Thoát hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mạn tính, có tính chất phát triển từ từ tăng dần. Từ những cơn đau nhẹ thông thường có thể dẫn bạn tới các biến chứng nặng nề hơn như biến dạng cột sống, teo cơ, bại liệt. Để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh, hiện nay có rất nhiều những phương pháp điều trị khác nhau, giúp bạn kiểm soát tốt quá trình thoái hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mục lục
Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng chính là quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể và là hậu quả của những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Quá trình thoái hóa diễn ra tại bề mặt ở sụn khớp, các đĩa đệm rồi gây tổn thương sang các bộ phận xung quanh (dây chằng, dây thần kinh,…). Phần lớn, người bị bệnh thoái hóa cột sống lưng đều trải qua các triệu chứng đau đớn ở vùng thắt lưng bùng phát theo chu kỳ.
Để điều trị căn bệnh này có rất nhiều những phương pháp khác nhau. Tùy vào giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải và thể trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản phác đồ điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng là bao gồm các biện pháp điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc.
Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cuối cùng của việc điều trị thoái hóa cột sống lưng là:
- Kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh
- Ngăn chặn áp lực quá mức lên cột sống.
- Khôi phục tối đa chức năng vận động của khớp
- Làm chậm lại quá trình lão hóa của xương khớp
- Duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Trong phần tiếp theo sau đây của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng ngày nay nhé.
Các bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống lưng
Thuốc Tây y trị thoái hóa cột sống lưng
Mục đích của việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng là giúp giảm thiểu các cơn đau nhanh chóng và ức chế lại các yếu tố gây viêm tiếp tục tấn công các mô khác của cơ thể. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống lưng:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – aspirin, naproxen (Naprosyn, Aleve), ibuprofen (Motrin, Nuprin, Advil) và celecoxib (Celebrex) là những ví dụ về thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để giảm viêm và giảm đau.
- Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) có thể giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm như NSAID. Sử dụng thuốc giảm đau và NSAID trong thời gian dài có thể gây loét dạ dày cũng như các vấn đề về thận và gan.
- Steroid có thể được sử dụng để giảm sưng và viêm dây thần kinh. Thuốc được dùng bằng đường uống (dưới dạng gói liều Medrol) với liều lượng giảm dần trong khoảng thời gian năm ngày.
- Thuốc tiêm steroid. Quy trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tia X và bao gồm tiêm corticosteroid và chất gây tê vào cột sống. Thuốc được truyền ngay vào vùng bị đau để giảm sưng và viêm dây thần kinh. Có thể tiêm lặp lại để đạt được hiệu quả đầy đủ. Thời gian giảm đau khác nhau, kéo dài hàng tuần hoặc hàng năm. Tiêm được thực hiện cùng với một liệu pháp vật lý trị liệu và / hoặc chương trình tập thể dục tại nhà để tăng cường cơ lưng và ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai
Thường thì thuốc Tây là phương pháp điều trị đầu tiên được rất nhiều người bệnh sử dụng bởi nó khá tiện lợi, bạn chỉ cần mua về là sử dụng được luôn theo chỉ định của bác sĩ mà không cần phải chuẩn bị nguyên liệu và chế biến mất thời gian. Đặc biệt, thuốc Tây còn có tác dụng nhanh, mang lại hiệu quả ngay lập tức trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y trong quá trình điều trị bệnh sẽ có một số hạn chế sau:
- Gây nhờn thuốc: Nếu sử dụng thuốc thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và sẽ không mang lại hiệu quả sử dụng cho lần tiếp theo. Vì vậy, bạn cần sử dụng đúng liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: Đa phần thuốc tây đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ và gây ra một số vấn đề xấu đến gan, thận, dạ dày… nếu dùng lâu dài.
- Hiệu quả ngắn: Thuốc tây tuy có hiệu quả nhanh nhưng thời gian tác dụng lại không lâu. Nếu người bệnh dừng thuốc, triệu chứng gây ra do thoái hóa cột sống vẫn có khả năng tái phát.
Điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng Đông y
Đông y điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng các biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và các bài thuốc Đông y. Đây là phương pháp điều trị an toàn và ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây nhưng hiệu quả lại chậm và người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài và cần có thời gian để sắc thuốc.
Đông y giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức, phục hồi chức năng vận động của các khớp, dây chằng, vùng gân cơ, đĩa đệm bị ảnh hưởng. Đồng thời, phương pháp Đông y còn tái lập lại trạng thái cân bằng, giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện.
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Đông y bạn cần đến thăm khám và bốc thuốc tại cơ sở có uy tín. Tránh việc tự ý bốc thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Biện pháp vật lý trị liệu
Mục tiêu của vật lý trị liệu là giúp cột sống lưng có thể hoạt động trở lại càng sớm càng tốt. Các bài tập vận động, tập thể dục rất hữu ích đối với việc chữa lành các tổn thương ở khớp và đĩa đệm nhanh hơn. Các nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các kỹ thuật nâng và đi bộ phù hợp, đồng thời họ sẽ làm việc với bạn để tăng cường và kéo căng cơ lưng dưới, cơ chân và cơ bụng. Các bài tập sẽ giúp tăng cường độ linh hoạt của cột sống, cánh tay và chân.
Mục đích của vật lý trị liệu bao gồm:
- Tăng cường các cơ cốt lõi để cải thiện hỗ trợ cột sống
- Tăng sự dẻo dai của cơ bắp
- Tăng lưu lượng máu để cải thiện việc phân phối oxy và chất dinh dưỡng đến đĩa đệm, đồng thời giúp làm sạch đĩa đệm / khớp khỏi bất kỳ sản phẩm phụ gây viêm nào.
Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác động vào các cùng bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của nó, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị hóa cột sống lưng như: massage, sóng ngắn, điện xung, các bài tập về cơ vùng lưng, kéo dãn cột sống…. nhằm tăng sức dẻo dai cho xương khớp, giảm bớt áp lực lên vùng cột sống.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà (điều trị không dùng thuốc) là tập hợp các phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, sử dụng những nguyên liệu có sẵn nhằm giảm các cơn đau nhức cấp tính hoặc mãn tính, năng ngừa quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học
Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và là điều kiện tiên quyết để bạn có được sức khỏe tổng thể tốt nhất, phòng tránh các bệnh tật. Để bảo vệ sức khỏe cho hệ thống xương khớp bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu omega-3 giúp ngăn ngừa viêm nhiễm: Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…)
- Bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể: thực phẩm trứng, sữa, nước hầm xương,…
- Bổ sung vitamin C: Các loại trái cây, quả mọng như cam, quýt, dâu tây, mận,…
- Các loại rau xanh: bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, cải bó xôi,..
Xem chi tiết : Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì để cải thiện
Thường xuyên luyện tập thể dục
Duy trì hoạt động thể chất là một biện pháp quan trọng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa cột sống lưng. Các bài tập thể dục phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng là: đi bộ, bơi lội, aerobic, yoga… Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể sản sinh endorphin (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể) và có thể giúp kiểm soát cân nặng, có thể giảm áp lực lên cột sống. Điều quan trọng là bạn không nên cố gắng tập luyện quá sức vì có thể làm tăng cơn đau.
Chú ý các tư thế hoạt động
Duy trì tư thế thích hợp giúp giảm căng thẳng cho cột sống và giảm đau hiệu quả. Điều quan trọng là phải giữ tư thế ngồi và đứng thẳng lưng và tránh khom lưng. Sử dụng cơ học tốt khi nâng vật (nâng bằng cơ chân, không phải cơ lưng dưới) giúp ngăn ngừa tổn thương thêm, tránh gây áp lực đột ngột cho khớp cột sống.
Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên đi giày cao gót sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa cho bạn. Khi mang giày cao gót, trọng tâm của bạn có xu hướng ngửa về phía trước để giữ cân bằng. Tư thế này làm cho khớp hông, cột sống lệch ra khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ khiến cho khớp bị yếu, lão hóa nhanh.
Áp dụng liệu pháp nóng/lạnh
- Chườm nóng vùng thắt lưng giúp cải thiện tuần hoàn, làm giảm co thắt và căng cơ, đồng thời cải thiện khả năng vận động. Lưu ý, liệu pháp này không áp dụng được đối với những vùng đau, có hiện tượng viêm, mủ.
- Chườm lạnh có tác dụng làm co mạch, giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn sự phát triển của tình trạng viêm nhiễm và làm tê cơn đau nhẹ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi mà bệnh tiến triển nặng và các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Mục tiêu của phẫu thuật là chấm dứt sự đau đớn, phục hồi chiều cao của đĩa đệm, ngăn chặn sự chèn ép dây thần kinh cột sống.
Phương pháp phẫu thuật điều trị gồm có:
- Phẫu thuật hợp nhất cột sống: nối một hoặc nhiều đốt sống xương với nhau để ổn định lại cột sống.
- Thay thế đĩa đệm nhân tạo: bao gồm việc loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng và lắp một thiết bị có thể chuyển động bắt chước chuyển động tự nhiên của đĩa đệm. Được làm bằng kim loại và nhựa, chúng tương tự như cấy ghép khớp háng và khớp gối.
- Cắt bỏ một phần xương cột sống thắt lưng: được chỉ định khi phần xương cột sống gây chèn ép vào rễ dây thần kinh và tủy sống.
- Cắt bỏ đĩa đệm: là phương pháp loại bỏ một phần đĩa đệm thoát ra chèn lên dây chằng và những cơ quan lân cận. Nhiều người bệnh còn phải thực hiện cấy ghép đĩa đệm nhân tạo.
Phẫu thuật có thể giúp cải thiện chức năng vận động cho người bệnh nhưng nó tiềm ẩn nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh,… Do đó, cả bác sĩ lẫn người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện.
Sử dụng sản phẩm phục hồi sụn khớp
Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp: giảm đau, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm….Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục.
Hoạt chất KGA1 trong địa liền có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây địa liền, kết hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp.
Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.
Song song với đó, thì việc kiểm soát tâm trạng, giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Khi các cơn đau hoành hành có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và có suy nghĩ tiêu cực vào tình trạng bệnh của bản thân, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn.
Để tâm trạng luôn được tốt, bạn có thể tìm hiểu một số kỹ thuật như:
- Liệu pháp thư giãn: Thiền, tập yoga, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách, tâm sự với người thân hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn thấy thoải mái.
- Trị liệu hành vi nhận thức: Được thực hiện cùng bác sĩ tâm lý.
Một số điều mà bạn cần tránh trong quá trình điều tri là: hút thuốc, tránh các động tác gây thoái hóa khớp, không làm những công việc nặng nhọc gây áp lực đến khớp…
Để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất chúng ta không thể chỉ thực hiện duy nhất một biện pháp điều trị nào cả. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp y khoa, bạn hãy thay đổi những thói quen sống lành mạnh, bổ sung chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý thì mới ngăn cản được quá trình phát triển của bệnh.
Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng có hiệu quả. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh đang ở giai đoạn nào và được tư vấn điều trị thích hợp. Việc cần làm của bạn là áp dụng điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!