5 mẹo trị gai cột sống lưng hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà

Cùng với thuốc men, cách trị gai cột sống bằng thay đổi lối sống thật khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng “đánh bật” cơn đau do gai cột sống! Sau đây sẽ là 5 mẹo bạn cần nắm khi muốn chấm dứt căn bệnh gai cột sống dai dẳng.

Gai cột sống là gì? 

Gai xương là một phần xương nhẵn và chạy dọc xương rìa xương. Không như tên gọi mà chúng ta vẫn hay dùng: “gai” cột sống, phần xương này thường đi liền với nhau như 1 bờ rào và rất hiếm khi tạo thành hình gai nhọn. 

Thường các gai đối sống này sẽ sinh ra do sự tăng sinh tế bào xương và canxi của cơ thể nhằm mục đích bù đắp tổn thương. Nhưng do sự kém đồng đều về tổn thương, một số điểm tăng sinh xương mạnh hơn điểm khác tạo thành gai xương dư thừa. 

Ở cột sống còn nguyên nhân khác gây ra gai cột sống: Khi đĩa đệm cột sống bị suy yếu, các cột sống bị đè nén gần lại nhau, cơ thể sẽ cố gắng tăng sinh các dây chằng để tăng khả năng bảo vệ cột sống. Những chuyển biến này sẽ gây ra gai cột sống cạnh đĩa đệm.

Thoái hoá cột sống là nguyên nhân hàng đầu gây ra gai cột sống, một số nguyên nhân hiếm gặp hơn là viêm nhiễm cột sống mạn tính, lupus ban đỏ, gút,…

Gai cột sống mọc theo hàng và chỏm đầu tron, hiếm khi nhọn

Theo Tài liệu bệnh học của Trung tâm nghiên cứu xương khớp McClure, Hoa Kỳ

Làm sao để biết liệu bạn có bị gai cột sống?

Rất nhiều người có thể đã mắc phải gai cột sống mà không biết, do gai xương sẽ không có triệu chứng gì cho đến khi chúng chèn ép vào các cơ quan khác (thường gặp là dây chằng, cơ và rễ thần kinh).

Triệu chứng sớm:

  • Gây đau và căng tức ở tại chỗ có gai xương.
  • Một số tư thế sẽ gây ra cơn đau chói bất ngờ dù không có viêm sưng.
  • Cơn đau âm ỉ và nhẹ, thường khi vào buổi đêm chuẩn bị ngủ hoặc mới ngủ dậy, bạn mới cảm nhận được rõ ràng.

Triệu chứng tiến triển

  • Tê và yếu tứ chi, thường tê và yếu sẽ nặng hơn ở chân so với tay.
  • Cơn đau rõ ràng hơn và thường đau nặng hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Nếu gai xương chèn ép vào rễ thần kinh sẽ gây ra cơn đau lan toả điển hình (giống nhau ở tất cả người bệnh)
  • Giảm khả năng di chuyển hoặc vận động.
  • Đôi khi có cứng cổ, lưng khiến bạn khó xoay, trở mình
  • Viêm sưng vùng lưng, có thể cảm nhận được nhiệt độ lưng nơi bị gai cột sống nóng hơn vị trí khác.
  • Rối loạn chức năng đại tiện và tiểu tiện (Nặng và hiếm gặp hơn)
Kiểu đau và tê điển hình trong gai cột sống lưng chèn ép thần kinh

Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở cột sống, nên cách để chẩn đoán chính xác nhất vẫn là đến bệnh viện và nhận được thăm khám bài bản từ các bác sĩ.

5 Cách chữa gai cột sống hiệu quả tại nhà

Điều trị gai cột sống tại nhà thuộc nhóm điều trị đầu tiên và quan trọng nhất trong 3 nhóm điều trị chính cho gai cột sống, bao gồm: 

  • Điều trị gai cột sống không sử dụng thuốc 
  • Điều trị gai cột sống sử dụng thuốc 
  • Điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật 

Phương pháp điều trị gai cột sống không sử dụng thuốc (hay điều trị tại nhà) là phương pháp quan trọng hàng đầu trong nhóm này nhờ vào khả năng đẩy lùi cơn đau, sưng viêm và hạn chế biến chứng của gai cột sống mà không để lại tác dụng phụ nguy hiểm. 

Mục tiêu của phương pháp này là áp dụng các tác động gián tiếp lên cơ thể như: Bài tập giãn cơ, bài tập tăng khả năng vận động, thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ăn thực ăn tốt cho xương khớp. Nhằm giảm đau, sưng và bổ sung các chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm.

