Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và các bài tập luyện thì việc bổ sung các thực phẩm cải thiện sức khỏe xương khớp cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa đốt sống cổ rất nhiều. Dưới đây là những thực phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn và không nên ăn.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Cấu tạo của cột sống cổ gồm 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống đầu tiên ngay dưới xương sọ.
Cột sống cổ bao gồm 2 phần:
- Cột sống cổ cao bao gồm 2 đốt sống cổ đầu tiên (C1: là đốt đội và C2: gọi là đốt trục). 2 đốt sống này có sự khác biệt so với những đốt sống còn lại và chúng có nhiều trục xoay.
- Cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống còn lại với thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau.
Mỗi đốt sống lại bào gồm hai thành phần: thân đốt sống và cung đốt sống tạo vành tròn vây quanh lỗ đốt sống.
- Thân đốt sống có hình trụ dẹt ở phía trước để tiếp khớp với đốt sống lân cận bằng đĩa đệm.
- Cung đốt sống gồm hai mảnh cung dính với thân đốt sống
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra ở đốt sống cổ do quá trình lão hóa, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Bên cạnh đó, sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh dẫn tới các cơn đau. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau mà còn cản trở việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Khi bước qua tuổi 30, hầu hết các khớp trong cơ thể chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa đặc biệt là cột sống cổ vì chức năng giải phẫu sinh lý đặc biệt của nó là phải nâng đỡ toàn bộ hộp sọ. Thoái hóa đốt sống cổ đang dần phổ biến và có rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen, tư thế làm việc không hợp lý.
Các dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ là đau cổ, cổ cứng, các khớp cổ hoạt động không linh hoạt. Ban đầu, cơn đau xuất hiện ở vùng cổ sau đó lan dần xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, đau cánh tay, tê tay, đôi lúc có biểu hiện đau đầu không rõ nguyên nhân…
Phạm vi hoạt động của đốt sống cổ rất lớn nên nguy cơ chịu tổn thương là rất cao. Nếu đốt sống cổ bị tổn thương trong thời gian dài sẽ làm cho các đốt sống cổ bị suy giảm chức năng và dẫn đến thoái hóa. Các vị trí C4 C5 và C6 là những đốt sống dễ bị thoái hóa nhất.
Vì vậy, để tăng cường sức khỏe của xương khớp, chúng ta nên bổ sung những loại thức phẩm giàu Canxi, vitamin D, Vitamin C, Omega 3 tốt cho xương khớp, giúp tăng hoạt dịch khớp và chống viêm cho khớp.
➤ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể người, là nguyên tố cấu thành nên xương, có vai trò duy trì mật độ xương nên rất cần thiết. Canxi chiếm khoảng 1,5% – 2% trong cơ thể, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu.
Cơ thể được cung cấp, bổ sung đầy đủ canxi có thể giúp cho xương và cột sống chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, giảm tình trạng đau nhức – là những nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa đốt sống cổ.
Do đó người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn các thực phẩm giàu Canxi từ các nguồn hải sản (tôm, cua, cá…), xương ống, đậu bắp, các loại đậu, súp lơ, sữa và các chế phẩm từ sữa.
2. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương và có chức năng trung gian làm tăng quá trình hấp thu canxi cho cơ thể, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương, có liên hệ mật thiết với mức độ chắc khỏe của sụn khớp. Vì vậy, cơ thể bị thiếu vitamin D khiến cho cơ thể không thể hấp thu được canxi khiến cho xương trở nên xốp và giòn, dễ gây ra tình trạng loãng xương.
Vitamin D là một chất quan trọng giúp điều hoà cân bằng nội mô của hai chất này trong cơ thể. Cơ thể bổ sung lượng vitamin D đầy đủ là điều kiện thiết yếu để canxi được gắn trong mô xương. Đồng thời Vitamin D còn giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn những biến chứng do thoái hóa cột sống.
Các thực phẩm giàu Vitamin D mà người bệnh nên ăn là ngũ cốc, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, trứng gà, nấm,…Ngoài ra bạn có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng mỗi ngày 15-20p.
3. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3
Omega 3 là một thành phần cấu tạo nên đĩa đệm cột sống. Omega 3 là một chất có vai trò ngăn chặn phản ứng hệ miễn dịch, giảm triệu chứng sưng đau, ức chế viêm trong xương khớp, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng vận động. Axit béo Omega-3 giúp tăng cường lưu thông máu và bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng 2 – 4gr axit omega 3 mỗi ngày sẽ giúp chống viêm hiệu quả đối với người bị bệnh về xương khớp.
Các thực phẩm giàu Omega 3 đó là: cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá tuyết, cá mòi,… Bên cạnh đó người bị thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng các thực phẩm như dầu oliu, hạt cải, hạt hạnh nhân, óc chó,… có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt.
4. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có tác dụng kháng viêm tự nhiên cực kì hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường tổng hợp Collagen Type I, II và Aggrecan, giúp làm tăng mật độ của xương cột sống và cổ xương đùi, góp phần thúc đẩy hình thành nên chất nền bề ngoài của sụn khớp. Vì vậy, nhóm thực phẩm giàu vitamin C là cực kì cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa cột sống.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như trái cây họ cam (bưởi, cam, chanh, quýt,…), dứa, ổi, kiwi, dâu tây,… Ngoài ra vitamin C cũng có nhiều trong các loại rau xanh thẫm màu như súp lơ, rau họ cải (cải xoăn, cải bắp, rau bina,…)
5. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Bạn có thể bổ sung một số loại sữa dưới đây:
- Sữa bò: Chứa các thành phần dưỡng chất đa dạng như Lactose, Protein, Lipid, Vitamin và các khoáng chất như canxi, magie, natri, kali, photphat,… rất an toàn, lành tính và là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân thoái hóa cột sống.
- Sữa đậu nành: Sữa đậu nành có chứa nhiều đạm giúp xương chắc khỏe cùng các chất chống lão hóa giúp làm chậm quá trình thoái hóa của cột sống.
- Sữa tách béo: Sữa tách béo giúp bổ sung canxi và dưỡng chất cho người bệnh thoái hóa cột sống mà không gây thừa đường, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, đường huyết,…
- Sữa chua: Sữa chua giúp bổ sung canxi, có tác dụng kháng viêm, chống lão hóa đồng thời kích thích hệ tiêu hóa cho người bệnh.
- Sữa bột: Trên thị trường có nhiều loại sữa dạng bột dành riêng cho người bệnh xương khớp. Phần lớn các loại sữa bột đều giàu canxi, vitamin D, protein, magie,… Tùy vào tình trạng cơ thể từng người mà người bệnh cần tham khảo kỹ lưỡng, lựa chọn loại sữa phù hợp, cung cấp đúng chất mà cơ thể mình cần.
Thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?
1. Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn nhanh có chứa nhiều cholesterol, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là người mắc bệnh về tim mạch, xương khớp. Vì vậy, người bị thoái hóa đốt sống cổ cần hạn chế những đồ ăn như: Xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,… hay vào đó là một chế độ dinh dưỡng nhiều rau, củ, quả.
2. Tránh sử dụng chất kích thích
Các loại chất kích thích như ma túy, thuốc lá… vốn không tốt cho sức khỏe mà còn làm cho tình trạng viêm nhiễm, đau nhức đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn. Vì thế người bị thoái hóa đốt sống cổ cần tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích.
3. Hạn chế rượu, bia, đồ uống có gas
Khi sử dụng rượu, bia, đồ uống có gas khiến cho các chất điện giải bị rối loạn gây đau xương khớp, đồng thời làm tăng axit uric chính là nguyên nhân gây nên bệnh gout, làm tăng các cơn đau nhức
4. Tránh ăn nhiều thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó,… có chứa nhiều đạm nhưng nhiều quá cũng không tốt bởi vì nó có thể làm nghiêm trọng các cơn đau nhức hơn, khiến cho gan chịu áp lực lớn đồng thời làm giảm đi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
☛ Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không ?
Sản phẩm hỗ trợ người bị bệnh khớp
Ngoài các loại thực phẩm mà chúng tôi gợi ý phía trên, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan.
Khương Thảo Đan là sản phẩm đáp ứng tốt cho các trường hợp: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau mỏi nhức mỏi xương khớp, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay…
Theo nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khương Thảo Đan có chứa hoạt chất quý KGA1 được chiết tách quy chuẩn theo công nghệ hiện đại từ cây Địa liền, giúp hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm rõ rệt sau 2 đến 4 tuần sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần hỗ trợ tăng dịch khớp, phục hồi sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị dài lâu cho người bệnh.
Lời khuyên
Bên cạnh các thực phẩm nên sử dụng cũng như hạn chế, người bị thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Kiểm soát cân nặng: cần giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh việc tăng cân quá nhiều làm cho các khớp bị áp lực nặng khiến cho bệnh càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thư giãn xương khớp, giúp làm giảm các cơn đau nhức, có được sức khỏe dẻo dai.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra
Chỉ cần chú ý một chút tới chế độ ăn uống, thì bạn có thể cải thiện rất nhiều tình trạng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Hãy tham khảo gợi ý của chúng tôi và bổ sung các loại thực phẩm trên vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh một cách tích cực hơn.
➤ Xem thêm: 7 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