Các thuốc điều trị viêm khớp háng hiệu quả

Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng, cùng với việc tập thể dục và quản lý cân nặng. Vậy viêm khớp háng uống thuốc nào? Làm thế nào để sử dụng các loại thuốc này một cách an toàn?

Viêm khớp háng – Các loại thường gặp

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể ảnh hưởng đến khớp háng. Loại viêm khớp mà bạn mắc phải sẽ ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị của bạn. Trong các loại viêm khớp, có 5 loại chính thường ảnh hưởng đến khớp hàng, gồm:

  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm khớp vảy nến

Đây đều là các loại viêm khớp mãn tính và không có cách chữa khỏi hoàn toàn cho bất kì loại viêm khớp nào. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hoặc/và các phương pháp trị liệu khác có thể giúp giảm đau, kiểm soát triệu chứng và sự tiến triển của bệnh.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm khớp háng và những điều có thể bạn chưa biết

Về các loại thuốc điều trị viêm khớp háng, như đã nói ở trên, mỗi loại viêm khớp cần sử dụng các loại thuốc khác nhau. Về cơ bản, 5 loại viêm khớp háng thường gặp ở trên sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc uống như sau:

  • Thuốc chữa viêm xương khớp: các loại thuốc giảm đau như paracetamol, opioid; thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc chống trầm cảm; thuốc corticoid.
  • Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: NSAID, thuốc corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc sinh học,
  • Thuốc chữa viêm cột sống dính khớp: NSAID, DMARDs, thuốc sinh học, thuốc corticoid, các loại thuốc giảm đau nếu cần thiết.
  • Thuốc chữa lupus ban đỏ hệ thống: NSAID, thuốc chống sốt rét, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc khác (Bởi vì bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, vì thế nhiều người cần sử dụng thêm các loại thuốc khác tùy thuộc vào các triệu chứng của họ. Chúng có thể bao gồm: statin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc giúp xương chắc khỏe, thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác).
  • Thuốc chữa viêm khớp vảy nến: NSAID, DMARDs, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học, chất ức chế Enzyme, thuốc corticoid.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loạn thuốc này.

Mỗi loại viêm khớp háng cần sử dụng các loại thuốc khác nhau (Ảnh minh họa)

Viêm khớp háng uống thuốc gì?

Paracetamol

Paracetamol thường là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ khuyên dùng để giúp làm giảm tất cả các loại đau cơ xương bao gồm cả viêm khớp háng. Không giống như ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác, paracetamol không có hiệu quả trong việc giảm viêm do viêm khớp.

Người ta cho rằng paracetamol hoạt động trong não để ngăn chặn việc giải phóng các chất làm tăng cơn đau. Sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút, cơn đau do viêm khớp háng sẽ giảm đi.

Opioid

Thuốc opioid không phải là lựa chọn đầu tay để điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp háng, tuy nhiên với các cơn đau khớp nghiêm trọngg hoặc khi các phương pháp giảm đau khác không mang lại tác dụng, bác sĩ có thể kê đơn opioid, gồm các loại như: tramadol (Ultram, ConZip), oxycodone (OxyContin, Roxicodone,…), hydrocodone (Hysingla, Zohydro ER),.v.v.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể opioid trong não và ngăn chặn các tín hiệu đau gửi tới não. Tuy nhiên, cũng tương tự như paracetamol, thuốc này không có tác dụng làm giảm sưng viêm – một trong nhưng nguyên nhân gây đau khớp.

Thuốc tramadol

Thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm rất phổ biến ở những người bị viêm khớp háng và nó có thể khiến các cơn đau do viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Việc uống thuốc chống trầm cảm có thể giúp giải quyết mối quan hệ này bằng cách làm giảm cả chứng trầm cảm và đau đớn ở những người bị viêm khớp háng.

