Chế độ ăn uống là một phần trong kế hoạch điều trị bệnh viêm khớp. Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các khớp và hệ xương của bạn. Vậy bị viêm khớp nên ăn gì cho bớt đau?
Chế độ ăn nào cho bệnh nhân viêm khớp?
Đầu tiên ta phải biết rằng, không có chế độ ăn uống đặc biệt nào cho bệnh viêm khớp, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loại thực phẩm và chất bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho khớp và hệ xương nói chung. Và trên thực tế, một cuộc khảo sát cho thấy 24% những người bị viêm khớp báo cáo rằng chế độ ăn uống của họ có tác động đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Các loại thực phẩm giúp giảm viêm khớp được gọi chung là các loại thực phẩm chống viêm. Chúng có chứa các hợp chất giúp kiểm soát tình trạng viêm của cơ thể, từ đó giúp giảm cơn đau mãn tính do nhiều loại bệnh viêm khớp, như: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp,…
Thứ hai, bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm từ năm nhóm thực phẩm chính. Điều này giúp cung cấp cho cơ thể những công cụ cần thiết để ngăn ngừa các tổn thương thêm cho khớp.
Ngoài ra, nếu ăn uống đúng, bạn cũng có thể kiếm soát các triệu chứng của mình bằng cách:
- Giảm cholesterol. Những người bị viêm khớp thường có nguy cơ bị cholesterol cao. Giảm cholesterol có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh này.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể gây thêm áp lực lên các khớp và việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể có thể gây viêm thêm. Vì thế, duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Có nhược điểm nào với chế độ ăn này không?
Không có nhược điểm lớn nào liên quan đến chế độ ăn uống chống viêm. Tuy nhiên, nếu bạn hiện đang có một chế độ ăn uống không lành mạnh thì có thể sẽ mất một chút thời gian để điều chỉnh lại. Bạn cần phải dọn sạch tủ lạnh để loại bỏ các thực phẩm có khả năng gây viêm nhiễm và cần dành nhiều thời gian, công sức hơn để chuẩn bị một bữa ăn, thay vì ăn thức ăn nhanh như bạn vốn đã từng.
Ngoài ra, không giống như các loại thuốc giảm đau (có thể chỉ mất vài phút để phát huy tác dụng), giảm viêm đau khớp bằng chế độ ăn uống diễn ra một cách từ từ và khó nhận thấy được, đôi khi có thể mất tới vài ngày hay thậm chí vài tuần để nhận thấy sự thay đổi. Tuy nhiên, chế độ ăn uống này sẽ mang lại những lợi ích về lâu dài cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ xương khớp của bạn. Bạn có thẻ ghi nhật ký để theo dõi những thay đổi trong triệu chứng khi bắt đầu thực hiện việc ăn uống lành mạnh với chế độ ăn chống viêm.
Lưu ý:
- Có nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp giảm viêm khớp, có người hợp với loại thực phẩm này, có người không. Vì thế chế độ ăn uống là khác nhau ở mỗi người và hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa của bạn.
- Chế độ ăn uống giúp giảm viêm khớp là một sự thay đổi trong lối sống, không phải là một giải pháp ngắn hạn. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì và quyết tâm cao.
Bị viêm khớp nên ăn gì?
Cá béo
Những người bị viêm khớp nên ăn ít nhất một phần cá béo mỗi tuần.
Cá béo là các loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Những chất béo không bão hòa đa này có đặc tính chống viêm rất mạnh mẽ, nó có thể làm giảm việc sản xuất các phân tử và chất có liên quan đến chứng viêm, chẳng hạn như eicosanoids và cytokine gây viêm.
Các loại cá béo gồm có: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ tơi, cá trích,…
Trái cây tươi
Người bị viêm khớp nên ăn 400 gam trái cây mỗi ngày hoặc 5 phần ăn 80 gam. (Một khẩu phần 80 gram tương đương với một miếng nhỏ có kích thước bằng một quả bóng tennis).
