Các phương pháp chữa đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Đau nhức xương khớp rất phổ biến, nó có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất kì lúc nào trong cuộc đời, gây ra những ảnh hưởng từ ít tới nhiều cho cuộc sống của bạn, thậm chí, nó có thể gây tàn tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, hiện tại đã có nhiều phương pháp chữa đau xương khớp rất hiệu quả. Trong tương lai, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sẽ có thêm nhiều hướng đi mới cho bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp.

Tổng quan việc điều trị đau khớp

Đau nhức xương khớp rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chức năng và khiến chất lượng cuộc sống của một người kém hơn.

Đau khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân, điều này phản ánh sự đa dạng của các loại bệnh khớp. Nó có thể phát sinh từ viêm, thoái hóa sụn, lắng đọng tinh thể, nhiễm trùng hay chấn thương. Vì thế, mục đích ban đầu của việc đánh giá một bệnh nhân bị đau nhức xương khớp là xác định nguồn gốc của các triệu chứng khớp và xác định loại sinh lý bệnh chịu trách nhiệm cho sự hiện diện của chúng. Đây chính là tiền đề để đưa ra được cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị.

Các triệu chứng đau khớp có thể phát sinh từ các cấu trúc bên trong hoặc liền kề khớp (gân, dây chằng, xương, cơ lân cận), đôi khi là từ các vị trí xa hơn (cơ quan nội tạng, rễ thần kinh).

Sinh lý bệnh cơ bản của bệnh khớp gồm viêm bao hoạt dịch, lắng đọng tinh thể, bệnh lý dây thanh, nhiễm trùng và các biến dạng cấu trúc hoặc cơ học. Các loại bệnh khớp này thường không loại trừ lẫn nhau mà cùng tồn tại, ví dụ: bệnh nhân bị lắng đọng tinh thể trong bệnh thoái hóa khớp; bị viêm màng hoạt dịch trong bệnh lý khớp hay bị phá hủy sụn trong viêm màng hoạt dịch mãn tính.

Mục tiêu của việc điều trị đau khớp là giảm đau, viêm,  sưng, cứng khớp; cải thiện hoặc duy trì phạm vi chuyển động, vận động của khớp; nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Có nhiều phương pháp tiếp cận và điều trị bệnh khớp, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ chỉ định và cá nhân hóa việc điều trị. Phần dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị đau nhức xương khớp.

Có nhiều phương pháp tiếp cận và điều trị bệnh khớp, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe tổng thể (Ảnh minh họa)

Các phương pháp chữa bệnh đau khớp

Điều trị không dùng thuốc

Đây là các phương pháp điều trị tại nhà, thường áp dụng với các tình trạng đau nhẹ hoặc sau khi kiểm soát cơn đau bằng các phương pháp khác, thực hiện các phương pháp này để quản lý bệnh, ngăn ngừa tái phát.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh lý đau xương khớp.

☛ Cho khớp nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi 2-3 ngày, tránh các hoạt động liên quan đến khớp bị đau giúp bạn chống lại sự mệt mỏi, giảm đau và căng cơ. Từ đó tạo điều kiện để khớp có thể phục hồi, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể để vượt qua cơn đau.

 Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, bạn nên bắt đầu vận động trở lại, từ nhẹ nhàng rồi dần dần quay trở lại cuộc sống bình thường. Điều này giúp phòng tránh tình trạng cứng khớp – là nguyên nhân khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Việc nghỉ ngơi, tránh các hoạt động liên quan đến khớp bị đau giúp bạn chống lại sự mệt mỏi, giảm đau và căng cơ (Ảnh minh họa)

☛ Chườm nóng hoặc lạnh. Nhiệt lạnh có tác dụng giảm sưng viêm, phù nề, thích hợp với các cơn đau cấp tính ngay sau chấn thương. Nhiệt nóng tạo ra sự giãn mạch, tăng cung cấp oxy và chất dinh dương tới khớp, loại bỏ các chất thải, vì thế rất hữu ích trong các trường hợp đau khớp do co thắt cơ, co cứng, viêm bao hoạt dịch,

☛ Nâng khớp. Nếu có thể, hãy nâng khớp cao hơn mức tim của bạn, đây cũng là cách giúp giảm sưng đau, phù nề rất hiệu quả. Ví dụ: nếu khớp mắt cá chân của bạn bị sưng đau, hãy nằm xuống với gối đặt thoải mái dưới chân để nâng mắt cá chân lên.