Thuốc chống trầm cảm duloxetine (hay còn gọi là Cymbalta) đã được FDA chấp thuận để điều trị đau mãn tính (bao gồm cả đau xương khớp) vào năm 2010 dựa trên hai nghiên cứu cho thấy rằng, thuốc này có hiệu quả điều trị đau ngang với NSAID. Nhưng cho đến nay, rất ít bệnh nhân tiếp nhận nó như một phương pháp điều trị giảm đau.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là làm giảm viêm cấp tính, từ đó giúp giảm đau do viêm khớp háng và cải thiện chức năng khớp. NSAID cũng có thể làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, độc lập với tác dụng chống viêm của chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những loại thuốc này không làm thay đổi tiến trình của bệnh viêm khớp háng hoặc ngăn chặn sự phá hủy khớp.

NSAID hoạt động bằng cách ức chế sản xuất các prostaglandin (một chất trung gian gây viêm và đau), thông qua việc ngăn chặn các enzym cyclooxygenase (COX-1 và COX-2).

NSAID không kê đơn có ibuprofen và naproxen; NSAID kê đơn gồm meloxicam, etodolac, nabumetone, sulindac, tolementin,…

Thuốc Naproxen

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) hay DMARDs truyền thống là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh khác như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến và lupus ban đỏ hệ thống.

Mặc dù cả NSAID và DMARDs đều cải thiện các triệu chứng của viêm khớp đang hoạt động, nhưng chỉ có DMARDs mới được chứng minh là có thể làm thay đổi tiến trình bệnh và cải thiện kết quả chụp X-quang. Thuốc này có khả năng làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp, từ đó giúp giảm đau, viêm, giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp, bảo tồn cấu trúc và chức năng của khớp bị tổn thương. Chúng có hiệu quả trong vài tuần tới nhiều tháng và không được thiết kế để có làm giảm các triệu chứng ngay lập tức.

Các DMARDs phổ biến bao gồm: methotrexate (Trexall, Otrexup,…), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).

Thuốc sinh học

Nhóm thuốc này thường được sử dụng cùng với DMARDs. Chúng là các loại thuốc được sản xuất bằng kỹ thuật sinh học phân tử (DNA tái tổ hợp). Thuốc nhắm vào các phân tử trên các tế bào của hệ thống miễn dịch, khớp và các sản phẩm được tiết ra trong khớp, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc giảm viêm, phòng chống tổn thương khớp.

Có nhiều loại thuốc sinh học khác nhau, như: thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF), thuốc ức chế tế bào B (B-cell depletion), thuốc ức chế Interleukin-6 (IL-6),…

Tất cả các loại thuốc này đều được dùng qua đường tiêm.

Một loại thuốc thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF)

Thuốc corticoid

Thuốc corticoid hay steroid, corticosteroid là một loại thuốc tổng hợp gần giống với hormone cortisol có trong cơ thể chúng ta. Khi vào cơ thể, steroid làm giảm sản xuất các hóa chất gây viêm để giảm thiểu tổn thương mô, giảm đau, sưng và cứng khớp; đồng thời làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào bạch cầu, từ đó ngăn chặn các cơn bùng phát. Có một số bằng chứng cho thấy steroid cũng làm giảm sự thoái hóa của xương.

Một số loại steroid đường uống phổ biến là: prednisone (Prednisone Intensol, Rayos), cortisone (Cortef), dexamethasone (Dexpak Taperpak, Decadron, Hexadrol), methylprednisolone (Depo-Medrol, Medrol, Methacort, Depopred, Predacorten),.v.v.

Thuốc chống sốt rét

Thuốc chống sốt rét là thuốc kê đơn được sử dụng cùng với steroid và các loại thuốc khác. Hiện nay, hai loại thuốc chống sốt rét thường được kê toa cho bệnh lupus là hydroxychloroquine (Plaquenil) và chloroquine (Aralen). 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngoài việc chống sốt rét, thuốc này cũng giúp chữa bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Các thuốc này hoạt động tốt với các trường hợp SLE từ nhẹ đến trung bình. Chúng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của lupus như sưng khớp và phát ban trên da. Tuy nhiên thuốc sẽ không phản ứng nhanh như khi dùng steroid, có thể mất vài tháng kể từ khi bắt đầu dùng thuốc bạn mới thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là các loại thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm và hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Chúng đặc biệt được sử dụng khi steroid không thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lupus, hoặc khi bệnh nhân không thể dùng steroid liều cao.

Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để trị lupus ban đỏ hệ thống là: cyclophosphamide (Cytoxan), methotrexate (Rheumatrex), azathioprine (Imuran).

Chất ức chế enzym

Apremilast (Otezla) là một chất ức chế enzym phosphodiesterase-4 (PDE4), từ đó ngăn chặn và làm chậm tác động gây viêm của enzym này trong bệnh viêm khớp vảy nến. Thuốc có tác dụng giảm đau, sưng, đồng thời cải thiện tính linh hoạt ở các khớp bị ảnh hưởng. 

Uống thuốc chữa viêm khớp háng có tác dụng phụ gì không?

Các loại thuốc điều trị viêm khớp háng kể trên đều có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng. Có những tác dụng phụ thường gặp và tác dụng phụ hiếm gặp, tùy từng loại thuốc mà các tác dụng phụ sẽ khác nhau. Khả năng bạn bị tác dụng phụ do thuốc có liên quan đến tuổi, cân nặng, giới tính và sức khỏe tổng thể của bạn.

Dưới đây là một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi uống thuốc điều trị viêm khớp háng:

Paracetamol: phát ban trên da, thở khò khè, tức ngực hoặc cổ họng, khó thở, khó nói, sưng miêng, môi, lưỡi, cổ họng,…

– Opioid: buồn nôn, nôn, táo bón, ngứa, chóng mặt, khô miệng, trạng thái nhầm lẫn cấp tính, ngừng hô hấp bất thường. Thuốc cũng có thể gây lệ thuộc do có khả năng làm an thần, hưng phấn,…

Thuốc chống trầm cảm: buồn nôn, khô miệng, táo bón, chán ăn, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng tiết mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, tăng huyết áp, tiêu chảy…

NSAID: khó tiêu, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, phản ứng dị ứng, loét dạ dày,…

DMARDs: bụng khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc, loét miệng, phát ban hoặc phản ứng da nghiêm trọng, các vấn đề về gan, thận hoặc phổi,…

Thuốc sinh học: nhóm thuốc này đạt hiệu quả kiểm soát tốt bệnh, tuy nhiên tác dụng phụ đáng ngại nhất của nó là làm tăng nhiễm khuẩn cơ hội, nhiễm virus (đặc biệt virus viêm gan B, C), lao và ung thư. Do vậy, trước khi chỉ định thuốc sinh học, bệnh nhân cần phải được sàng lọc các nhiễm trùng này theo một quy trình nghiêm ngặt.

Thuốc corticoid: mụn, nhìn mờ, đục thủy tinh thể, dễ bầm tím, khó ngủ, huyết áp cao, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, nhức đầu, buồn nôn,…

Thuốc chống sốt rét: Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu , mất ngủ, ngủ mơ, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai. Hiếm gặp: lo lắng cấp tính, trầm cảm, bồn chồn, lú lẫn, ảo giác,…

Thuốc ức chế miễn dịch: viêm bàng quang xuất huyết, suy buồng trứng sớm, nhiễm trùng, bệnh ác tính thứ phát (đặc biệt là làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang), tăng kích thích dạ dày, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, xuất hiện các vết loét và loét miệng,…

Chất ức chế enzym: tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, nhiễm trùng đường hô hấp trên, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau bụng, mệt mỏi, nôn mửa, phiền muộn, áp xe răng, khó tiêu,…

Ngoài ra, trong quá trình uống thuốc điều trị viêm khớp háng, bạn cũng có thể gặp phải một số hội chứng sau:

  • Các biểu hiện viêm khớp gia tăng (thường xuất hiện khi mới sử dụng thuốc, tuy nhiên đây là biểu hiện cho thấy thuốc bắt đầu tác dụng và các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần theo thời gian)’
  • Tăng thân nhiệt
  • Tên hoặc cảm giác kiến bò
  • Mẩn đỏ
  • Đỏ mắt
  • Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây
  • Ho và đau ngực
  • .v.v.

