Khám và điều trị bệnh Cơ xương khớp ở đâu tốt?

Ngoài quan tâm tới các phương pháp điều trị, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc về địa chỉ khám và chữa bệnh cơ xương khớp. Vì thế, ở bài viết đưới dây, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc một số tiêu chí và địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín!

Trường hợp nào nên đi khám chữa xương khớp?

Bạn nên đi khám xương khớp nếu có bất kì triệu chứng khớp nào kéo dài trên ba ngày hoặc bạn có các triệu chứng dưới đây kéo dài tron vòng một tháng:

  • Đau, nhức hoặc cứng ở một hay nhiều khớp, đặc biệt là đau vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi
  • Đau khớp tồi tệ hơn hơn sau khi hoạt động hoặc vào cuối ngày, đặc biệt là khớp hông, đầu gối và lưng dưới
  • Khớp bị hạn chế cử động khi thực hiện các hoạt động thông thường hằng ngày
  • Có tiếng lách cách hay tiếng động khác khi co duỗi khớp

Xem thêm: Nhận biết sớm các triệu chứng đau khớp

Khám cơ xương khớp ở khoa nào?

Để khám chữa các bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, bạn có thể tới các bệnh viện, phòng khám có khoa Cơ Xương khớp.

Các bác sĩ thuộc khoa Cơ xương khớp là các bác sĩ chuyên khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn về xương, khớp và cơ, chẳng hạn:

  • Các bệnh viêm khớp (thoái hóa khớp, gút,,…)
  • Các bệnh tự miên (lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, xơ cứng bì…)
  • Loãng xương
  • Tình trạng xương và khớp ở trẻ em (liên quan đến trẻ em)
  • Tình trạng cột sống (vấn đề về lưng)
  • Các chấn thương trong thể thao
  • .v.v.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khám chữa bệnh xương khớp bằng Vật lý trị liệu. Thông thường, chúng ta nghĩ vật lý trị liệu chỉ như một phương pháp hỗ trợ cho phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên không phải vậy, vật lý trị liệu cũng được coi như một phương pháp điều trị độc lập cho một loạt tình trạng bệnh.

Đối với bệnh liên quan tới cơ xương khớp, bác sĩ vật lý trị liệu có thể khám và điều trị nhiều tình trạng như:

  • Hội chứng ống cổ tay và ngón tay cò súng.
  • Rối loạn chức năng cơ xương như đau lưng, đau mỏi gối, viêm gân chóp xoay, rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).
  • Các bệnh lý thần kinh như đa xơ cứng, chấn thương sọ não.
  • Chấn thương liên quan đến thể thao
  • .v.v.

Bác sĩ vật lý trị liệu có các quyền hạn như sau:

  • Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh theo quy chế bệnh viện.
  • Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.
  • Chỉ định và hướng dẫn các phương pháp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Họ có thể chăm sóc bạn trong tất cả các giai đoạn, từ chẩn đoán ban đầu đến điều trị, phục hồi chức năng và ngăn ngừa tái phát.

Để khám chữa các bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, bạn có thể tới các bệnh viện, phòng khám có khoa Cơ Xương khớp hoặc tới các phòng khám Vật lý trị liệu (Ảnh minh họa)

Tiêu chí lựa chọn nơi khám

Để lựa chọn được địa chỉ khám cơ xương khớp tốt, bạn nên cân nhắc một số tiêu chí, dưới đây là gợi ý của chúng tôi:

Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế

Nhiều bệnh nhân khi đi khám muốn hưởng dịch vụ thăm khám từ thẻ bảo hiểm y tế, vì thế bạn có thể tới địa chỉ đăng kí khám chữa bệnh ban đầu như trên thẻ.

Nếu khám chữa bệnh trái tuyến thì theo quy định từ năm 2021, bệnh nhân sẽ được thanh toán theo mức hưởng như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%);
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh

Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến như đúng tuyến chỉ áp dụng với một số đối tượn nhất định.

Khoảng cách

Việc lựa chọn bệnh viện xa hay gần nhà cũng là một tiêu chí mà bạn nên cân nhắc. Bởi rất có thể bạn sẽ phải điều trị trong một thời gian dài và cần đi lại thường xuyên tới phòng khám. Nếu muốn việc thăm khám thuận tiện hơn, bạn nên cân nhắc lựa chọn các cơ sở y tế gần nhà. Điều này cũng giúp người thân dễ dàng chăm sóc hơn cho bạn (nếu bạn phải ở lại viện).

Đội ngũ y bác sĩ

Đây có thể nói là một trong những tiêu chí quyết định tới việc chữa bệnh của bạn. Bác sĩ có tay nghề, có kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó làm tăng tỉ lệ thành công trong điều trị, giảm nguy cơ mắc rủi ro.

Vậy nên trước khi đi khám, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện.