Do sử dụng tác động gián tiếp và có tác dụng chậm, nên phương pháp cũng có bất lợi là chỉ áp dụng ở người bệnh mức nhẹ và trung bình và chưa có các tổn thương dẫn truyền thần kinh nặng nề như yếu liệt tứ chi và mất tự chủ tiêu tiểu,…

1.Bài tập kéo giãn giảm đau gai cột sống

Lưu ý: Bài tập dành cho người bị gai cột sống, và đau vai gáy, đau lưng. Nếu bạn có các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm hay bệnh lý nặng về xương khớp, hãy xin ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập sau.

a/Nhóm bài tập dành cho người bị gai cột sống cổ: 

Bài 1 Keo căng cơ cổ tư thế cơ bản: Ngồi tư thế thiền, 2 tay để thẳng trên đầu gối. 

  • Bước 1: Hít thở để thả lỏng hoàn toàn các cơ vùng cột sống 
  • Bước 2: Xoay đầu mắt hướng về vai, cổ phải thẳng. Thực hiện bên trái rồi đến bên phải mỗi động tác xoay giữ nguyên 5-10s
  • Bước 3: Về tư thế thẳng mặt, tiếp tục hướng cổ nhìn lên trời, giữ nguyên trong 5-10s
  • Bước 4: Sau đó cúi mặt xuống đất và giữ nguyên trong 5s. 

Bài 2 Kéo căng cơ cổ với tư thế hổ mang: Tư thế nằm úp mặt, có thể chêm khăn mỏng dưới mặt. 

  • Bước 1: Bỏ 2 tay ra sau gáy, và cố gắng nâng phần cùi chõ lên cao vừa phải đủ cảm thấy căng phần giữa 2 bả vai. 
  • Bước 2: Nâng cao đầu lên, giữ nguyên trong 5s, thực hiện từ 4-5 lần liên tục. 

Thực hiện động tác thật chậm rãi, khi cảm thấy cơn đau chói hãy bỏ qua bài tập và thực hiện bài kết tiếp.

Bài 3 Đưa cằm vào cổ: Tư thế đứng thẳng lưng, 2 chân ngang vai, lưng tựa vào tường. 

  • Bước 1: Thả lỏng thân người và hít thở đều 
  • Bước 2: Khi cảm thấy cơ thể được thả lỏng, đưa cằm như chạm vào cổ, mắt vẫn nhìn thẳng phía trước. Giữ tư thế trong 5s 
  • Bước 3: Ngửa đầu ra cho chạm tường và tiếp tục giữ nguyên trong 5s, lặp lại toàn bộ động tác 4-5 lần

Thực hiện động tác thật chậm rãi, khi cảm thấy cơn đau chói hãy bỏ qua bài tập.

Bài 4 Ghì cơ cổ, lưng cao: Tư thế đứng thẳng lưng, 2 chân ngang vai cách tường 10cm, lưng tựa vào tường.

  • Bước 1: Cố gắng cho đầu chạm vào tường mà không nâng cằm. Hít thở đều trong tư thế này, đến khi cảm thấy cơ thể thả lỏng.
  • Bước 2: Bắt đầu đưa 2 tay ra trước mặt rồi về vị trí ngang vai, và chạm vào tường,lòng bàn tay hướng ra ngoài.
  • Bước 3: Nâng 2 tay cao lên, đến khi 2 tay chạm vào nhau giữ nguyên trong 5-10s rồi về vị trí nghỉ. 

Thực hiện động tác chậm rãi từ 5-10 lần. 

Lưu ý với bài tập nhóm cổ: Trong khi tập cố gắng để lưng thẳng. Khi thực hiện sai động tác sẽ gây tác dụng ngược, do đó bạn cần thực hiện thật chính xác các tư thế và động tác trên

b/Nhóm bài tập dành cho người bị gai cột sống thắt lưng

Bài 1 căng cơ lưng đùi: Tư thế nằm ngửa, đầu gối hơi co lên, mắt nhìn lên trời. 

  • Bước 1: Hít thở đều, đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi và thoải mái.
  • Bước 2: Đưa 2 tay vòng ra sau bắp đùi chân phải, dùng lực kéo chân về phía bụng, giữ nguyên tư thế trong 5-10s, lưu ý lưng phải thật thẳng.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự với chân trái. Các động tác chậm rãi nhẹ nhàng, khi thấy đau chói vùng lưng nên dừng lại và nghỉ ngơi.

