Gai cột sống gây ra nhiều phiến toái với những cơn đau rất đa dạng, nguy hiểm hơn nữa là gai cột sống còn có thể gây ra biến chứng yếu liệt. Để “dẹp gọn” những lo lắng về căn bệnh này hãy tìm hiểu ngay 5 sự thật bạn cần phải biết về cách chữa gai cột sống!
Mục lục
1. Gai cột sống là cơ chế bảo vệ cột sống?
Gai cột sống là những khối xương nhỏ, nhẵn phát triển gần các cạnh của lớp nội thân cột sống hoặc các khớp mặt của cột sống, nơi sụn đã bị mòn. Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của cột sống, như cổ, lưng giữa hay vùng thắt lưng.
Nếu bạn đã từng đọc quá các bài viết chia sẻ về vấn đề gai cột sống sẽ nhận ra rằng, gai cột sống sinh ra trong quá trình tăng sinh các yếu tố bảo vệ, cụ thể:
- Tăng sinh xương ở các đốt sống chống lại thoái hoá
- Tăng sinh dây chằng để trụ vững cột sống
Một số gai xương khác cũng có cùng cơ chế như gai cột sống là: Gai khớp gối, gai xương hông, gai bàn chân và gai gót chân,…
Quá trình tăng sinh này có phải là cơ thể đang khiến bạn bị bệnh nặng hơn? Đương nhiên câu trả lời là không!
Việc tăng sinh xương là để chống lại quá trình bào mòn từ căn bệnh thoái hoá cột sống và bù đắp được các phần xương mất đi. Nhưng do xương cột sống lúc này đã bị bào mòn chỗ mỏng, chỗ dày nên sẽ sinh ra hiện tượng bù đắp chỗ cao chỗ thấp gây ra gai xương. Bản thân cơ thể sẽ không thể nhận biết được phần nào cần bù nhiều phần nào cần bù ít, mà sẽ bổ sung tế bào xương một cách tổng thể khiến canxi và các tế bào này lắng đọng ở một số khu vực gây gai xương.
Ngăn chặn quá trình tăng sinh bảo vệ này có thể giúp bạn tránh được căn bệnh gai xương, nhưng lại khiến những biến chứng nặng hơn xuất hiện sớm hơn. Chẳng hạn biến chứng huỷ xương cột sống, gây yếu gãy đốt sống, xẹp lún đốt sống, thoát vị đĩa đệm,…
Chính vì các lý do kể trên, nhiều người bệnh rất ngại bổ sung canxi khi bị gai cột sống vì nghĩ rằng làm như vậy gai xương sẽ mọc ra nhanh hơn. Nhưng canxi khi vào cơ thể không chỉ đóng góp một phần cho các tế bào xương bảo vệ cơ thể, mà còn có nhiều ích lợi cần thiết khác cho cơ thể như hoạt động của tim, bổ sung vào hệ thần kinh…

2. Gai cột sống xuất hiện trong những bệnh lý nào?
Như đã chia sẻ với bạn đọc, gai cột sống sinh ra từ quá trình tăng yếu tố bảo vệ. Do vậy, gai xương chỉ có thể hình thành khi bạn đang mắc một căn bệnh xương khớp nào trước đó ở vùng cột sống.
Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp nhất cùng với gai xương. Gai cột sống phổ biến trong căn bệnh này tới nỗi chúng là một tiêu chuẩn chẩn đoán và dùng để đánh giá tình hình tiến triển của bệnh thoái hoá. Trong thoái hoá cột sống, phần sụn đốt sống và đĩa đệm bị phá hủy, khiến các đầu đốt sống chạm vào nhau và bào mòn lẫn nhau. Điều này khiến xương đốt sống trở nên mỏng và xốp. Lúc này với cơ chế bảo vệ cơ thể sẽ tăng để bù đắp xương, tác dụng phụ của quá trình này là gai cột sống.
