Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ lâu ngày gây ra những cơn đau mỏi vùng cổ gáy rất khó chịu. Người bệnh mong muốn chấm dứt tình trạng này nhưng lại không biết cách điều trị hiệu quả. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các phương pháp chữa thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay.

Thông tin khái quát về thoái hóa cột sống cổ

Hình ảnh minh họa đau cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là bệnh lý về xương khớp xảy ra do quá trình lão hóa. Như bạn đã biết, cổ là nơi phải chịu nhiều các tải trọng liên tục, lâu dần dẫn đến cột sống cổ dễ bị tổn thương dẫn đến thoái hóa.

Vấn đề tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên thoái hóa cột sống cổ. Ngoài ra, các tác động bên ngoài như thói quen xấu (làm việc sai tư thế, ngồi gù lưng, ngủ kê gối cao,…), chấn thương vùng cổ, dị tật bẩm sinh,…

Triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống cổ là các cơn đau âm ỉ, co cứng ở vùng cổ gáy, đôi khi lan xuống bả vai, cánh tay. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như teo cơ, suy giảm chức năng vận động, thậm chí là liệt toàn thân.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết. Người bệnh chỉ cảm nhận rõ được những cơn đau khi bệnh đã tiến triển nặng. Lúc này nguy cơ cao người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng cùng với đó là khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Vì vậy việc sớm phát hiện ra bệnh rất quan trọng, nó giúp người bệnh chủ động phòng chống và điều trị kịp thời. Để làm được điều này, người bệnh cần tiến hành chẩn đoán bệnh bằng một số phương pháp cụ thể sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Trước hết, dựa vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy được bằng mắt như quan sát dáng đi, các vận động ở vùng cổ, tay chân,… mà bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán về tình hình thoái hóa cột sống cổ ở bệnh nhân:

  • Đau mỏi vùng cổ gáy: Thoái hóa cột sống cổ gây nên các cơn đau, mỏi, co cứng các cơ quanh cổ. Cơn đau có thể nặng hơn và lan rộng ra bả vai khi người bệnh thực hiện các vận động vùng cổ như cúi đầu, vặn khớp cổ hay lao động nặng.
  • Tê bì tay: Cột sống cổ bị thoái hóa khiến các cơ khớp cổ bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép. Điều này lí giải vì sao các cơn đau thường lan từ cổ xuống cánh tay gây nên hiện tượng tê bì, thậm chí là teo cơ và bại liệt nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Các cơn đau nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt và vùng chẩm thường xảy ra vào buổi sáng, khi người bệnh mới ngủ dậy. Đôi khi kèm thêm hoa mắt, ù tai, chóng mặt.

Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà những biểu hiện lâm sàng trên xuất hiện theo tàn suất thưa hay dày, xuất hiện riêng lẻ hay đồng thời.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi được chẩn đoán lâm sàng để có nhìn nhận khái quát và cơ bản về vị trí và mức độ xảy ra thoái hóa cột sống cổ. Muốn biết chi tiết hơn, người bệnh được giới thiệu phương pháp chẩn hóa cận lâm sàng.

Phương pháp này sử dụng những thiết bị y tế hiện đại đưa ra những hình ảnh cụ thể cung cấp những thông tin chi tiết những nơi bị thoái hóa. Từ đó bác sỹ sẽ đưa ra đánh giá và kết luận cụ thể.

Chụp X-quang cột sống cổ: Phương pháp chẩn đoán bằng chụp phim X-quang giúp bác sỹ phát hiện hầu hết các dấu hiệu bất thường như: gai xương xuất hiện, đĩa đêm xẹp, hẹp lỗ tiếp hợp, mất đường cong sinh lí,…

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ bằng hình ảnh X-quang

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Đây là phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả nhất khi xác định được vị trí các rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn mức độ thoát vị đĩa đệm hay mức độ hẹp ống sống.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh không đủ điều kiện để chụp cộng hưởng từ. Tuy hiệu quả mang lại không cao như chụp cộng hưởng từ, xong vẫn thu thập được những hình ảnh cho tiết bao gồm tổn thương ở xương dù mức độ nhỏ.

Xét nghiệm chức năng thần kinh: Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán trên, bác sĩ cũng có thể yêu cần chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện thêm một số xét nghiệm chức năng thần kinh để xác định xem tín hiệu thần kinh có truyền đến các cơ không. Các xét nghiệm chức năng thần kinh bao gồm:

  • Điện cơ: Xét nghiệm này đo hoạt động điện bên trong dây thần kinh khi cơ bắp tay đang co hoặc đang nghỉ ngơi
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Chẩn đoán này được thực hiện khi các điện cực gắn vào da phía trên dây thần kinh cần nghiên cứu. Sau đó cho chạy qua dây thần kinh này một dòng điện nhỏ nhằm đo lường tốc độ cũng như cường độ của tín hiệu thần kinh.

Nguyên tắc điều trị thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào? Trước tiên, để điều trị khỏi tình trạng thoái hóa cột sống, người bệnh cần nắm được những nguyên tắc chung giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn và đem lại hiệu quả tốt.

Với mục tiêu là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Bên cạnh điều trị nội khoa, cần kết hợp luyện tập thể dục đều đặn và thay đổi lối sống nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
  • Các phương pháp giảm đau phải được áp dụng theo mức độ nhẹ-vừa-nặng giúp nhanh phát huy tác dụng, tránh sử dụng trong thời gian dài.
  • Tăng cường sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng điều trị theo nguyên nhân
  • Người bệnh có thể mang nẹp cổ mềm để nẫng đỡ vùng cổ tạm thời, nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài vì sẽ làm cơ bắp yếu đi.

Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ

Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Tùy cào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đứa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ, bao gồm:

Vật lí trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác dụng vào các vùng có dấu hiệu thoái hóa nhằm giảm đau và khôi phục khả năng vận động của người bệnh. Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị cột sống cổ là:

  • Bấm huyệt: Sử dụng các kỹ thuật day, ấn để tác động một lực cơ học lớn lên các huyệt đạo ở cổ nhằm giảm nhức mỏi và cải thiện tuần hoàn máu. Phương pháp này giúp lưu thông dòng chảy khí huyết, làm tăng cường lưu lượng máu tới các cơ bị cơ cứng, từ đó kích thích khả năng phục hồi và chữa lành của cơ thể.
  • Nhiệt trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ trong điều trị có tác dụng giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt và đau nhức hiệu quả. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện phương pháp này tại nhà bằng cách chườm nóng hoặc chườm trực tiếp lên vùng cổ mang lại hiệu quả giảm đau tức thì.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau mỏi cổ hiệu quả
  • Massage: Liệu pháp massage cũng là tác động lực lên da những cường độ nhẹ hơn so với bấm huyệt. Phương pháp này có thể làm giảm co thắt và căng các cơ ở cột sống cổ, từ đó giảm áp lực lên cột sống, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Siêu âm trị liệu: có tác dụng giảm đau và làm mềm cơ cạnh cột sống
  • Sóng ngắn: được áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều và đau kiểu viêm
  • Điện xung

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

Sử dụng thuốc Tây để điều trị là giải pháp được nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bởi ưu điểm là mang lại tác dụng nhanh trong việc giảm đau lại tiết kiệm được thời gian điều trị cho người bệnh.

Bác sĩ chủ yếu kê cho người những loại thuốc sau:

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y

Paracetamol: Là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Tác dụng giảm đau của thuốc được thực hiện bằng cơ chế ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau lên não. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng giảm viêm.

Thuốc chống viêm không steroid: Thuộc nhóm thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm. Cơ chế làm giảm đau của thuốc là làm giảm tính cảm thụ của các dây thần kinh. Ngoài ra, thuốc cũng ức chế phản ứng viêm hiệu quả. Vì vậy, thuốc này được cân nhắc trường hợp đau nhức cột sống cổ đi kèm viêm.

Thuốc điều trị theo toa: Ngoài 2 loại thuốc kể trên tiêu biểu cho dòng thuốc không cần kê đơn thì đối với trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng một số loại thuốc kê đơn như:

  • Thuốc steroid đường uống
  • Thuốc giảm đau Opioids
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc giãn cơ

Thuốc Tây mang đến hiệu quả điều trị nhanh nhưng nếu lạm dụng sẽ gây lờn thuốc hoặc một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Đặc biệt là thuốc theo toa cần phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.

Việc sử dụng thuốc Tây phải lưu ý quá nhiều, đôi khi khiến cho người bệnh cảm thấy phiền phức. Giải pháp cho vấn đề đề này, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Thực phẩm chức năng BVSK dạng viên uống với thành phần chiết xuất từ tự nhiên, do đó người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo bị tác dụng phụ.

Viên uống xương khớp Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp:

  • Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
  • Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp..
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất và tuân thủ liệu trình, thì hiệu quả đạt được sẽ cao nhất. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện công dụng của sản phẩm nhanh chậm khác nhau.

Để mua Khương Thảo Đan chính hãng từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, bạn xem  TẠI ĐÂY

Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều. Tuy nhiên tùy theo từng thể bệnh và mức độ bệnh lý mà áp dụng các bài thuốc khác nhau. Cụ thể:

Bài thuốc 1

Các vị thuốc: Quế chi, thạch cao, tri mẫu, ngạnh mễ, cam thảo (Liều lượng tùy thuộc mức độ bệnh sẽ gia giảm theo).
Thực hiện: Cho thuốc vào ấm đất sắc cùng 3 bát nước. Sắc đến khi còn 1 bát nước, chắt ra uống. Phần bã thuốc cho tiếp 2 bát nước vào đun tiếp lấy thuốc uống. Lưu ý uống thuốc khi nóng để tăng hiệu quả của bài thuốc.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Trinh nữ, lá lốt, ngải cứu, cây cỏ xước, cam thảo, gừng.
Thực hiện: Cũng giống cách làm của các bài thuốc trên, chúng ta đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch và cho vào sắc lấy nước uống. Nhiều người đã áp dụng và nhận thấy hiệu quả trị bệnh thể hiện rõ rệt sau một tuần.

Lưu ý: Chữa thoái hóa cột sống bằng đông y không mang lại hiệu quả tức thì như Tây y . Do đó, người bệnh cần kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định mới thấy được sự thay đổi.

Điều trị tại nhà

Dù có đang áp dụng phương pháp điều trị nào kể trên hay không thì người bệnh cũng phải xuất phát từ chính bản thân mình bằng cách có một chế độ ăn uống luyện tập hợp lý, đồng thời xây dựng thói quen tốt cho cột sống cổ. Đây là những bí quyết đẩy lùi chứng thoái hóa cột sống cổ an toàn, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

Xây dựng chế độ ăn có lợi cho xương khớp

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với lượng vitamin và chất dinh dưỡng phù hợp có thể làm giảm các vấn đề về cột sống bằng cách nuôi dưỡng xương, cơ và các cấu trúc khác trong cột sống. Dưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu tốt chi người thoái hóa cột sống, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: Thịt, xương ống, sữa ít béo, thức uống từ đậu nành,…
  • Các loại cá béo giàu omega3: Cá thu, cá hồi, cá ngừ cá mòi,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Cá béo, lòng đỏ trứng, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm giàu Magie: Các loại rau xanh (cải xoăn, cải bắp, rau chân vịt, xúp lơ xanh,…), các loại hạt và ngũ cốc nguyên hat, đậu, chuối và socola đen,…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Các loại trái cây như: các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi, chanh), dâu tây, kiwi, việt quất, quả mâm xôi, cà chua,…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như: đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ cay nóng, nhiều gia vị, bột mì trắng và các chất kích thích,…

Xem thêm: Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?

Rèn luyện thể dục đều đặn

Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các vấn đề tại xương khớp tại vùng cổ. Việc thể dục vừa sức, nhẹ nhàng khiến các khớp trỏe nên trơn tru và linh hoạt hơn, từ đó hạn chế những cơn đau mỏi khi người bệnh vận động. Đồng thời tăng cường tốc độ phục hồi của cột sống cổ.

Một số bài tập siêu đơn giản nhưng lại có tác dụng cao cho vùng cổ là: Yoga, đi bộ, bài tập xoay cổ, kéo gian cơ vai gáy và thả lỏng cơ cổ,…

Thay đổi những thói quen xấu

Thống kê cho thấy, có khoảng 60% các trường hợp đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được bắt nguồn từ tư thế sai lệch. Vì vậy để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp, bạn cần thay đổi tư thế cho đúng.

Tư thế đúng là khi đầu cổ của bạn được đặt thẳng với vai, ngực mở rộng. Tư thế đúng này áp dụng cho cả khi đứng hay ngồi. Các thói quen xấu như: cúi đầu xem điện thoại, chúi mặt về phía trước, nằm xem ti vi, kẹp điện thoại giữa tai và vai để nghe, nằm ngủ gối quá cao, ngồi gù lưng khi làm việc,… khiến bạn dần dần bị sai tư thế.

Vì vậy, để điều chỉnh tư thế đúng, người bệnh cần loại bỏ các thói quen xấu kể trên.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoái hóa cột sống cổ

Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng nếu như những phương pháp trên không có tác dụng. Trường hợp xấu hơn là khi điều trị tồn tại thất bại hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng về thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay thì cần được phẫu thuật ngay để giải phóng chèn ép tạo thêm mô cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

Như vậy, trên đây là danh sách tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ mà người bệnh có thể tham khảo hoặc áp dụng

Kết luận

Việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ thuận lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy ngay khi thấy các biểu hiện bất thường của xương khớp và cơ thể thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu cần.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý, tình trạng thoái hóa cột sống cổ sẽ không khỏi nếu chỉ áp dụng một phương pháp điều trị. Để kiểm soát được các cơn đau mỏi cổ, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục cũng giúp đẩy nhanh quá tình điều trị.

Mong rằng, bài viết trên đây đã mang lại cho người bệnh nhiều thông tin bổ ích, áp dụng tốt trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ.

Nguồn: Baovexuongkhop.vn

Bài viết liên quan