Thực hiện bài 1 liên tục từ 3-4 lần, mỗi ngày tập từ 2-3 lần để đạt hiệu quả giãn cơ giảm đau tốt nhất.

Bài 2 Căng cơ đùi Piriformis: Giữ nguyên tư thế nằm như bài tập căng cơ lưng đùi. 

  • Bước 1: Gác chân trái lên đầu gối chân phải. 
  • Bước 2: Như động tác bài 1, vòng 2 tay ra sau bắp đùi chân phải, dùng lực kéo về phía bụng, lúc này chân trái cũng bị kéo theo giúp kéo căng toàn bộ hông lưng và bắp đùi 2 chân. 
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế kéo căng trong 20s. Và thực hiện lại với chân phải gác lên chân trái.

Bài 3 Bài tập căng cơ Psoas: Tư thế nữa quỳ (quỳ 1 bên gối), 2 tay chống nạnh. 

  • Bước 1: Nếu bạn đang quỳ gối chân Phải thì thực hiện kéo căng chân Phải: Giữ gối chạm sàn và đưa cả chân về phía sau để kéo căng cơ Psoas, cơ mông và cơ lưng.
  • Bước 2: Khi đã vững ở tư thế kéo căng bắt đầu rướn người về phía trước sao cho lưng thẳng, giữ nguyên tư thế trong 10-15s. Thực hiện với lặp lại với bên chân Trái.

Bài 4 Tập căng vùng lưng với ghế: Ngồi trên ghế, lưng thẳng

  • Bước 1: Đưa chân phải ra phía trước
  • Bước 2: Khom lưng cố gắng sát vùng bụng, đến khi cảm thấy đủ căng lưng thì giữ nguyên trong 10-20s 
  • Bước 3: Thực hiện lặp lại với chân trái

Thực hiện liên tục 3-4 lần động tác cho mỗi bên chân để đạt hiệu quả cao nhất.

Có thể để 2 tay lên đầu gối hoặc ghế để tạo điểm tựa
Lưu ý chung cho các bài tập giảm đau lưng: Các cơ vùng lưng sẽ khoẻ hơn các cơ vùng cổ do vậy các bài tập này cần giữ trong thời gian lâu hơn (10-20s) để đạt được độ kéo giãn cơ phù hợp.

c/Thể thao giúp lưu thông khí huyết và tăng sức bền

Các môn thể thao không thể trị gai cột sống trực tiếp và giảm cơn đau, nhưng thực hiện các bài tập này thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau vốn rất hay gặp ở gai cột sống:

  • Giảm tỉ lệ xuất hiện các cơn đau, nếu cơn đau xảy ra cũng nhẹ nhành hơn so với người không tập. 
  • Giữ dẻo dai cho cột sống, hạn chế di chứng tàn tật thứ phát ở gai cột sống.
  • Giúp giảm và duy trì cân nặng tối ưu, nhờ đó, loại bỏ áp lực dư thừa lên cột sống.
  • Tăng sản xuất endorphin, một loại chất giảm đau tự nhiên và có thể nâng cao tâm trạng để giảm triệu chứng của căn bệnh tâm lý (stress, trầm cảm,…).

Một số bài tập thể thao tiêu biểu cho người bệnh gai cột sống: 

Đi bộ: Theo ReboundMD, đi bộ có hàng chục tác động tích cực đến xương khớp nói chung, đáng chú ý đi bộ có khả năng: Làm chậm quá trình thái hoá khớp, tăng cường thăng bằng cho cơ thể, điều hoà khí huyết tăng cường cung cấp oxy và dinh dưỡng có cơ thể,…

Đi mỗi ngày ít nhất 25 phút, có thể nghỉ ngơi trong thời gian đi bộ nhưng bạn nên đảm bảo được đúng thời lượng trên. Cố gắng tăng 5 phút thời gian tập sau mỗi 2 tuần đi bộ.

Bơi lội: Bơi lội luôn là nhóm thể thao phù hợp cho người bệnh cơ xương khớp. Việc bơi lội dưới nước sẽ giúp bạn giảm trọng lực lên cột sống. 

Chỉ cần thực hiện các động tác phối hợp dưới nước như quạt tay, đứng nước cũng giúp máu lưu thông tốt hơn và tăng cường sức mạnh cho cơ xương.

Bạn có thể thực hiện bơi lội lâu hơn các bài tập khác. Từ 20-30 mỗi ngày là đủ giúp tăng cường lưu thông khí huyết.