☛ Đeo nẹp khớp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo nẹp khớp. Nó giúp mang lại một số lợi ích như: tăng cường sự ổn định cho khớp, giảm đau, sưng, giảm áp lực, tăng tự tin cho bạn khi thực hiện một số hoạt động nhất định… Có nhiều loại nẹp khớp, chẳng hạn: nẹp dự phòng giúp bảo vệ bạn khỏi chấn thương khi chơi thể thao; nẹp chức năng hoặc hỗ trợ nếu bạn đã bị chấn thương; nẹp phục hồi để bạn hạn chế cử động khớp, tạo điều kiện để khớp có thời gian lành thương. Bác sĩ sẽ là người chỉ định cho bạn loại nẹp phù hợp.

☛ Dụng cụ hỗ trợ vận động. Một số dụng cụ hỗ trợ vận động như gậy chống, dụng cụ chỉnh hình bàn chân,… cũng là các phương pháp giúp giảm đau và cải thiện chức năng cho khớp.

☛ Bảo vệ khớp. Bảo vệ khớp có nghĩa là làm giảm sự hao mòn và các áp lực lên khớp, giúp khớp không bị tổn hại và biến dạng nhiều hơn. Nó bao gồm một số hành động sau:

  • Giảm: trọng lượng lên khớp (bằng việc quản lý cân nặng), thời gian sử dụng khớp (cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động), các chuyển động lặp đi lặp lại;
  • Thực hiện theo các quy tắc: tránh ngồi lâu ở cùng một vị trí, thực hiện tư thế tốt, không lạm dụng khớp trong thời gian bùng phát bệnh, thực hành các bài tập về phạm vi chuyển động và các bài tập củng cố.

☛ Tuân chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống không chữa khỏi bệnh đau khớp, nhưng nó cung cấp cho bạn các “nguyên liệu” cần thiết để có một sức khỏe tốt, một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, tất cả những điều này là tiền đề để đẩy lùi bệnh tật, bao gồm cả những cơn đau khớp.

– Xem thêm: Ăn gì và kiêng gì khi bị đau nhức xương khớp?

Chế độ ăn uống không chữa khỏi bệnh đau khớp, nhưng nó cung cấp cho bạn các “nguyên liệu” cần thiết để có một sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

☛ Mát–xa. Phương pháp điều trị tự nhiên này đã có lịch sử hàng ngàn năm và ngày nay được khoa học hiện đại chứng minh là có thể giúp giảm đau trong nhiều bệnh lý, bao gồm cả đau nhức xương khớp. Bạn có thể thực hiện mát-xa tại nhà với một số động tác đơn giản hoặc tìm kiếm một bác sĩ vật lý trị liệu.

☛ Sử dụng tinh dầu. Trong tinh dầu có chứa một loạt các hợp chất (đôi khi lên tới 300 loại) và chúng mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, như thu hút khứu giác, thúc đẩy phản ứng sinh lý cân bằng, trực tiếp kích thích phần não ảnh hưởng đến cảm xúc, nhịp tim, huyết áp và hô hấp,… Điều này giúp mang lại hiệu quả giảm đau, làm thư giãn, tăng cường cảm xúc tích cực (mệt mỏi, trầm cảm là vấn đề mà nhiều bệnh nhân bị đau xương khớp mãn tính gặp phải, nó mang lại những ảnh hưởng vật lý trực tiếp tới cơ thể, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa đau ↔ trầm cảm).