Một số căn bệnh khác gây ra gai cột sống: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, gút,…
Gai cột sống cũng có thể xuất hiện một mình khi bạn bị rối loạn tăng sinh tế bào, trường hợp này cực kì hiếm gặp và còn được gọi với cái tên khác là khối u ở xương.

3. Gai cột sống xuất hiện không gây đau!
Quá trình hình thành của gai cột sống sẽ không gây đau, do vậy người bệnh thường sẽ không biết mình đang bị gai cột sống. Hơn nữa, trong đa số các trường hợp gai cột sống sẽ nhỏ và không chạm vào các cơ quan xung quanh, vì vậy sẽ càng khó phát hiện.
Khi gai này phát triển lớn hơn, kèm theo suy yếu dây chằng và các đốt sống cách nhau không đồng đều, gai cột sống sẽ đâm vào các cơ quan xung quanh, gây ra cơn đau và cứng cột sống.
Cơn đau gây ra do gai cột sống rất đa dạng:
- Đau do các gai này đâm vào xương và cơ xung quanh, cơn đau sẽ tại chỗ và không kèm theo triệu chứng toàn thân.
- Đau do viêm, khi các gai cột sống đâm và gây tổn thương sẽ sinh ra hiện tượng viêm. Lúc này, cơn đau sẽ có kèm theo nóng, đỏ và có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và uể oải khắp người.
- Đau do chèn ép vào thần kinh: cơn đau sẽ có hướng lan rất rõ, và điển hình. Ví dụ như cơn đau từ lưng lan ra bắp đùi xuống bắp chân và ra các đầu ngón nhân có thể nghi ngờ là cơn đau do chèn ép thần kinh vùng L4-L5-S1,…
Một số triệu chứng kèm theo rất thường gặp:
- Cứng khớp
- Đau đầu
- Yếu và đi không vững
- Tê bì và ngứa châm chích ở vùng tay và chân
- Giai đoạn nặng của bệnh có thể gặp mất kiểm soát tiêu tiểu
Hiếm gặp hơn: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó nuốt, mất ngủ,…

4. Gai cốt sống có chữa dứt điểm được không?
Như hầu hết các căn bệnh xương khớp liên quan đến tuổi già, không có phương pháp nào có thể hoàn toàn chữa lành được căn bệnh này. Tuy nhiên, việc điều trị gai cột sống vẫn là cần thiết. Bởi điều trị giúp:
- Giảm các triệu chứng (đau, cứng khớp, chèn ép tuỷ sống)
- Giảm sự tăng sinh của gai cột sống bằng cách điều trị bệnh kèm theo.
- Ngăn chặn những biến chứng do gai cột sống gây ra
Thực hiện đúng những phương pháp điều trị không dùng thuốc và bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp sẽ tăng được các yếu tố bảo vệ một cách lành tính. Từ đó, giúp người bệnh vượt qua các tổn thương có thể có sau này và nâng cao chất lượng cuộc sống.
5. Các phương pháp điều trị gai cột sống
Hầu hết các phác đồ điều trị bệnh cơ xương khớp đều gồm 3 nhóm phương pháp lớn, 3 nhóm này sẽ phối hợp lẫn nhau để giúp người bệnh đạt được tình trạng ổn định nhất, đồng thời ngăn chặn được các biến chứng trở nặng sau này.
Điều trị không dùng thuốc
Sử dụng thuốc và phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị ưu tiên, những phương pháp điều trị gai cột sống không dùng thuốc sẽ có tính hiệu quả cao hơn và được ưu tiên hơn vì không mang đến các tác dụng phụ có hại.
Các phương pháp này gồm có những bài tập cơ bản tăng sức bền, bài tập giảm đau, vật lý trị liệu.
☛ Vật lý trị liệu. Là phương pháp vừa giúp người bệnh giảm được cơn đau vừa giúp tăng khả năng vận động.
- Ưu điểm: Chi phí không quá cao, giảm được cơn đau mà không có nhiều tác dụng phụ.
- Nhược điểm: Phải thực hiện tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín nên việc đi lại sẽ tốn thời gian hơn.
Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa gai cột sống:
– Đèn hồng ngoại: Sử dụng các sóng ánh sáng từ hồng ngoại, khi cơ thể hấp thụ sóng này sẽ làm nóng các vùng cơ và dây chằng được chiếu đến. Nhờ đó, các nhóm cơ này sẽ được giãn ra và giảm được cơn đau tại chỗ. Ngoài ra, nó còn làm tăng dịch đi tới vùng tổn thương, giúp bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết để làm lành vết thương.
– Kéo giãn cột sống: Có tác dụng làm giãn cơ tích cực và đồng thời giảm áp lực lên vùng đĩa đệm và đầu đốt sống. Khi cơ và đốt sống được kéo giãn ra, chèn ép từ gai cột sống sẽ giảm đi, từ đó giảm được cơn đau và tổn thương do gai.
– Châm cứu: Theo các bác sĩ Đông y, thực hiện thì châm cứu giúp cân bằng và giải phóng sự tắc nghẽn của dòng khí âm – dương trong cơ thể. Đối với y học hiện đại thì câm cứu có khả năng giải phóng endorphin là chất giảm đau tự nhiên. Tuy nhiên sử dụng châm cứu phải đến những đơn vị uy tín thực hiện mới đạt được hiệu quả cao.
– Siêu âm trị liệu: Phương pháp này thường được hạn chế khi các cơn đau do gai cột sống cổ, do dễ gây tác dụng phụ lên vùng tuỷ sống. Tuy nhiên nếu người thực hiện có chuyên môn và ở các vùng đau xa tuỷ, có thể dùng siêu âm để giảm đau và giảm viêm sưng dây thần kinh cực kì hiệu quả.
– Nắn chỉnh cột sống: Các động tác giải toả áp lực và kéo giãn cơ cạnh sống được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu. Các tác động lực này sẽ giúp cột sống giải toả được áp lực, phục hồi sự linh hoạt của cột sống và phần nào cải thiện tư thế cho người bệnh.

Một số đơn vị phục hồi chức năng uy tín và nổi tiếng:
- Khoa phục hồi chức năng bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh
- Khoa phục hồi chức năng bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
- Khoa phục hồi chức năng bệnh viện Thống Nhất, TP HCM
- Bệnh viện phục hồi chức năng Hà Nội
- Viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội
- Khoa phục hồi chức năng Bệnh Viện Việt Đức
☛ Bài tập phục hồi chức năng tại nhà.
Gồm 2 nhóm bài tập chính: Bài tập giảm đau và bài tập tăng dẻo dai cho cơ thể.
Khi gai cột sống gây đau, các cơ và dây chằng sẽ cố gắng thắt lại để bảo vệ cột sống, nhưng điều này càng khiến gai cột sống dễ chèn ép các cơ quan khác gây đau nhiều hơn. Chính vì thế, việc luyện tập cần nhắm đến việc giãn cơ và tăng sự dẻo dai cho cột sống, từ đó vừa giảm cơn đau và hạn chế tổn thương vĩnh viễn.
Ưu – nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: Hiệu quả cao và dễ thực hiện, có thể làm ngay tại nhà. Mang lại được giá trị phòng bệnh lâu dài.
- Nhược điểm: Phải thực hiện đúng động tác, tư thế khi thực hiện, chỉ giảm được các cơn đau từ vừa tới nhẹ.
☛ Chi tiết: [Chia sẻ] 9 bài tập chữa gai cột sống cổ dễ thực hiện tại nhà
☛ Phương pháp giảm đau tại nhà.
Không chỉ sử dụng thuốc mới giảm được cơn đau, mà những phương pháp đơn giản như chườm lạnh, đắp lá đông y và tắm nước ấm cũng có thể giảm đáng kể cơn đau.