Một số bài tập thể thao khác: Aerobic nhẹ nhàng, đạp xe cố định, đi bộ trên máy tập,…

Xem chi tiết: [Chia sẻ] 9 bài tập chữa gai cột sống cổ dễ thực hiện tại nhà

2.Phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể áp dụng tại nhà

Các phương pháp: Soi đèn hồng ngoại, sóng siêu âm, kéo dãn cột sống bằng máy,… rất hiệu quả nhưng bạn phải tuân thủ thường xuyên đến đơn vị y tế để đảm bảo tiến độ điều trị. Ngoài các bài tập tại đơn vị y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp vật lý trị liệu sau tại nhà. 

a/Chườm lạnh: Dùng cho các cơn đau viêm sưng vùng cột sống. 

Viêm sưng xảy ra do chèn ép từ gai cột sống, và ngược lại khối viêm sưng này sẽ càng làm tình trạng chèn ép này nặng nề thêm, khiến cơn đau cứ tăng dần lên và bệnh chuyển biến xấu đi. 

Chườm lạnh lúc này không chỉ đóng vai trò giảm đau mà còn tăng kích thích tống các dịch sưng viêm trở lại mạch máu và thanh thải ra ngoài cơ thể. Hơn nữa việc chườm lạnh sẽ giảm nhiệt độ vùng viêm cũng phần nào giảm sưng và chèn ép.

Cách chuẩn bị túi chườm lạnh: Túi chườm (tốt nhất bên bằng cao su) bọc ngoài bằng vải khô, nên sử dụng mảnh vải dài. 

Cách thực hiện: Cho đá vào túi và thêm một tí muối để giảm nhiệt tốt hơn

  • Nằm úp mặt, cho túi đá lên chỗ vị trí sưng đau. 
  • Có thể dùng khăn bắt ngang và dùng 2 tay kéo nhẹ để ép túi chườm sát vào lưng và cổ hơn
  • Thực hiện trong 25 phút, nếu muốn thực hiện lần 2 phải chờ sau 40 phút.
Sử dụng các loại dây đai hoặc vải để cột cố định túi chườm, tránh sử dụng tay giử túi đá trong thời gian dài.

b/Thuỷ trị liệu bằng nước ấm tại nhà: Thường khi thực hiện thuỷ trị liệu bạn sẽ phải tập luyện nhẹ nhàng dưới nước, nhưng nếu ở nhà bạn có thể thực hiện thuỷ trị liệu bằng cách ngâm mình trong nước ấm và cố gắng kéo dãn cơ lưng. 

Cách trị gai cột sống bằng tắm nước ấm sẽ tăng cường lưu thông mạch máu và giúp nhanh chữa lành tổn thường do gai cột sống. Ngoài ra tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn và thoải mái hơn. (Theo Cleverlandclinic)

Cách chuẩn bị nước ấm: Nấu nước sôi, khi nước đã sôi bạn có thể thêm một số hương liệu như hoa oải hương, bạc hà, tía tô, gừng… vừa có lợi ích cho cơ thể vừa có mùi hương dễ chịu hơn. 

Pha nước sôi với nước mát và thử lại bằng tay xem lượng nhiệt vừa chưa, mức nhiệt tối ưu cho việc tắm nước ấm là từ 34-37 độ C. 

Cách thực hiện: Ngâm mình vào bồn tắm, bồn nên đủ to để khi bạn ngồi hoặc nằm bên trong không quá khó chịu, nếu không có bồn tắm bạn có thể xối nhẹ nhàng từng đợt nước ấm lên cơ thể. 

Trong lúc cơ thể tiếp xúc với nước ấm hãy cố gắng ưỡn ngực, lưng, cổ để tạo độ kéo dãn. 

Tắm trong vòng 5-10 phút với nước ấm từ vòi sen hoặc nước xối, 20 phút với tắm bồn. 

Chỉ nên thực hiện cách 2 ngày 1 lần.

3. Những thay đổi cơ bản tốt cho người bị gai cột sống

a/Giảm cân nặng dư thừa

Trên cơ thể chúng ta có 4 đoạn cong sinh lý nhằm mục đích phân tán sức nặng và giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn. Các đoạn cong này được “thiết kế” để phù hợp cho cân nặng cơ thể trong mức bình thường.

Khi cân nặng của cơ thể quá mức này thì các đoạn cong thay vì phân tán lực sẽ chịu lực trực tiếp, khiến chúng dễ tổn thương hơn, từ đó sinh ra các gai cột sống. Do vậy, đối với người mắc gai cột sống giảm cân dư thừa là tối quan trọng để tránh được các tổn thương cột sống.

