Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật. Theo ước tính có khoảng 22,7% (54,4 triệu) người trưởng thành bị viêm khớp do bác sĩ chẩn đoán và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi. Vậy bệnh viêm khớp là gì và nên làm gì nếu như bị viêm khớp?
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khớp. Trên thực tế, viêm khớp không phải là một bệnh đơn lẻ, mà đây là cách gọi để chỉ nhiều bệnh đau khớp khác nhau. Có tới hơn 100 loại viêm khớp và các tình trạng liên quan. Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủng tộc đều có thể mắc bệnh viêm khớp, và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật.
Bạn có thể bị viêm một khớp hoặc nhiều khớp và có thể bị viêm bất kì khớp nào như: khớp tay, khớp đầu gối, khớp mắt cá chân, cột sống, khớp vai, hông, khớp ngón tay, khớp hàm,…
Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 54 triệu người lớn và 300.000 trẻ em bị mắc viêm khớp. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ và xảy ra thường xuyên hơn khi bạn già đi.
Nhận biết triệu chứng
Các triệu chứng của viêm khớp rất phức tạp và đa dạng, tùy thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải. Tuy nhiên, về cơ bản các triệu chứng thường gặp bao gồm sưng, đau, cứng và giảm phạm vi chuyển động của khớp.
- Sưng khớp. Bạn có thể thấy khu vực xung quanh khớp như ấm lên, đỏ hoặc sưng húp. Nó có thể chỉ đau khi bạn chạm vào khu vực đó hoặc đau liên tục mọi lúc. Bạn cũng có thể cảm thấy như có chất lỏng ở vùng sưng tấy, điều này xảy ra là do mô xung quanh khớp bị viêm.
- Đau khớp. Là cảm giác khó chịu, đau nhức ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Đau khớp do viêm khớp thường là kết quả của sự phân hủy sụn. Cơn đau thường sâu, âm ỉ hoặc một cảm giác nóng bỏng ở khớp. Đau khớp thường diễn ra khi bạn sử dụng khớp đó nhiều, một số người lại cảm thấy cơn đau nhức đầu tiên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Cứng khớp. Là cảm giác cử động của khớp bị hạn chế hoặc khó khăn, phạm vi cử động bị thu hẹp lại. Cảm giác này không phải do yếu khớp hoặc miễn cưỡng cử động khớp do đau. Một số người bị cứng khớp vẫn có khả năng di chuyển khớp trong toàn bộ phạm vi chuyển động của nó, nhưng chuyển động này cần đến nhiều lực.
- Các triệu chứng khác. Một số loại viêm khớp có thể có các triệu chứng không liên quan trực tiếp đến khớp, chẳng hạn như: mệt mỏi; da có vảy, ngứa; phát ban; sốt; thay đổi ở móng tay và móng chân; rụng tóc thành từng mảng; giảm cân;…
Các triệu chứng viêm khớp có thể đến và biến mất, mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng. Mức độ này có thể giữ nguyên trong nhiều năm hoặc tiến triển và trở nên dần tồi tệ theo thời gian.
Trước khi đến gặp bác sĩ, hãy theo dõi các triệu chứng của bạn trong vài tuần, để ý xem tình trạng sưng và cứng khớp diễn ra khi nào, trong bao lâu và điều gì giúp giảm bớt các triệu chứng. Chẩn đoán chính xác là bước tiếp theo để bạn có thể bắt đầu một kế hoạch điều trị nhằm bảo toàn khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn.
Nguyên nhân bệnh viêm khớp
Viêm khớp xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
- Thoái hóa
- Nhiễm trùng
- Tinh thể trong khớp
- Liên quan đến miễn dịch
Đây cũng chính là cơ sở để phân loại các loại viêm khớp.
Do thoái hóa
Viêm khớp do nguyên nhân thoái hóa xảy ra khi phần sụn khớp đệm ở đầu xương bị mòn dần đi, nó khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, gây đau và cứng khớp. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp hay viêm xương khớp. Thoái hóa khớp có thể xảy ra sau chấn thương hoặc theo sự hao mòn của các cơ quan khớp của thời gian.
Thoái hóa khớp còn được gọi là viêm khớp không viêm bởi nó không có các đặc điểm viêm như khớp nóng hoặc sưng. Tuy nhiên, xương cũng có thể phát triển ở khu vực này và khiến khớp trở nên đỏ, sưng tấy. Loại viêm khớp này thường xảy ra nhiều nhất ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống
Viêm khớp do thoái hóa là loại viêm khớp phổ biến nhất vì nó là sự hao mòn xảy ra trong suốt cuộc đời. Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến khoảng 3,3% tới 3,6% dân số trên toàn cầu. Nó gây ra tình trạng khuyết tật từ trung bình đến nặng ở 43 triệu người và trở thành căn bệnh gây suy nhược nhiều thứ 11 trên thế giới.
Do nhiễm trùng
Viêm khớp do nguyên nhân nhiễm trùng là tình trạng các vi khuẩn, đôi khi là virus, nấm hoặc các tác nhân gây bệnh không phổ biến khác xâm nhập vào bao hoạt dịch và không gian khớp, gây viêm.
Các loại sinh vật gây nhiễm trùng khớp có thể di chuyển tới khớp theo đường máu (từ một bệnh nhiễm trùng khác) hoặc do một chấn thương xuyên thấu ở khớp, qua phẫu thuật khớp hoặc vết tiêm.
Một số loại sinh vật có thể gây viêm khớp nhiễm trùng là: vi khuẩn kỵ khí, các loài mycobacteria, tụ cầu vàng, lậu cầu, virus parvovirus ở chó, rubella, enterovirus… Viêm khớp do nhiễm trùng thường là đơn trùng, hiếm khi do đa trùng gây ra và chỉ xảy ra khi có chấn thương xuyên thấu liên quan đến không gian khớp.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng là từ 2 đến 6 trường hợp trên 100.000 người nhưng thay đổi tùy theo sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ. Viêm khớp nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, cao nhất ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi và chủ yếu là trẻ nam.
Do tinh thể
Viêm khớp do nguyên nhân tinh thể xảy ra khi các tinh thể monosodium urat hoặc pyrophosphat canxi lắng đọng trong khoang khớp, chúng như những cây kim trong khớp, gây viêm và đau dữ dội ở khớp. Nhiều yếu tố đóng vai trò trong việc lắng đọng tinh thể này, chẳng hạn tăng axit uric máu, suy giảm bài tiết axit uric ở thận, ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin,…
Viêm khớp do tinh thể có bệnh gút và giả gút (pseudogout). Trong đó bệnh gút xảy ra do lắng đọng monosodium urat và giả gút do lắng đọng pyrophosphat canxi.
Bệnh gút có thể đến và phát thành từng đợt hoặc nếu nồng độ axit uric không giảm, có thể trở thành mãn tính, gây đau và tàn tật liên tục.
Do miễn dịch
Viêm khớp do nguyên nhân miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường, tấn công nhầm vào các khớp, gây ra tình trạng viêm không kiểm soát và có khả năng gây xói mòn khớp. Tình trạng viêm này cũng có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng, mắt và các bộ phận khác của cơ thể.
Viêm khớp do nguyên nhân miễn dịch có bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ, viêm đa cơ, bệnh xơ cứng hệ thống và các bênh khác. Người ta còn gọi các loại viêm khớp này là viêm khớp tự miễn.
Có thể mắc nhiều loại viêm khớp một lúc không?
Bạn có thể mắc nhiều hơn một dạng viêm khớp cùng một lúc, bởi có rất nhiều hình thức viêm khớp khác nhau. Vì thế, để chẩn đoán cụ thể loại viêm khớp mà mình mắc phải, bạn cần phải đi khám.
Bị viêm khớp nên làm gì?
Viêm thường có thể hồi phục nhưng sự phá hủy khớp thì không. Chính vì vậy, viêm khớp có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn ở khớp, những thay đổi này có thể nhìn thấy được, như: ngón tay co quắp, các nốt thấp khớp, một số loại viêm khớp còn ảnh hưởng đến tim, mắt, phổi, thận, da cũng như nhiều cơ quan khác.
Chính vì thế, bạn nên và cần phải điều trị viêm khớp sớm để ngăn ngừa bệnh kéo dài, gây tổn thương khớp và tàn tật. Ngoài ra, các phương pháp điều trị mới hiện nay đã có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của nhiều loại viêm khớp.
Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm khớp là bước đầu tiên để điều trị bệnh thành công.
Để chẩn đoán viêm khớp, đầu tiên bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn, thực hiện khám sức khỏe để kiểm tra các khớp bị sưng đau hay mất cử động. Đồng thời, họ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán, chẳng hạn: các xét nghiệm máu, chụp X-quang, chọc hút khớp…
Sau khi xác định được loại viêm khớp bạn mắc phải, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Điều trị
Việc điều trị như thế nào và áp dụng phương pháp điều trị nào cần phụ thuộc vào loại viêm khớp của bạn cũng như tình trạng bệnh của bạn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp thường áp dụng:
Thuốc
Thuốc sẽ được kê tùy thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải cũng như tình trạng bệnh của bạn. Có một số loại thuốc để điều trị viêm khớp như sau:
– Thuốc uống:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc paracetamol
- Thuốc opioid
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
- Thuốc làm giảm sản xuất axit uric
- .v.v.
– Thuốc tiêm:
- Corticosteroid
- Axit hyaluronic
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
- Kháng sinh
- .v.v.
Châm cứu
Châm cứu cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả. Nó đã được chứng minh giúp giảm đau khớp và giảm viêm khắp cơ thể. Bởi châm cứu kích thích các hóa chất làm giảm sưng tấy và làm dịu các phản ứng miễn dịch không mong muốn.
Châm cứu khá an toàn và không gây đau đớn, không có tác dụng phụ. Vì thế bạn có thể thử phương pháp điều trị này cho viêm khớp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cần lựa chọn các cơ sở y tế có uy tín và bác sĩ có chuyên môn để thực hiện châm cứu.
Trị liệu nghề nghiệp
Trị liệu nghề nghiệp (Occupational Therapy) là một phương pháp điều trị giúp mọi người thực hiện được những điều họ muốn và cần làm, thông qua việc sử dụng trị liệu trong các hoạt động hàng ngày. Với bệnh viêm khớp, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các tư thế, hoạt động để làm giảm bớt áp lực lên các khớp bị đau; cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ và khi nào cần sử dụng;…
Kế hoạch điều trị này sẽ được cá nhân hóa và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của bạn.
Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp hành vi nhận thức là một loại trị liệu tâm lý. Phương pháp này sử dụng giáo dục và điều chỉnh hành vi, hướng dẫn bệnh nhân thư giãn, học cách vượt qua lo lắng, giải quyết vấn đề… để từ đó đối phó với cơn đau và bệnh tật tốt hơn.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường các khớp đã bị suy yếu do tổn thương và viêm nhiễm. Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cứng khớp, cũng như cải thiện phạm vi chuyển động, giúp bạn di chuyển nhiều hơn.
Ngoài các bài tập, các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể chỉ định một số phương pháp khác, như: liệu pháp TENS, mát-xa, tắm và ngâm nóng, chiếu tia hồng ngoại, điện xung, siêu âm trị liệu,…
Sản phẩm hỗ trợ cho bệnh nhân viêm khớp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho bệnh viêm khớp, tiêu biểu trong số này có thể kể đến là các chất bổ sung glucosamine & chondroitin và dầu cá.
Nhiều nghiên cứu chứng minh glucosamine và chondroitin có hiệu quả giảm đau tương tự như NSAID, giúp giảm sưng và cứng khớp. Tuy nhiên, trong một vài số liệu tin cậy gần đây, người ta lại nhận thấy chất bổ sung này không hữu ích lắm trong một số trường hợp. Các sản phẩm dầu cá cũng có tác dụng giảm viêm và giúp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp.