Tuỳ thuộc vào cơn đau mà bạn đọc có thể chọn phương pháp phù hợp với bản thân. Về cơ bản, để giảm đau đơn thuần không có viêm hãy lựa chọn đắp thuốc và tắm nước ấm; ngược lại, với những cơn đau viêm thì lựa chọn chườm lạnh bằng túi đá sẽ hiểu quả hơn.
Lưu ý: Việc đắp thuốc Đông y giảm đau cần sử dụng những bài thuốc từ các cơ sở Đông y uy tín, điều này giúp tránh được những loại thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc.
Ưu – nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, giảm được cơn đau và giúp thư giãn cơ thể.
- Nhược điểm: Dễ nhầm lẫn khi lựa chọn các phương pháp chườm nóng – lạnh.
Điều trị dùng thuốc phối hợp
Dùng thuốc không có khả năng làm tiêu biến đi gai cột sống mà chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và phần nào giảm các yếu tố thoái hoá cột sống.
Khi dùng thuốc, sẽ có những nhóm thuốc bạn có thể tự mua, sử dụng theo hướng dẫn kèm theo và nhóm thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phần dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị gai cột sống thường thấy.
☛ Nhóm giảm đau thông thường.
Các thuốc điều trị này chỉ có đúng tác dụng giảm đau và không điều trị được tổn thương. Nhóm thuốc này được chia làm 3 bậc giảm đau từ nhẹ, vừa cho đến cơn đau nặng.
- Giảm đau nhẹ: Paracetamol 500 mg/lần, uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày
- Giảm đau vừa: Paracetamol kết hợp với Codein hoặc kết hợp với Tramadol, đây là nhóm thuốc kê đơn và chỉ sử dụng khi có toa của bác sĩ.
- Giảm đau nặng: Opioid và dẫn xuất của Opioid, chỉ sử dụng trong bệnh viện khi có cơn đau nặng nề.
☛ Nhóm kháng viêm giảm đau NSAID.
Đây là nhóm thuốc thường thấy sử dụng nhất trong các bệnh lý đau cơ xương khớp. Với khả năng kháng viêm và giảm đau đồng thời. Tuy nhiên nhóm này có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn như: suy gan, suy thận, loét dạ dày,…
Các thuốc hay gặp trong nhóm này là:
- Diclofenac viên 25mg, 50 mg, 75mg: liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no.
- Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no
- Celecoxib viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau khi ăn no.
- Thuốc chống viêm bôi ngoài da: Diclofenac gel, Profenid gel, xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau.
Lưu ý: NSAID không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch.
☛ Nhóm kháng viêm giảm đau Corticoid tại chỗ.
Nhóm Corticoid là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm mạnh và giải quyết được các cơn đau do sưng viêm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại có cách sử dụng khá phức tạp và tác dụng phụ cũng rất nặng nề.
Đối với phác đồ điều trị thoái hoá cột sống có gai thì sẽ dùng Corticoid tiêm trực tiếp vào vị trí đau. Không có khuyến cáo sử dụng Corticoid đường uống cho bệnh nhân gai cột sống!
☛ Nhóm thuốc giãn cơ.
Nhóm thuốc này sẽ giảm đau bằng cách đưa cơ ra khỏi trạng tháng căng và co kéo. Từ đó, giảm được áp lực lên cột sống, và tránh được gai cột sống cọ sát vào các cơ quan khác.
Các thuốc hay gặp: Eperison (viên 50mg): 3 viên/ngày, hoặc Tolperisone (viên 50mg, 150mg): 2-6 viên/ngày.
☛ Thuốc có tác dụng chậm.
Thường là các nhóm thuốc bổ sung glucosamin và ức chế IL1 (tác nhân gây viêm và có chức năng miễn dịch). Mục đích là tăng cường sức khoẻ lâu dài cho xương khớp và phòng ngừa các biến chứng nặng kèm theo.
Nhóm Glucosamin có thể sử dụng theo mong muốn của người bệnh, còn nhóm IL1 chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật trong gai cột sống.
Chỉ định khi gai cột sống tác động mạnh đến rễ thần kinh hoặc gai cột sống gây gây hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (liệt hoàn toàn, tiêu tiểu mất tự chủ,…) mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả.