Cân nặng lý tưởng cho bạn được tính theo chỉ số BMI và phải dưới 25(kg/m2) 

  • Cách tính BMI: Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]

Theo Spines-health – Giảm cân để giảm đau 

b/Mang giày giày mềm và hỗ trợ tốt cho việc đi đứng hằng ngày

Trong bệnh gai cột sống, tác động vật lý từ đi đứng và hoạt động hằng ngày sẽ tác động trực tiếp vào cột sống, khiến chèn ép trở nên nặng nề hơn. Hãy tưởng tượng việc đi loại dép hoặc giày với đế cứng, mỗi khi bước chân, lực tác động sẽ dồn trực tiếp lên cột sống. Do vậy, bạn nên lựa chọn các loại giày, dép có đế mềm, thích hợp nhất là đế có đệm lót cao su.

Giày, dép phải đúng size, kích cỡ, mang vào phải thoải mái cả gót chân lẫn mũi chân. Như vậy khi bước đi tránh được việc do khó chịu mà chỉ bước phần mũi chân hay gót chân, sai tư thế như vậy không chỉ làm gai cột sống nặng nề thêm mà còn tạo “cơ hội” cho những bệnh xương khớp khác.

c/Thay đổi tư thế trong hoạt động và làm việc: 

  • Khi ngồi bạn nên thẳng lưng hoàn toàn, tránh khom gù lưng dài ngày. Nên nghỉ ngơi 10-15 phút sau 3-4 tiếng làm việc liên tục.
  • Cẩn thận khi nâng vật nặng, hãy cố gắng thẳng lưng khi khiêng hoặc vác đồ đạc nặng và cồng kềnh. Ngồi xổm xuống và nâng vật lên thay vì khom lưng. 
  • Ngồi xe, lái xe lâu ngày nên sử dụng các loại gối tựa lưng để đảm bảo được lưng bạn thẳng và tư thế ngồi vẫn dễ chịu. Nên đứng dậy sau 4-5 tiếng lái xe liên tục.
  • Khi nằm ngủ, nghỉ: Có thể kê cao đầu nhưng hãy cố gắng đừng chêm bất cứ thừ gì dưới lưng khi bạn đi ngủ, bạn có thể kê gối dưới chân.
  • Hạn chế cúi đầu khi sử dụng điện thoại: Khi sử dụng nên đưa điện thoại ngang vừa tầm mắt với bạn. Nên dùng điện thoại vừa phải để cho cả cột sống và mắt của bạn được nghỉ ngơi. Tuyệt đối tránh dùng cổ để giữ điện thoại!
  • Chăm chỉ tập luyện thể thao: Nên thực hiện tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 tiếng/tuần (Theo khuyên cáo chung của WHO)

4.Thực phẩm bổ sung cho người mắc gai cột sống

Thực phẩm sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng và các vi chất thiết yếu như canxi, vitamin D, vitamin C và Magie. Nhờ đó, giúp tăng cường được sức khoẻ cột sống, và tuyệt với hơn nữa 1 số nhóm thực phẩm sau còn có khả năng giảm đau, giảm viêm. 

a/Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hoá sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và đồng thời giảm đi các triệu chứng viêm sưng nếu có. 

Quan trọng hơn, các chất chống oxy hoá có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá xương khớp, sẽ giúp làm chậm các tổn thương đặc biệt là căn bệnh thoái hoá cột sống. (Theo sinh học lão hoá)  

Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hoá: 

  • Socola đen 
  • Quả hồ đào
  • Quả cà tím 
  • Trái lựu
  • Việt quất
  • Nho đỏ

b/Thực phẩm kháng viêm và giảm đau

 Nghệ đã được khoa học chứng minh hết lần này đến lần khác để giảm viêm đáng kể. 

Trong nghệ có hợp chất trong củ nghệ là curcumin, chịu trách nhiệm chính trong đặc tính kháng viêm .

Các axit béo omega 3 EPA (Axit Eicosapentaenoic) và DHA (Axit Docosahexaenoic) cũng có đặc tính kháng viêm và chống được bệnh loãng xương.

Gừng trong Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có đặc tính kháng viêm mạnh với khả năng tương tự các loại nhóm thuốc Nsaids. 

c/Thực phẩm giàu canxi và vitamin D

Tuy rằng tăng tạo tế bào xương và canxi gây ra gai xương, nhưng những bạn đọc mắc phải căn bệnh gai cột sống vẫn phải bổ sung canxi. Sự thiếu hụt canxi sẽ gây ra những biến chứng tệ hơn trong thoái hoá khớp và cũng không ngăn được quá trình hình thành gai xương.

