Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn mà nó đem lại. Cộng thêm nguồn thảo dược thiên nhiên đa dạng của Việt Nam, phương pháp ngày càng trở nên phổ biến trong phác đồ điều trị của bệnh nhân. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số mẹo chữa thoát vị đĩa đệm theo quan điểm của Đông y.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có hiệu quả không?
Theo y học hiện đại, thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương đĩa đệm cột sống dẫn đến rách bao xơ. Theo đó, phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống gây đau đớn và cản trở vận động. Vậy theo y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm được lý giải như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm theo quan điểm của Đông y
Theo Đông y, các bệnh lý xương khớp gây đau nhức hoặc tê bì chân tay đều do tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn lưu thông khí huyết. Máu không lưu thông được đến các khớp gây thoái hóa gân mạch, lâu dần dẫn đến đau nhức, tê mỏi các chi. Nguyên nhân có thể do chức năng tạng phủ suy yếu hoặc nhiễm bệnh lâu năm dẫn tới giảm khả năng tân tạo khí huyết.
Các lương y thường chẩn đoán bệnh bằng việc quan sát triệu chứng đau kết hợp khai thác tiền sử của bệnh nhân. Việc điều trị được tiến hành nhằm mục đích khắc chế nguyên nhân bệnh sinh: tạng hư bổ tạng, ứ huyết dùng thuốc hoạt huyết, hành khí, hàn thấp dùng thuốc tán hàn… Đông y cũng phân loại thoát vị đĩa đệm thành nhiều thể tùy thuộc nguyên nhân: thể phong thấp, thể thận hư, thể khí trệ huyết ứ, thể thận dương hư… Mỗi thể sử dụng các bài thuốc điều trị khác nhau nhằm triệt tiêu căn nguyên gây bệnh.
Ưu điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Các thầy thuốc y học cổ truyền rất chú trọng đến việc điều trị kết hợp cả trong lẫn ngoài. Sử dụng thuốc tác động từ bên trong giúp triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Trong khi đó, các biện pháp tác động bên ngoài như xoa bóp, đắp thuốc… góp phần làm giảm triệu chứng đau hiệu quả.
Nếu bệnh mới mắc (bệnh cấp tính theo thuật ngữ y học hiện đại) thì chú trọng việc loại bỏ nguyên nhân bệnh sinh. Ngược lại, nếu bệnh lâu ngày tái phát nhiều lần (bệnh mạn tính) thì bên cạnh việc loại bỏ yếu tố gây bệnh còn cần thêm phù chính (bổ khí huyết, nâng cao thể trạng). Điều này cho thấy y học cổ xưa có cái nhìn rất bao quát trong việc điều trị một bệnh lý cụ thể: đi sâu vào chữa trị căn nguyên đồng thời dự phòng tái phát và biến chứng.
Một ưu điểm không thể không kể đến, đó là điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền hoàn toàn sử dụng các bài thuốc từ dược liệu tự nhiên. Do đó, so với việc dùng các thuốc tổng hợp hóa dược ngày nay, điều trị bằng Đông y có rất ít hoặc hầu như không có tác dụng phụ.
Nhược điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y cũng có một số nhược điểm nhất định so với y học hiện đại:
- Thời gian điều trị dài: các bài thuốc Đông y cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả.
- Yêu cầu lương y có trình độ cao: việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh đòi hỏi người thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Nếu dùng sai thuốc, tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
- Không giải quyết được các trường hợp thoát vị đĩa đệm do chấn thương nặng: đối với các tai nạn mức độ nghiêm trọng và gây lệch đĩa đệm, phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất. Các tình huống bất ngờ thường là nhược điểm lớn của Đông y.
=> Tựu chung lại, có thể thấy điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hay Tây y đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả điều trị mà y học cổ truyền mang lại. Đó là lý do mà các bài thuốc Đông y vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Chính vì vậy, điều trị Đông Tây y kết hợp là liệu pháp được sử dụng rộng rãi giúp hạn chế nhược điểm của từng phương pháp điều trị đơn lẻ cũng như nâng cao tác dụng chữa bệnh.
Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hiện nay
Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm bao gồm sử dụng thuốc uống hoặc tác động bên ngoài như xoa bóp, bấm huyệt… Dưới đây là một số mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y.
Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Tác dụng:
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ chức năng cột sống.
- Giúp khí huyết lưu thông dễ dàng.
- Giảm đau, chống sưng viêm.
Thực hiện:
- Giãn và làm mềm cơ lưng – mông: người bệnh được đặt nằm sấp, thư giãn toàn thân đồng thời duỗi thẳng tay chân. Người bấm huyệt tiến hành xoa bóp, làm nóng cơ thể cho bệnh nhân bằng cách day, lăn hoặc bóp phần cơ dọc cột sống và mông.
- Tiến hành bấm huyệt: tiếp tục day, ấn và xoa theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt để thư giãn cơ và giảm đau. Có khoảng 7 huyệt mang lại tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như huyệt hông, huyệt lưng thấp, huyệt sau đầu gối…
- Nắn chỉnh phần đĩa đệm bị thoát vị: người bấm huyệt dùng ngón cái ấn hoặc nắn theo hướng ngược lại với hướng lệch của đĩa đệm. Thao tác nhẹ nhàng trong vài phút để tránh tổn thương đĩa đệm.
Video: Hướng dẫn xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Tác dụng:
- Giảm đau, hạn chế sưng viêm.
- Làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Hỗ trợ cải thiện và phục hồi chức năng đĩa đệm.
- Tăng cường sức mạnh cơ và xương.
Thực hiện: gồm 2 kỹ thuật bao gồm châm cứu và cứu ngải.
- Châm cứu: dùng kim châm trực tiếp vào các huyệt vị. Thông thường, có 5 huyệt dùng để châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm: huyệt Mệnh môn, huyệt Đại trường du, huyệt thận du, huyệt Ủy trung, huyệt Dương quan.
- Cứu ngải: chưng cất cây ngải cứu cùng các loại thảo dược khác. Tiến hành châm kim lên các huyệt đồng thời hơ cứu ngải ở gần vị trí châm, phía trên các huyệt. Thực hiện trong khoảng 20 phút.
Các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang
Tác dụng: cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể phong thấp.
- Hóa thấp, khu phong.
- Thông kinh, cải thiện tuần hoàn máu.
- Giảm đau nhức lưng và chi dưới.
- Giúp chắc khỏe gân cốt, tăng sự dẻo dai cho cơ xương.
- Làm ấm cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 15 gam Thạch chi
- 12 gam Đẳng sâm
- 12 gam Đỗ trọng
- 12 gam Tần giao
- 12 gam Đương quy
- 12 gam Phục linh
- 9 gam Độc hoạt
- 9 gam Phòng phong
- 9 gam Bạch thược
- 9 gam Xuyên khung
- 9 gam Ngưu tất
- 8 gam Tang ký sinh
- 3 gam Tế tân
- 3 gam Nhục quế
- 3 gam Cam thảo
Thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu, để ráo.
- Cho 800ml nước sạch vào ấm sắc cùng các dược liệu.
- Sắc trong khoảng 40 phút là được.
- Lọc bã lấy nước thuốc, uống hết khi còn ấm.
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có kết quả.
Khương Thảo Đan – Kế thừa bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
Khương Thảo Đan là viên uống hỗ trợ xương khớp kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang nhưng có nhiều cải tiến vượt trội. Bên cạnh 15 vị thuốc cổ truyền, Khương Thảo Đan còn phối hợp thêm 3 dược liệu tự nhiên là địa liền, thổ phục linh và hy thiêm. Đặc biệt, hoạt chất KGA1 trong thân rễ địa liền đã được chứng minh có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
PGS.TS Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ địa liền. Do đó, Khương Thảo Đan chứa hàm lượng KGA1 cao gấp nhiều lần so với cao địa liền truyền thống. Sản phẩm được đánh giá có hiệu quả giảm đau vượt trội, hơn hẳn các loại thuốc giảm đau tổng hợp hóa dược hiện nay.
Khương Thảo Đan là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng như người mắc một số bệnh lý về xương khớp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, tê bì chân tay…
Để biết thông tin chi tiết về điểm bán sản phẩm, vui lòng truy cập tại đây.
Bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang
Tác dụng: cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp.
- Ôn kinh, tán hàn: giảm các triệu chứng lạnh tay chân, sợ gió, sợ nước…
- Chỉ thống, trừ thấp: giảm triệu chứng tiểu tiện nhiều lần.
- Giảm đau lưng, giảm tê bì chân tay.
- Cải thiện chức năng xương khớp.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 9 gam Phụ tử
- 9 gam Can khương
- 9 gam Cát căn
- 9 gam Độc hoạt
- 9 gam Xuyên ô
- 6 gam Ma hoàng
- 6 gam Quế chi
- 6 gam Cam thảo
- 3 gam Tế tân
Tiến hành:
- Rửa sạch các dược liệu, cho vào ấm.
- Thêm khoảng 800ml nước sạch, sắc thuốc trong khoảng 40 phút hoặc đến khi nước cạn còn một nửa là được.
- Lọc bã lấy nước thuốc và uống hết ngay khi còn ấm.
- Uống mỗi ngày 1 thang thuốc cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm
Tác dụng: cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể thận hư.
- Giảm các triệu chứng thận hư: sốt về chiều tối, ra mồ hôi trộm, khô họng, đỏ lưỡi…
- Giảm đau thắt lưng.
- Cải thiện chức năng vận động của hai chân, giảm tình trạng yếu chi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12 gam Đỗ trọng
- 12 gam Thục địa
- 9 gam Ngưu tất
- 9 gam Kỷ tử
- 9 gam Tang ký sinh
- 9 gam Sơn thù
- 9 gam Thỏ ty tử
- 9 gam Hoài sơn
- 6 gam Cao quy bản
- 6 gam Cao ban long
Tiến hành:
- Rửa sạch các dược liệu và cho vào ấm.
- Thêm khoảng 800ml nước sạch và đun sôi từ 30 – 40 phút.
- Lọc bã lấy nước thuốc.
- Uống hết khi thuốc còn ấm hoặc có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Uống mỗi ngày 1 thang thuốc, sử dụng liên tục trong 1 tháng. Có thể chia ra làm nhiều đợt điều trị cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Tham khảo ý kiến của lương y có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
- Điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
- Kiên trì, tuân thủ điều trị, không bỏ dở giữa liệu trình.
- Sau 1 đợt điều trị kéo dài 1 tháng, nên tạm thời ngưng sử dụng thuốc trong 7 – 14 ngày.
- Phối hợp nhiều phương pháp: dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp… giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện tác dụng phụ, cần trao đổi ngay với thầy thuốc để tìm phương án điều trị khác phù hợp.
- Tập thể dục thể thao đều đặn.
Trên đây là một số mẹo chữa thoát vị đĩa đệm theo Đông y. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.