Mục tiêu chính của việc phẫu thuật trong gai đốt sống là loại bỏ các gai xương to và gây chèn ép, giải áp cho các vùng rễ thần kinh và tuỷ sống bị chèn ép.
Hiện nay có 2 nhóm phẫu thuật chính là mổ hở và mổ nội soi:
- Mổ nội soi sử dụng các đường mổ nhỏ và đưa 1 thanh dài vào bên trong để thao tác, do vậy sẽ khó thực hiện hơn và cần máy móc hiện đại. Nhưng nhờ vết mổ nhỏ và xâm lấn ít nên người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn và ít di chứng hơn.
- Mổ hở dùng đường mổ rộng và thực hiện trực tiếp bởi người phẫu thuật. Do vậy cần sử dụng đường mổ chính xác và người mổ có kinh nghiệm. Mổ hở sẽ có chi phí thấp hơn và có thể tầm soát các tổn thương xung quanh tốt hơn.
Về phương pháp và cách làm cụ thể sẽ tuỳ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm và phác đồ tại bệnh viện mà bạn thăm khám, do vậy khi thực hiện phẫu thuật hãy chú ý lắng nghe bác sĩ điều trị giải thích và thắc mắc ngay khi cần thiết!
Lời khuyên cho người mắc gai cột sống
Thay đổi tư thế trong cuộc sống hằng ngày
Tư thế an toàn cho cột sống là một trong những mục tiêu quan trọng để điều trị gai cột sống. Việc hoạt động hằng ngày đúng tư thế sẽ làm tăng các yếu tố bảo vệ cột sống và tránh được hoàn toàn các biến chứng nặng nề.
Do vậy người bệnh gai cột sống phải chú ý các vấn đề sau:
- Khi ngồi bạn nên thẳng lưng hoàn toàn, tránh khom gù lưng dài ngày. Nên nghỉ ngơi 10-15 phút sau 3-4 tiếng làm việc liên tục.
- Cẩn thận khi nâng vật nặng. Hãy cố gắng thẳng lưng khi nâng hoặc vác đồ đạc nặng, cồng kềnh. Khi nâng vật hãy ngồi xổm xuống thay vì khom lưng.
- Ngồi xe, lái xe lâu ngày nên sử dụng các loại gối tựa lưng để đảm bảo được lưng được thẳng và tư thế ngồi dễ chịu. Nên đứng dậy sau 4-5 tiếng lái xe liên tục.
- Khi nằm ngủ, nghỉ. Có thể kê cao đầu và kê gối dưới chân nhưng đừng chêm bất cứ thứ gì dưới lưng khi bạn đi ngủ.
- Hạn chế cúi, nghiêng đầu khi sử dụng điện thoại. Khi sử dụng nên đưa điện thoại ngang vừa tầm mắt với bạn. Nên dùng điện thoại vừa phải để cho cả cột sống và mắt của bạn được nghỉ ngơi. Tuyệt đối tránh dùng cổ để giữ điện thoại!
Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp
Cho dù mắc bất kì căn bệnh nào về xương khớp, thực phẩm sẽ là luôn là nguồn bổ sung dinh dưỡng và đặc biệt là các vi chất cần thiết cho xương, khớp và sụn. Mục tiêu thực phẩm cho người bị gai cột sống là phải bổ sung được canxi và các vi chất tạo xương, đồng thời bổ sung thêm một số thực phẩm có khả năng giảm viêm, giảm đau.
Các nhóm thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống bao gồm:
☛ Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá. Socola đen, Trái lựu, Việt quất, Nho đỏ
☛ Thực phẩm kháng viêm và giảm đau.
Nghệ đã được khoa học chứng minh hết lần này đến lần khác để giảm viêm đáng kể. Trong nghệ có hợp chất trong củ nghệ là curcumin, chịu trách nhiệm chính trong đặc tính chống viêm .