Đồ ăn giàu canxi mà bạn nên biết: 

  • Đậu hủ 
  • Nước hầm xương
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…)
  • Các loại cá xương mềm 

Ngoài việc bổ sung canxi bạn đọc nên bổ sung thêm vitamin D, do vitamin này sẽ hỗ trợ khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Hơn nữa, việc bổ sung Vitamin D là cực kì đơn giản, chỉ cần thực hiện 15 phút phơi nắng sớm (tốt nhất là 7-9h sáng).

d/Bổ sung các vi khoáng Vitamin C và Collagen

Bổ sung Collagen là điều chắc chắn ở những người bệnh mắc thoái hoá cột sống và gai cột sống. Collagen tạo nên sụn khớp, mô bao phủ các đầu xương ở khớp, do đó, collagen tuy không có tác dụng chữa bệnh những lại tác dụng to lớn trong tăng cường khả năng phục hồi sau tổn thương khớp.

Một số thực phẩm giàu collagen: 

  • Cá 
  • Thịt gà 
  • Trái cây có múi (cam, quýt, bưởi,…)
  • Rau có màu đỏ 
  • Tỏi 

Tuy nhiên, khả năng bổ sung collagen của thực phẩm là tương đối thấp (0,2 – 1,4% đối với cá) trong khi lượng cơ thể cần vào khoảng 2,5-15 gr collagen một ngày. Do vậy bạn sẽ cần bổ sung từ các viên uống để đảm bảo hiệu quả.

Ngoài việc, Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng trong cơ thể chúng ta, vitamin C còn giúp xây dựng xương hình cầu (phần đầu xương và xương xốp) bằng cách thúc đẩy các gen biểu hiện xương trong nguyên bào. 

Một số thực phẩm bổ sung Vitamin C: 

Ngoài ra bạn đọc nên tránh các thực phẩm gây viêm và đau như: đường hoá học, chất béo bão hòa.

5.Sử dụng Khương Thảo Đan giảm đau và tăng hồi phục đĩa đệm, sụn sống

Khương Thảo Đan chứa KGA1 là thành quả nghiên cứu từ PGS. TS Lê Minh Hà, với lời khẳng định: “Hiện nay, thị trường nước ta hay sử dụng các nhóm thuốc Nsaids để giảm đau và kháng viêm, tuy nhiên các nhóm thuốc này có biến chứng viêm loét dạ dày, do đó, thường phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày khác.

Rất may mắn là hàm lượng KGA1 trong Khương Thảo Đan mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm đầy đủ, hiệu quả và hoàn toàn nằm trong giới hạn an toàn cho người dùng. Vậy nên KGA1 rất phù hợp đưa vào sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Người bệnh có thể an tâm sử dụng, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh dạ dày.”

Không chỉ có các thành phần giúp giảm đau kháng viêm, bản thân Khương Thảo Đan còn là một sản phẩm bổ sung collagen, với thành phần Collagen type II không biến tính.

Nghiên cứu mới nhất của InterHealth (Mỹ) cho thấy, chỉ có collagen type 2 không biến tính mới đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp nhờ điều hòa hệ miễn dịch, không chỉ giúp ngăn cản quá trình hủy hoại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp. 

Do Collagen type II không biến tính khi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không bị phân hủy như các loại collagen thông thường, mà tập trung vào vùng khớp để nuôi dưỡng sụn cột sống và đĩa đệm một cách tốt nhất.

Nhờ tất cả những lợi thế mà hiện nay trên thị trường, sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan được các bác sĩ cơ xương khớp uy tín và người bệnh tin tưởng sử dụng với khả năng đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: Giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn và hiệu quả. 

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Trên đây là những phương pháp điều trị hiệu quả đã được chứng minh khoa học và được chọn lọc sao cho dễ thực hiện. Ban đọc áp đúng và đầy đủ sẽ giúp bản thân giảm cơn đau và sưng viêm, quan trọng hơn là rút ngắn thời gian điều trị gai cột sống!

 

Nguồn:

Healthline:Tổng quan về gai xương

Spine-health: Bài tập giảm đau lưng 

Spine-health: Bài tập đau cổ 

Tổ chức sức khoẻ thế giới WHO: Báo cáo Béo Phì và Hoạt động thể thao

Khuongthaodan.com

Bài viết liên quan