Có nhiều cách để sử dụng tinh dầu, như:

  • Sử dụng bộ khuyếch tán tinh dầu để tăng thư giãn, giảm mệt mỏi. Một số loại tinh dầu thích hợp là: tinh dầu oải hương, cam chanh, hoa cú, ylang-ylang (nghệ tây), hoa nhài,…
  • Mát-xa với một số loại tinh dầu giúp giảm đau như tinh dầu nghệ, gừng, bạc hà, lộc đề xanh (wintergreen), bạch đàn,… (Lưu ý, cần xoa tinh dầu với dầu dẫn, trách xoa trực tiếp vì có thể gây kích ứng)

☛ Thở sâu. Thở sâu giúp bạn có được sự bình tĩnh và “tắt” các thụ thể gây căng cơ – là nguyên nhân khiến cơn đau tồi tệ hơn. Thêm vào đó, khi bạn tập trung hít thở, não sẽ đưa bạn ra khỏi những suy nghĩ về cơn đau.

Có nhiều cách thở sâu khác nhau, bạn có thể tìm hiểu và làm theo hướng dẫn tại các website uy tín trên internet.

Thở sâu giúp bạn có được sự bình tĩnh và “tắt” các thụ thể gây căng cơ (Ảnh minh họa)

☛ Thiền. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, thiền là một trong những hình thức giúp giảm đau khớp rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp mang đến sự bình tĩnh và khiến bạn đối phó với những thách thức của bệnh tật tốt hơn. Tuy nhiên, để thấy được lợi ích của thiền, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên.

Thiền cũng tương tự như thở sâu, nó tập trung vào hơi thở của bạn và không đòi hỏi bất kì niềm tin tâm linh nào. Vì thế, ai cũng có thể thực hiện thiền.

☛ Sử dụng các sản phẩm bổ sung. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm thuộc nhóm TPCN giúp hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh lý xương khớp. Một trong số đó là viên uống Khương Thảo Đan – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với thành phần chính là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ cây địa liền, có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường; kết hợp cùng collagen type II không biến tính và bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh, sản phẩm giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả.

– Tìm hiểu thêm: Khương Thảo Đan là sản phẩm gì?

Điều trị bằng thuốc uống (Liệu pháp dược lý)

Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị đau nhức xương khớp, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn.

Một số loại thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm là:

Paracetamol. Là loại thuốc được nhiều người lựa chọn để làm giảm các cơn đau khớp từ nhẹ tới trung bình. Nó hiệu quả ở nhiều loại bệnh khớp và ở mọi lứa tuổi. Cơ chế hoạt động của paracetamol chưa được hiểu rõ, nhưng nhiều ý kiến cho rằng nó ức chế hoạt động của một số thụ thể gây đau.

Thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng nhiều hơn liều khuyến cáo, chẳng hạn gây tổn thương gan, thở khò khè, phát ban trên da, sưng miệng, môi, lưỡi, họng,…

☛ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Loại thuốc này có ở cả 2 dạng là kê đơn (ibuprofen, aspirin, naproxen) và không kê đơn (atri naproxen, celecoxib, oxaprozin,…). NSAID kê đơn có tác dụng mạnh hơn NSAID không kê đơn, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nếu sử dụng sai cách.

NSAID có thể gây khó chịu cho dạ dày, gây ra các vấn đề tim mạch, chảy máu và tổn thương gan, thận.

NSAID giảm đau và viêm bằng cách ức chế tổng hợp enzym COX (cyclo-oxygenase), từ đó ngăn chặn hình thành nên prostaglandin – là một chất gây viêm, đau và làm dây thần kinh cảm giác đau trở nên nhạy cảm hơn.

Một loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn

☛ Duloxetine (Cymbalta). Đây là một loại thuốc chống trầm cảm nhưng cũng được chấp thuận để điều trị đau mãn tính, bao gồm cả đau nhức xương khớp.

Opioids. Đây là một nhóm thuốc giảm đau mạnh, có cơ chế hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hóa, làm giảm khả năng truyền tín hiệu đau từ khớp lên não của chúng, từ đó khiến người bệnh không cảm nhận được cơn đau nhức.

Nhóm thuốc này được chấp thuận rộng rãi để sử dụng cho cả đau vừa và đau nặng, và đã được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho đau khớp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị hạn chế dùng thuốc này do độc tính của nó cùng với một số tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, buồn nôn và táo bón.

Ngoài các loại thuốc trên, tùy từng loại bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác, như:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Disease modifying antirheumatic drug – DMARD)
  • Các liệu pháp kháng cytokine
  • Thuốc điều trị gút: allopurinol, colchicine, febuxostat, probenecid,…
  • .v.v.

– Xem thêm: Đau nhức xương khớp uống thuốc gì tốt nhất?

Trước khi dùng thuốc, dù là không kê đơn hay kê đơn, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ để hiểu đầy đủ về những lợi ích và cả rủi ro mà thuốc có thể mang lại (Ảnh minh họa)

Điều trị bằng thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc tại chỗ là các thuốc được sử dụng cho một địa điểm cụ thể bên trên hoặc bên trong cơ thể. Thông thường chúng được áp dụng cho các bề mặt cơ thể như da hoặc màng nhầy, thông qua cá dạng như: kem, bọt, gel, thuốc mỡ, sữa dưỡng thể,…

Với bệnh lý xương khớp, các lại thuốc giảm đau tại chỗ được chứng minh là mang lại ít tác dụng phụ hơn so với các liệu pháp uống. Tuy nhiên, chúng thường chỉ hiệu quả ở một vài khớp gần bề mặt, như khớp bàn tay, khớp gối, khớp vai,…

Thuốc giảm đau tại chỗ cho chứng đau cơ xương khớp thường chứa một trong các thành phần sau: methyl salicylate, capsaicin, lidocain, tinh dầu bạc hà, long não, NSAID,…

Một số loại thuốc thuộc nhóm này:

  • Thuốc không kê đơn: Miếng dán Salonpas, gel Salonpas, dầu Icy Hot, gel Capzasin, Zostrix,…
  • Thuốc kê đơn: Voltaren Gel, dung dịch bôi Pennsaid,…
Miếng dán Salonpas với thành phần hoạt chất chính gồm Methyl salicylate và L-Menthol, giúp giảm đau cơ, đau khớp

Điều trị bằng thuốc tiêm

Tùy vào mức độ đau, tiêm cũng là một lựa chọn khác để giảm đau khớp và giúp bạn vận động trở lại. Có một số lựa chọn tiêm như sau:

☛ Tiêm corticosteroid. Đây thường là lựa chọn đầu tiên để chống lại các triệu chứng viêm xương khớp (thoái hóa khớp) và các chứng đau khớp khác ở vai, đầu gối và hông. Số lần tiêm cortisone mỗi năm thường được giới hạn ở 3 hoặc 4 mũi tiêm, vì thuốc có thể làm tổn thương khớp trầm trọng hơn theo thời gian.

☛ Tiêm axit hyaluronic (HA). Thường được sử dụng khi tiêm corticosteroid không mang lại tác dụng, nhưng chúng thường chỉ được phép sử dụng cho khớp đầu gối. Về mặt hóa học, HA tương tự như dịch khớp tự nhiên trong đầu gối. Vì thế khi tiêm loại thuốc này, nó sẽ giúp khôi phục lại các đặc tính tự nhiên của dịch khớp và hoạt động như một chất bôi trơn, giảm xóc cho khớp.

Một lần điều trị có thể bao gồm từ 1 đến 2 lần tiêm HA và nó giúp giảm triệu chứng trong 4-5 tháng, đôi khi lên đến 1 năm. Tuy nhiên, cơn đau và cứng khớp sẽ tái phat trở lại.

☛ Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Đây cũng là mũi tiêm có thể điều trị đau nhức xương khớp và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu rõ tác dụng của chúng. Những mũi tiêm này sử dụng máu và tiểu cầu của chính bạn để thúc đẩy quá trình chữa lành. Nghiên cứu cho thấy tiêm PRP có thể thay đổi phản ứng miễn dịch để giúp giảm viêm trong bệnh viêm khớp.

Tiêm cũng là một lựa chọn khác để giảm đau khớp và giúp bạn vận động trở lại (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu trị đau khớp

Phương pháp này có thể được chỉ định như một liệu pháp bổ sung hoặc là phương pháp điều trị độc lập cho đau xương khớp.