Các axit béo omega 3 EPA (Axit Eicosapentaenoic) và DHA (Axit Docosahexaenoic) cũng có đặc tính chống viêm và chống được bệnh loãng xương.
Gừng trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có đặc tính chống viêm mạnh với khả năng tương tự các loại nhóm thuốc NSAID.
☛ Thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đậu hủ, Nước hầm xương, Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…)
Ngoài việc bổ sung canxi bạn đọc nên bổ sung thêm vitamin D, do vitamin này sẽ hỗ trợ khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Hơn nữa, việc bổ sung Vitamin D là cực kì đơn giản, chỉ cần thực hiện 15 phút phơi nắng sớm (tốt nhất là 7-9h sáng).
☛ Bổ sung các vi khoáng Collagen. cá, thịt gà, trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), rau có màu đỏ, tỏi,…
Tuy nhiên khả năng bổ sung collagen của các thực phẩm này là tương đối thấp (0,2-1,4% đối với cá) trong khi lượng cơ thể cần vào khoảng 2,5-15gr collagen một ngày.
☛ Chi tiết: Gai cột sống kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan
Như bạn đã thấy, sử dụng các nhóm thuốc giảm đau và kháng viêm tuy rất hiệu quả trong quá trình điều trị những có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần một sản phẩm hỗ trợ điều trị có cùng tác dụng giảm đau và kháng viêm nhưng có thể sử dụng lâu dài hằng ngày, lại không gây ra tác dụng phụ nặng nề.
Và sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí này chính là viên xương khớp Khương Thảo Đan.
Với cùng những lo lắng như trên trong việc sử dụng thuốc cho người bệnh, PGS.TS. Lê Minh Hà, thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam đã dày công nghiên cứu chiết xuất chất được KGA1 từ củ Địa liền Việt Nam, với những đặc tính vượt trội hơn về giảm đau và kháng viêm.
Không chỉ dừng lại tại đó, KGA1 trong các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng đã cho thấy khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả hơn với Paracetamol và một số NSAID thông thường.
Khương Thảo Đan là sản phẩm duy nhất kế thừa công trình nghiên cứu này của PGS.TS. Lê Minh Hà. Sản phẩm có chứa 20mg KGA1 (tương đương với 1000mg Địa liền khô).
Trong viên uống bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan còn chứa các vị Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp là chủ dược. Ngưu tất, Xuyên khung, Đương quy, Phòng phong, Thổ phục linh tác dụng trợ lực trừ phong thấp và giúp cường gân kiện cốt. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc “Độc hoạt kí sinh thang” nổi tiếng, có tác dụng vừa giảm cơn đau (thống) và điều hoà khí huyết (Ích khí, ích máu).
Ngoài ra, thành phần của Khương Thảo Đan còn có Collagen type II không biến tính. Bổ sung Collagen là điều cần thiết ở những người bệnh mắc thoái hoá cột sống và gai cột sống. Collagen tạo nên sụn khớp, mô bao phủ các đầu xương ở khớp, do đó, collagen tuy không có tác dụng giảm đau nhưng lại có tác dụng to lớn trong tăng cường khả năng phục hồi sau tổn thương khớp.
Tuy nhiên việc bổ sung bằng thực phẩm đơn thuần là không đủ, chỉ đáp ứng được 20-40% số lượng cần thiết. Khương Thảo Đan với thành phần chứa 20mg Collagen type II không biến tính trên mỗi viên thuốc sẽ là sự bổ sung hoàn hảo và đầy đủ cho người bệnh gai cột sống.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)TẠI ĐÂY
Tổng kết
Trên đây là những điều bạn cần nắm trước khi chữa gai cột sống, mong rằng sau bài viết bạn đọc đã “tháo gỡ” được nhiều còn thắc mắc mà bản thân gặp phải. Và với những kiến thức này, kèm theo điều trị từ các chuyên viên y tế chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều trên hành trình chữa trị căn bệnh gai cột sống!
Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để gặp các chuyên gia.
Nguồn: