sulforaphane là một hợp chất được tìm thấy trong súp lơ xanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó ngăn chặn sự hình thành của một loại tế bào liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Dầu ô-liu. Nổi tiếng với đặc tính chống viêm, dầu ô-liu có thể làm chậm sự tiến triển viêm khớp và làm giảm các triệu chứng bệnh. Có được khả năng này chính là nhờ chất oleocanthal có trong loại dầu này.

Trà xanh. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể ngăn ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp. Hơn thế nữa, các loại trà xanh, trà đen, trà ô-long còn giúp ức chế viêm ở khớp.

Sữa chua. Sữa chua có chứa men vi sinh, giúp giảm mức độ viêm khớp trong viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, sữa chua còn giúp làm giảm căng cứng khớp mỗi buổi sáng.

Quả bơ. Bơ được mệnh danh là siêu trái cây, bởi loại quả này có chứa các loại dầu bão hòa đơn, các chất chống oxy hóa, axit béo, beta-sitosterol và vitamin . Tất cả các chất này đều giúp chống lại bệnh viêm khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo sụn.

Đau khớp không nên ăn gì?

Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn được chiên kỹ với nhiều dầu mỡ. Bởi chúng có chứa chất béo chuyển hóa, có thể gây ra tình trạng viêm.

Đường và một số chất thay thế đường. Thực phẩm có chứa đường tinh luyện (như bánh ngọt, sô cô la, kẹo, soda,…) kích hoạt giải phóng một protein trong cơ thể gọi là cytokine, đây là một chất gây viêm, có thể làm các triệu chứng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

Thịt đỏ và thực phẩm chiên. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây ra tình trạng cholesterol và viêm cao. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa hàm lượng AGEs kích thích viêm, đặc biệt là khi nó được nướng hoặc chiên.

Phô mai và sữa giàu chất béo. Phô mai, bơ, bơ thực vật, mayonnaise đều có nhiều chất béo bão hòa và AGEs. Như đã nói ở trên, đây là các tác nhân gây viêm mạnh, không tốt cho người bị đau nhức xương khớp.

Rượu. Các chuyên gia đều đồng ý rằng, tiêu thụ quá nhiều rượu làm tăng viêm và các vấn đề tiêu cực với sức khỏe. Vì thế, hãy thử không uống rượu trong 4-6 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng đau khớp thuyên giảm hẳn và giấc ngủ trở nên ngon hơn.

Các loại thực phẩm khác. Thức ăn giàu photpho như phủ tạng, thịt có màu đỏ; các loại cà muối như cà pháo hoặc cà muối ghém; ngô; canh cua và thịt chó.

Sản phẩm hỗ trợ người bị bệnh khớp

Ngoài các loại thực phẩm mà chúng tôi gợi ý phía trên, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là sản phẩm đáp ứng tốt cho các trường hợp: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau mỏi nhức mỏi xương khớp, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay…

Theo nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khương Thảo Đan có chứa hoạt chất quý KGA1 được chiết tách quy chuẩn theo công nghệ hiện đại từ cây Địa liền, giúp hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm rõ rệt sau 2 đến 4 tuần sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần hỗ trợ tăng dịch khớp, phục hồi sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị dài lâu cho người bệnh.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

Kết luận

Chỉ cần chú ý một chút tới chế độ ăn uống, tình trạng đau xương khớp của bạn có thể được cải thiện rất nhiều. Hãy tham khảo gợi ý của chúng tôi và bổ sung các loại thực phẩm trên vào bữa ăn hằng ngày nhé, chứng đau nhức xương khớp của bạn sẽ cải thiện tích cực hơn.

Bài viết liên quan