Ngoài các sản phẩm này, sản phẩm bổ sung từ thảo mộc cũng rất phổ biến, chẳng hạn như: bột gừng, dầu hạt lưu ly, cây vuốt quỷ,…
Tại Việt Nam, Khương Thảo Đan hiện đang là sản phẩm được nhiều bệnh nhân viêm khớp tin tưởng và sử dụng. Đây là sản phẩm thuộc một trong nhiều công trình nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có tác dụng:
- Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
- Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
Với công thức kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc hoạt tang kí sinh, bổ sung thêm hoạt chất độc quyền KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền và collagen type II không biến tính, đây chính là sản phẩm đầu tiên đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, các bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, để khẳng định chất lượng sản phẩm, hiện tại Khương Thảo Đan đang triển khai chương trình cam kết “Hoàn lại 100% tiền” nếu Quý khách không cảm thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm sau 2 tháng sử dụng. Để đăng kí chương trình, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1156 để được hướng dẫn cụ thể và đăng ký tham gia chương trình.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng trong điều trị viêm khớp. Có nhiều thủ tục phẫu thuật khác nhau, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để tìm ra loại phẫu thuật phù hợp nhất.
Một số phương pháp phẫu thuật cho bệnh viêm khớp là:
- Phẫu thuật nội soi khớp
- Tái tạo bề mặt khớp
- Cắt xương
- Cắt bỏ bao khớp
- Hợp nhất xương
- Thay thế khớp
- .v.v.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị được bác sĩ khuyến nghị, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp tại nhà để giúp giảm đau và cứng khớp, như:
- Chườm nóng khi bị đau khớp
- Nghỉ ngơi trong các đợt bùng phát bệnh
- Tập thể dục thường xuyên với các bộ môn tác động thấp
- Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (Xem thêm: Bệnh viêm khớp nên ăn gì cho bớt đau?)
Những người có ngón tay bị suy yếu, biến dạng nặng do viêm khớp cũng có thể xem xét sử dụng các đồ dùng được thiết kế đặc biệt, lắp tay nắm cửa, tay nắm ngăn kéo; những người bị yếu ở chân và tay có thể sử dụng các thiết bị phòng tắm đặc biệt, đặc biệt là thanh treo bồn tắm và bồn cầu dạng ngồi.
Phòng tránh bệnh viêm khớp
Có hơn 100 dạng viêm khớp, một số dạng thì dễ dàng phòng tránh nhưng một số dạng thì không, chẳng hạn: viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, rất khó để phòng tránh. Nhưng, thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây, bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm khớp:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Ăn một chế độ lành mạnh, ít viêm; hạn chế đường và các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên
- Chú ý đến tư thế khi làm việc để hạn chế áp lực lên khớp, biết cách nghỉ ngơi giữa giờ làm để khớp toàn cơ thể được thư giãn
- Thực hành tư thế đúng khi ngủ, ngồi, nằm và mang vác vật nặng
Tổng kết
Viêm khớp là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ nhiều cần bệnh liên quan tới rối loạn khớp. Nhìn chung viêm khớp là một tình trạng tiến triển theo thời gian và có thể gây ra tàn tật, chính vì thế người bệnh cần sớm điều trị để bảo tồn chức năng khớp cũng như hạn chế những ảnh hưởng của nó tới cuộc sống thường ngày.
Để được tư vấn thêm về viêm khớp cũng như các bệnh xương khớp khác, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 (cả thứ bảy và chủ nhật) để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của mình.
Nguồn bài viết:
- https://www.arthritis.org/health-wellness/about-arthritis/understanding-arthritis/what-is-arthritis
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507704/
- https://www.healthline.com/health/arthritis#_noHeaderPrefixedContent
- https://www.nhs.uk/conditions/arthritis/
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772