Nên làm gì nếu gặp tác dụng phụ?

Nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc:

  • Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải một tác dụng phụ nghiêm trọng gây nguy hiểm tới tính mạng, hãy gọi cấp cứu y tế 115.
  • Nếu các tác dụng phụ nhẹ đã được bác sĩ cảnh báo từ trước, bạn có thể tự đối phó hoặc gọi cho bác sĩ của mình.

Đừng tự ý ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện trước với bác sĩ.

Cách hạn chế/kiểm soát tác dụng phụ của thuốc?

Có nhiều cách để bạn có thể ngăn ngừa và chuẩn bị cho các tác dụng phụ. Trước khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ về:

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và những tác dụng phụ bạn có thể mắc phải.
  • Chúng có thể bắt đầu sau bao lâu
  • Chúng có thể tự biến mất không
  • Bạn có thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn chúng. Ví dụ, uống thuốc với thức ăn hoặc vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Bạn có thể làm gì để kiểm soát các tác dụng phụ nhẹ.
  • Khi nào cần gọi điện và nên gọi ai để được giúp đỡ nếu gặp phải các tác dụng phụ.
  • Liệu bạn có thể uống rượu khi đang dùng thuốc hay không.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát một số tác dụng phụ thường gặp do thuốc.

– Táo bón:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả;
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục

Buồn ngủ, mệt mỏi:

  • Vấn đề này có thể biến mất khi cơ thể bạn quen với thuốc.
  • Hỏi bác sĩ xem bạn có thể uống thuốc trước khi đi ngủ không.
  • Không lái xe hoặc vận hành thiết bị khi bạn cảm thấy buồn ngủ.

Tiêu chảy:

  • Ăn thức ăn nhẹ, ít chất xơ, chẳng hạn như sốt táo, cơm, sữa chua.
  • Tránh thức ăn cay và chất béo cho tới khi cảm thấy tốt hơn

Chóng mặt:

  • Đứng dậy từ từ từ tư thế ngồi hoặc nằm

– Khô miệng:

  • Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường.
  • Uống từng ngụm nước thường xuyên trong ngày.

– Nhức đầu, chóng mặt:

  • Những dấu hiệu này có thể biến mất khi cơ thể bạn quen với thuốc.
  • Hỏi bác sĩ loại thuốc bạn có thể dùng để trị đau đầu.

– Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng:

  • Vấn đề này có thể biến mất khi cơ thể bạn quen với thuốc.
  • Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng liều thấp hơn.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp háng

Song song với việc uống thuốc, người bị viêm khớp háng cũng nên sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị, như Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là sản phẩm có công dụng:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, với thành phần chính gồm:

  • Collagen typ II
  • Hoạt chất KGA1 (chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền)
  • Tang ký sinh
  • Ngưu tất
  • Phòng phong
  • Đương quy
  • Thổ phục linh
  • Hy thiêm
  • Xuyên khung
  • Quế chi

Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là thành phần Collagen typ II không biến tính – là nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và hoạt chất KGA1 được chiết xuất thành công nhờ công trình nghiên cứu 6 năm của PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự, giúp giảm đau chống viêm hiệu quả, dung nạp tốt, an toàn khi sử dụng lâu dài.

Tìm hiểu thêm về KGA1 qua bài viết: Cây địa liền chữa đau xương khớp

Kết luận

Thuốc là một trong các phương pháp điều trị viêm khớp háng hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đây là một vấn đề hết sức bình thường trong quá trình điều trị bất cứ căn bệnh nào. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các tác dụng phụ này và cần gọi cho bác sĩ kịp thời.

Bài viết liên quan