Hầu hết các loại trái cây tươi, đặc biệt táo, mơ, chuối, dưa hấu, nho, kiwi, cam, đu đủ, dứa và bơ có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa. Các chất này là các chất có khả năng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phá hủy tế bào gây ra bởi các gốc tự do.
Các gốc tự do sinh ra do sự trao đổi chất bên trong cơ thể hoặc do phản ứng với môi trường. Chúng có liên quan tới nhiều căn bệnh mãn tính như: bệnh tim, viêm khớp, ung thư, đột quỵ, bệnh đường hô hấp,… Các chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa các gốc tự do và điều này được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe và bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm khớp.
Dầu ô-liu
Ngoài dầu cá, dầu ô-liu cũng là một loại dầu khác có thể giúp giảm viêm khớp.
Dầu ô-liu có chứa hàm lượng oleocanthal cao, đây là chất có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), cả về đặc tính cảm nhận và khả năng chống viêm. Do đó, oleocanthal hiện còn được thừa nhận là một NSAID tự nhiên (theo NCBI).
Để thêm dầu ô-liu vào chế độ ăn, bạn có thể cho chúng vào salad, dùng xào rau, phết vào bánh mì, ướp hải sản và thịt.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và hạt macadamia cũng là những nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn rất giàu magiê, L-arginine và vitamin E, đấy cũng là các chất đóng một vai trò giữ chứng viêm nằm dưới sự kiểm soát. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn chế độ ăn giàu các chất này có mức độ các phân tử gây viêm thấp hơn và mức độ protein chống viêm adiponectin cao hơn so với những người tiêu thụ ít.
Các loại rau màu xanh đậm
Để giảm viêm khớp, bạn nên ăn khoảng 300g rau mỗi ngày. Tương đương khoảng 100g rau mỗi bữa, tức 1 chén đầy (không chứa nước).
Rau màu xanh đậm rất giàu vitamin D, các chất chống oxy hóa cùng phytochemical. Trong đó, vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi vào xương, nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm; các chất chống oxy hóa giúp trung hòa gốc tự do, kiểm soát chứng viêm và hạn chế các tổn thương thêm ở khớp; phytochemical là các hóa chất thực vật, nó có khả năng kháng viêm và giúp cơ thể hoàn thành hàng nghìn quá trình sinh hóa.
Các loại rau lá xanh đậm có thể kể tới là: rau bina, cải xoăn, collard green, cải cầu vồng, rau muống,…
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh có chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Theo các nhà nghiên cứu, nó có thể làm chậm sự phá hủy sụn ở các khớp trong bệnh viêm xương khớp, từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp.
Loại rau này cũng rất giàu vitamin K, C, canxi, là các chất giúp xương chắc khỏe.
Tỏi, nghệ, gừng
Tỏi, nghệ và gừng cũng là các loại gia vị tốt cho người bị bệnh viêm khớp.
Tỏi có chứa một hợp chất được gọi là diallyl disulfide. Chất này có thể hoạt động để chống lại các enzym gây hại cho sụn khớp.
Nghệ thì chứa curcumin, được chứng minh có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng viêm khớp khác.
Gừng có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Đối với những người bị viêm khớp, đặc tính chống viêm của gừng mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho họ. Loại củ này có chứa các hợp chất chống viêm có chức năng tương tự như chất ức chế COX-2 (thuốc chống viêm không steroid).
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt gồm: lúa mì, gạo, lúa mạch, kiều mạch, lúa mì bulgur, kê, yến mạch,… Các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt mà người bị viêm khớp nên ăn là: cháo bột yến mạch, cơm gạo lứt, các sản phẩm đóng gói ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám,…
Sở dĩ người bị viêm khớp nên ăn ngũ cốc nguyên hạt là bởi chúng rất giàu chất xơ, giúp giảm viêm liên quan đến viêm khớp và nhiều bệnh khác.
Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn chế độ ăn nhiều chất xơ có mức protein phản ứng C (CRP) trong máu thấp hơn. CRP là một dấu hiệu của chứng viêm có liên quan đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp (RA), bệnh tim và tiểu đường.
Thực phẩm giàu chất xơ cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho các lợi khuẩn sống trong ruột. Khi các lợi khuẩn này hoạt động, chúng tiết ra các chất giúp làm giảm mức độ viêm nhiễm trên toàn cơ thể.
Lưu ý
Trên đây không phải là toàn bộ các thực phẩm có khả năng chống lại bệnh viêm khớp. Có rất nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và cá nạc khác. Vì vậy bạn nên ăn một cách đa dạng các loại thực phẩm và tận dụng sự đa dạng này để thưởng thức một chế độ ăn uống ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng.
Bị viêm khớp không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm chống viêm thì cũng có các thực phẩm gây viêm, nếu lựa chọn sai, các triệu chứng viêm khớp của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn. Bởi chúng có khả năng thúc đẩy giải phóng cytokine gây viêm nhiễm, tăng các gốc tự do trong cơ thể.
Nếu bị viêm khớp, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm gây viêm sau:
- Thực phẩm nhiều đường tinh luyện
- Chất béo bão hòa
- Khoai tây ciên và các loại thực phẩm chiên khác
- Thịt đỏ (bánh mì kẹp thịt, bít tết) và thịt chế biến (xúc xích, thịt hộp)
- Rượu và các chất kích thích khác
- Thuốc lá
3 thực phẩm gây tranh cãi cho bệnh viêm khớp
Một số người khẳng định rằng 3 loại thực phẩm dưới đây làm tình trạng viêm khớp của họ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho lý thuyết này. Có thể đúng là một số người không hợp các loại thực phẩm trên, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều không hợp. Bạn vẫn có thể thử và thêm chúng vào chế độ ăn uống của mình nếu bạn bị viêm khớp.
Rau Nightshade
Rau Nightshade là các loại rau thuộc họ Solanaceae (họ Cà), chẳng hạn như: cà tím, hồ tiêu, khoai tây, cà chua,…
Những loại cây này có chứa một chất hóa học gọi là solanine, nhiều người tin rằng chất này có thể thúc đẩy chứng viêm khớp. Tuy nhiên, tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ không ủng hộ quan điểm này, nhưng họ cũng thừa nhận rằng một số người có thể nhạy cảm với một số loại rau thuộc họ này.
Các sản phẩm sữa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa và các sản phẩm từ sữa mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp, ví dụ: làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới và làm chậm sự tiến triển viêm xương khớp ở phụ nữ.
Tuy nhiên, một số người khi sử dụng các sản phẩm này có thể thấy tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn.
Gluten trong lúa mì
Giống như các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên cám là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, được gọi là gluten, có liên quan đến chứng viêm và đau khớp ở một số cá nhân.
Cách tăng cường hiệu quả chống viêm cho chế độ ăn
Để việc giảm đau do viêm khớp đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống chống viêm với tập thể dục đều đặn.
Một nghiên cứu lớn đã so sánh mức độ đau ở những bệnh nhân viêm khớp, trong đó một nhóm được chỉ định tuân theo chế độ ăn uống, một nhóm chỉ tập thể dục và một nhóm vừa thực hiện chế độ ăn kết hợp với tập luyện. Kết quả cho thấy, những người vừa ăn uống vừa tập thể dục được hưởng lợi nhiều hơn hai nhóm kia, bao gồm trong cả việc giảm viêm và giảm đau.
Song song với đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Lê Minh Hà về hoạt chất KGA1 giúp giảm đau, chống viêm, chống ung thư,…
Sản phẩm có công dụng:
- Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
- Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
Tổng kết
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm khớp ăn gì?” của rất nhiều bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tự thay đổi và lên cho mình một chế độ ăn uống phù hợp với bản thân. Nếu cần sự trợ giúp, bạn có thể gọi tới số 18001156 ( miễn cước ) kể cả thứ 7 và chủ nhật.