Trong chứng đau khớp, vật lý trị liệu sẽ giúp:

  • Cải thiện khả năng vận động và phục hồi việc sử dụng các khớp bị ảnh hưởng.
  • Tăng sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ các khớp.
  • Duy trì thể lực.
  • Bảo toàn khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. 

Để đạt được các mục tiêu này, nhà trị liệu vật lý có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Hướng dẫn bạn các bài tập được cá nhân hóa, phù hợp với chức năng thể chất của bạn
  • Điều chỉnh tư thế của bạn
  • Hướng dẫn bạn sử dụng các thiết bị hỗ trợ, biết khi nào cần dùng và dung như thế nào
  • Hướng dẫn bạn kiểm soát cơn đau, bảo vệ khớp
  • Nhiệt trị liệu
  • Mát-xa, xoa bóp
  • Kích ứng thần kinh dưới da bằng xung điện (TENS)
  • .v.v.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ là người lên kế hoạch trị liệu cho bạn, quyết định xem bạn cần thực hiện các loại trị liệu gì và cần trị liệu trong bao lâu.

Thông thường, bạn không cần phải gặp chuyên gia mỗi tuần, nhưng cần tái khám định kì để cập nhật chương trình điều trị nếu họ chỉ định. Khi bạn gặp phải những thay đổi về sức khỏe của mình, chẳng hạn như một đợt viêm khớp cấp khiến bạn bị tụt lại trong chương trình tập luyện, bạn có thể quay lại gặp bác sĩ.

Để tiến hành vật lý trị liệu, bạn không cần giấy giới thiệu của bác sĩ, nhưng bạn có thể hỏi bác sĩ để được giới thiệu. Hãy lưu ý, lựa chọn các trung tâm vật lý trị liệu uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, bác sĩ có chuyên môn và có giấy phép hành nghề.

Vật lý trị liệu trị đau khớp có thể được chỉ định như một liệu pháp bổ sung hoặc là phương pháp điều trị độc lập cho đau xương khớp (Ảnh minh họa)

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp đã được y học cổ truyền sử dụng khoảng 2000 năm và được chấp nhận phổ biến như một phương thức điều trị y tế trong xã hội hiện đại. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các kim nhỏ, mỏng để đi vào da ở các điểm khác nhau trên cơ thể.

Y học cổ truyền cho rằng, châm cứu giúp cân bằng lại dòng chảy năng lượng của cơ thể, từ đó giúp giảm đau, viêm, chữa lành các khu vực bị tổn thương. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, châm cứu có thể giúp giảm đau xương khớp là do chúng có khả năng:

  • Kích thích sản sinh endorphin nội sinh của cơ thể, đây là một hormone giúp ức chế cơn đau, khiến ta ngủ ngon và giảm stress.
  • Ức chế các protein làm tăng tình trạng viêm.
  • Làm giảm các áp lực lên hệ thống dây thần kinh và cơ, giúp chúng được thư giãn; đồng thời điều hòa và ổn định lại hoạt động của các dây chằng.
  • Ổn định cảm xúc cho bệnh nhân, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Châm cứu mang lại rất ít rủi ro vì thế đây là một phương pháp rất đáng để thử. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các cơ sở uy tín, đảm bảo bác sĩ của dụng kim mới và vô trùng cho mỗi khách hàng.

Phẫu thuật

Đây thường là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả; hoặc trong một số trường hợp cụ thể, bạn cần phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương.

Một số phương pháp phẫu thuật cho đau nhức xương khớp là:

  • Phẫu thuật cắt xương
  • Phẫu thuật thay khớp
  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật tái tạo bề mặt khớp
  • .v.v.

Liệu pháp tương lai

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp mới trong điều trị bệnh lý xương khớp vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và cho nhiều kết quả khả quan. Trong tương lai gần, chắc chắn sẽ có sự xuất hiện của nhiều phương pháp điều trị triệu chứng và điều trị bệnh mới tiến bộ hơn và mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Kết luận

Có nhiều cách trị đau xương khớp khác nhau. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả, việc đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó các chiến lược điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định và có thể cần đến liệu pháp đa phương thức với cả các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

Các phương pháp điều trị chúng tôi nêu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

Bài viết liên quan