Cơ sở vật chất

So với trước kia, hiện nay cơ sở vật chất của các bệnh viện, phòng khám đã từng bước được nâng chuẩn hơn trước, chẳng hạn như: thiết bị y tế hiện đại, hạ tầng khang trang, phòng khám chữa bệnh kín đáo, quầy thuốc đạt chuẩn GPP, phòng trị liệu được vô trùng theo tiêu chuẩn, có các phòng bệnh khác nhau theo nhu cầu của bệnh,…

Tất cả những điều này giúp tạo điều kiện khám, chẩn đoán bệnh chính xác hơn và việc chữa bệnh đạt được hiệu quả cao hơn.

Cần cân nhắc trước khi đi khám xương khớp (Ảnh minh họa)

Thời gian khám

Các bệnh viện tuyến trung ương thường đông bệnh nhân và phải xếp hàng lấy số từ sớm, chờ trong thời gian khá dài mới tới lượt khám. Vậy nên, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu các bệnh viện, phòng khám khác ít bệnh nhân hơn nhưng vẫn đảm bảo uy tín, hiệu quả.

Chất lượng nơi khám

Hiện nay, việc tìm hiểu trước những đánh giá về chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, phòng khám nào đó là một việc khá dễ dàng. Bạn có thể đọc các bình luận trên internet, fanpage, hay các hội nhóm trên facebook, từ người thân – những người đã khám chữa bệnh tại đó,…

Từ đó, bạn sẽ loại bỏ được những địa chỉ không uy tín, bị đánh giá thấp.

Chi phí

Chi phí khám chữa bệnh cũng là vấn đề mà hầu hết các bệnh nhân quan tâm. Và thực tế, đây chính là tiêu chí ảnh hưởng nhiều tới quyết định lựa chọn nơi khám của bệnh nhân.

Cơ sở khám chữa bệnh uy tín là cơ sở có sự minh bạch, công khai và hợp lý về các chi phí. Để tìm hiểu về các chi phí này, bạn có một số cách như sau:

  • Thông thường, bảng giá khám bệnh sẽ được công khai tại cửa nơi đăng kí khám để bệnh nhân tham khảo. Bạn có thể lựa chọn khám với tiến sĩ, bác sĩ CK II hoặc khám với giáo sư, phó giáo sư,…
  • Tìm hiểu giá khám chữa bệnh tại website của bệnh viện, phòng khám (nếu nơi đó có công khai)
  • Hỏi những người đã từng khám chữa tại đó, như người thân, bạn bè, các hội nhóm facebook,…

Nên khám xương khớp ở bệnh viện công hay tư?

Đi khám cơ xương khớp ở viện công hay viện tư cũng là băn khoăn lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, không thể trả lời được rằng bệnh viện nào tốt hơn, bởi chúng đều có những ưu – nhược điểm riêng. Bạn cần phải nắm được điều này để từ đó tính toán được nhu cầu của bản thân.

Bệnh viện công

☛ Ưu điểm:

  • Uy tín lâu năm. Các bệnh viện công lập lớn thường được thành lập từ lâu đời và được giới chuyên gia cũng như bệnh nhân đánh giá cao.
  • Nhiều bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm.
  • Đầy đủ trang thiết bị, máy móc giúp khám và chẩn đoán bệnh
  • Chi phí vừa phải, thấp hơn nhiều so với các bệnh viện, phòng khám tư

☛ Nhược điểm:

  • Đông đúc. Do là bệnh viện lớn nên các bệnh viện công luôn trong tình trạng rất đông bệnh nhân, đôi khi còn bị quá tải. Ngành Y tế nói chung vẫn đang tập trung giải quyết bài toán này ở các bệnh viện tuyến trên nhưng vẫn chưa khả quan.

Bệnh viện, phòng khám tư uy tín

Chúng ta cần nhấn mạnh từ “uy tín”, như vậy mới có sự công bằng và hợp lý khi so sánh hệ thống y tế tư nhân với các bệnh viện công lớn.

☛ Ưu điểm:

  • Cơ sở hạ tầng rộng rãi, chuyên nghiệp. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám tư mở ra với không gian rộng, vị trí địa lý đắc địa cùng sự đầu tư cơ sở hạ tầng rất mạnh mẽ.
  • Có sự đầu tư máy móc thiết bị. Nhiều bệnh viện, phòng khám tư mở ra và xác định chỉ một mục tiêu mũi nhọn, từ đó họ tập trung đầu tư rất mạnh về các trang thiết bị thuộc ngành đó.
  • Dịch vụ tốt, không mất nhiều thời gian chờ. Đây có thể nói là một điểm khác biệt lớn giữa viện công và viện tư.
  • Có các chuyên gia, bác sĩ thăm khám. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy các bệnh viện, phòng khám tư nhân cũng có những bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm được mời về thăm khám cho bệnh nhân.

☛ Nhược điểm:

  • Mức giá thường đắt hơn so với viện công, thậm chí nhiều viện tư đắt hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng thẻ BHYT theo quy định của nhà nước. Lưu ý: một số đơn vị có thể chỉ sử dụng thẻ BHYT của tư nhân hoặc một hãng nhất định nào đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi tới khám.

Khám xương khớp ở đâu tốt?

Địa chỉ ở Hà Nội

☛ Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Từ trước tới nay, bệnh viện Bạch Mai luôn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của nhân dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.

Hiện tại, khoa Cơ xương khớp của bệnh viện có các phòng chức năng của gồm: tiêm khớp; siêu âm (4D và 2D); nội soi khớp, cấp cứu, tư vấn chuyên khoa, tập vận động, phòng điều trị ban ngày; được trang bị nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại.

Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch Mai hiện áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh bằng kỹ thuật cao, như:

  • Điều trị thoái hóa khớp và phần mềm quanh khớp bằng phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu.
  • Điều trị thoái hóa khớp bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân (phối hợp trung tâm gen trị liệu).
  • Ứng dụng liệu pháp sinh học trong điều trị các bệnh tự miễn.
  • Nội soi khớp, gửi chuẩn đoán và điều trị 1 số bệnh lý khớp gối.

Tuy nhiên, đây là bệnh viện tuyến TW nên số lượng bệnh nhân tới khám rất đông.

☛ Bệnh viện Thể Thao Việt Nam

Địa chỉ: Đường Đỗ Xuân Hợp – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện trực thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam. Chức năng của bệnh viện là tổ chức khám, chữa bệnh, điều trị chấn thương, phục hồi chức năng cho các vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên cùng các cán bộ, công viên chức ngành Thể dục thể thao cùng nhân dân trên cả nước có nhu cầu.

Bệnh viện được thành lập từ năm 2007 và sau hơn 13 năm đi vào hoạt động, đây đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín cho nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện gồm nhiều khoa khác nhau, trong đó các khoa có thể khám – chữa bệnh cơ xương khớp là:

  • Khoa Nội Tổng hợp. Phòng 303 – Tầng 3
  • Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và tạo hình. Phòng 221 – Tầng 2.
    Khoa Y học cổ truyền. Phòng 106 – Tầng 1.

Các chuyên khoa này được đảm nhiệm bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tiêu biểu gồm: BS. CKII Lê Thanh Tùng, TS.BS Phạm Quang Thuận, BS.CKI Phan Thị Thu,  Hương, BS.CKII Đỗ Văn Vĩnh, BS.CKI Nhâm Văn Lạc, BS.CKI Chu Thị Lê Hằng…

☛ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, đây là trung tâm phẫu thuật lớn nhất cả nước và khoa Xương chính là một trong những khoa góp phần làm nên sự phát triển này của bệnh viện.

Từ sau năm 1945, khoa Xương của bệnh viện có tên là khoa Chấn thương chỉnh hình (bao gồm khoa chấn thương chỉnh hình và phòng khám xương). Khoa có nhiệm vụ khám chữa bệnh, điều trị bảo tồn các bệnh thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Tới tháng 1/2012, phòng khám xương đã tách ra khổi khoa chấn thương và thành lập khoa Khám xương và điều trị ngoại trú (trực thuộc viện Chấn thương chỉnh hình).

☛ Bệnh viện E Đa khoa Trung ương

Địa chỉ: Khối nhà I (4 tầng) – Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa TW hạng I trực thuộc Bộ Y tế. Trong đó, khoa cơ xương khớp là một trong những khoa có truyền thống của bệnh viện. Khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị giúp hỗ trợ chẩn đoán đầy đủ.

Phương châm của đội ngũ thầy thuốc thuộc khoa ương khớp nói riêng và của bệnh viện nói chung là: “Chăm sóc người bệnh toàn diện bằng những phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả nhất với tấm lòng thầy thuốc như mẹ hiền”.

☛ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một bệnh viện tuyến Trung ương, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Hiện nay, đây chính là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu của nhiều bệnh nhân và trở thành bệnh viện thuộc Top lớn ở khu vực phía Bắc.

Để khám chữa bệnh cơ xương khớp ở bệnh viện Đại học Y, bạn có thể tới khoa Nội cơ xương khớp. Tại đây, khoa có các Ths, TS.BS nổi tiếng như: Ths.BS Phạm Văn Tú, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, TS.BS Phạm Hoài Thu,…

Ngoài khám tại khoa này, bệnh nhân cũng có thể tới Trung tâm Y khoa số 1. Đây là phòng khám dịch vụ chất lượng cao trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nơi đây có nhiều chuyên gia đầu ngành ở nhiều chuyên khoa khác nhau, hiện đang hoặc đã công tác tại một số bệnh viện uy tín lớn, như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Nội tiết Trung Ương…

☛ Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Địa chỉ: 458 Đ. Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây là một bệnh viện tư nhân, có chi phí khá cao. Nhưng bù lại, cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ của bệnh viện Vinmec được đầu tư rất bài bản và đồng bộ.

Khoa cơ xương khớp của bệnh viện gồm có 3 chuyên khoa là: Nội cơ xương khớp, Ngoại cơ xương khớp và Phục hồi chức năng. Các bác sĩ thuộc 3 khoa này có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và không ngừng học hỏi các phương pháp điều trị tiên tiến. Đồng thời, khoa cũng được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, có thể thực hiện nhiều kỹ thuật phẫu thuật phức tạp.

☛ Phòng khám trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ ACC

Số 44 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC) được thành lập từ năm 2006 và là đợ vị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam. Phương châm của phòng khám là “Chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”, ACC giúp chữa lành các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống cũng như các chấn thương thể thao. Kể từ khi thành lập tới nay, AAC đã chữa trị thành công nhiều bệnh lý cấp và mãn tính như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, đau dầu, đau vai, đau cổ tay, đau đầu gối, đau mắt cá,…

Ngoài đội ngũ bác sĩ trong nước, phòng khám còn tập trung các bác sĩ giỏi tới từ nước ngoài như Mỹ, Canada, Pháp, NewZealand, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Địa chỉ ở Hồ Chí Minh

☛ Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115 được thành lập ngày 30/11/2009, tiền thân từ Đơn vị Cơ xương khớp (Khoa Nội tiết).

Khoa đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh về hệ cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút, loãng xương, và các bệnh tự miễn như lupus và xơ cứng bì…

Khoa không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị và nghiên cứu y học, tất cả nhằm vào ưu tiên số 1 là chăm sóc cho bệnh nhân. Ngoài ra, khoa còn phối hợp với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham gia giảng dạy và tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

☛ Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối của cả nước. Đây là nơi mà mọi bệnh nhân đặt niềm tin tuyệt đối khi tới khám chữa bệnh.

Khoa Nội Cơ Xương Khớp của bệnh viện chủ yếu khám và điều trị nhiều bệnh như: các bệnh viêm khớp tự miễn, các bệnh tự miễn hệ thống, loãng xương, thoái hóa khớp, các bệnh lý phần mềm cạnh khớp cùng nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM

Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM

Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược là bệnh viện TW cùng với bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác. Ban đầu bệnh viện là phòng khám đa khoa, sau đó phát triển thành cấp bệnh viện. Cho tới nay, sau hơn 25 năm thành lập, bệnh viện đã và đang trên con đường phát triển thành một bệnh viện quy mô quốc tế với đội ngũ là những thầy thuốc, bác sĩ đầu ngành, đây cũng trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của nhiều bệnh nhân.

Đơn vị Cơ – Xương – Khớp thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM hiện khám và điều trị nhiều bệnh lý như: các bệnh thoái hóa khớp, bệnh lý phần mềm và rối loạn ngoài khớp, các bệnh khớp chuyển hóa, bệnh nhiễm khuẩn khớp, loãng xương, các bệnh khớp tự miễn,… Thực hiện thủ thuật trong chẩn đoán và điều trị: chọc hút dịch khớp, tiêm nội khớp, tiêm bao gân…

☛ Phòng mạch Xương Khớp Việt – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh 

Địa chỉ: Số 24/2 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM

TS.BS Tăng Hà Nam Anh là một trong những bác sĩ có chuyên môn giỏi về các bệnh lý xương khớp. Ông hiện đang làm việc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Đại học Y Dược TPHCM, cũng như giữ nhiều chức vụ quan trọng khác. Phòng khám của ông là địa chỉ được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng tìm đến để khám chữa bệnh về chấn thương chỉnh hình và chấn thương thể thao cũng như các vấn đề về xương khớp khác.

Phòng khám của TS.BS Tăng Hà Nam Anh gồm 3 phòng khám chính với nhiều thiết bị tiên tiến như máy đánh shockwave, máy chiếu lazer năng lượng cao, nhà thuốc…

Các tỉnh, thành phố khác

Với các tỉnh thành phố khác, bệnh có thể tới các bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám gần nơi mình sinh sống.

Tổng kết

Trên đây, chúng tôi đã gửi tới các bạn một số thông tin về việc khám chữa cơ xương khớp và gợi ý một số địa chỉ khám bệnh uy tín. Tuy nhiên danh sách này không phải là một danh sách đầy đủ, bạn có thể tham khảo thêm các địa chỉ khác trên internet và dựa vào các tiêu chí để lựa chọn được địa chỉ uy tín phù hợp với mình.

Bài viết liên quan