Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: khi nào tôi cần phẫu thuật?

Sau những nỗ lực điều trị bảo tồn thất bại, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải pháp lý tưởng với một số người, nhưng song hành với lợi ích, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro rất lớn. Sau đây là những thông tin hữu ích mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định xem liệu mình có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: những điều bạn cần biết!

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, khi khỏe mạnh, chúng hoạt động giống như bộ giảm xóc, cho phép bạn uốn cong và di chuyển mà các đốt sống không cọ xát với nhau. Tuy nhiên, khi thoát vị đĩa đệm, vật liệu thoát vị có thể đè lên dây thần kinh, gây đau và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Khoảng 9 trong số 10 người, các triệu chứng đau nhức, tê bì có thể kiểm soát được bằng điều trị nội khoa tích cực. Đôi khi, một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Ngược lại, có một số trường hợp thoát vị nghiêm trọng, lớp bao xơ đã bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép nặng nề lên rễ thần kinh cột sống. Nếu không được can thiệp ngoại khoa kịp thời, những bệnh nhân này có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất có thể xảy ra là bại liệt.

Phẫu thuật chỉ được khuyến nghị trong những trường hợp thoát vị nghiêm trọng

Thông thường, các trường hợp có thể được khuyến nghị phẫu thuật bao gồm:

  • Các triệu chứng thần kinh tiến triển, chẳng hạn như chân ngày càng yếu và tê bì do vật liệu thoát vị đè lên dây thần kinh.
  • Bệnh nhân đã tiến hành vật lý trị liệu, điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp không phẫu thuật khác được 6 – 8 tuần mà các triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm.
  • Tình trạng thoát vị đã quá nặng, tiên lượng tỷ lệ điều trị nội khoa thành công là rất thấp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật luôn cho bạn.

Đặc biệt, có hai trường hợp cần can thiệp mổ cấp cứu, gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa: chèn ép rễ thần kinh làm giảm trương lực cơ, gây yếu hoặc liệt các nhóm cơ, dẫn tới liệt mềm đột ngột 2 chi dưới, đi kèm mất chức năng ruột và bàng quang.
  • Bệnh nhân đau dữ dội đến mức không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đứng hoặc đi bộ mà không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Tôi phải thực hiện những gì trước khi phẫu thuật?

Khi xem xét mổ thoát vị đĩa đệm, bạn nên biết rằng có nhiều cách tiếp cận phẫu thuật khác nhau. Trước khi đề xuất một quy trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X-quang: nhằm cung cấp hình ảnh rõ ràng về các đốt sống và khớp của bạn. Chụp X-quang không cho chẩn đoán quyết định là có hay không có thoát vị đĩa đệm nhưng thông qua một số hình ảnh có thể giúp gián tiếp xác định vị trí thoát vị. Bên cạnh đó, X-quang quy ước còn giúp xác định các tổn thương khác của cột sống như trượt đốt sống, mất vững cột sống, …
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI tạo ra hình ảnh 3-D của tủy sống và rễ thần kinh, cũng như các đĩa đệm. MRI có độ tin cậy nhất trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Trên phim cộng hưởng từ có thể xác định chính xác vị trí, số tầng thoát vị, hình thái thoát vị.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT/CAT scan): được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh không thể chụp được cộng hưởng từ (do có dị vật kim khí trong cơ thể). Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang có thể cho phép xác định chính xác vị trí, mức độ chèn ép của thoát vị đĩa đệm với độ nhạy cao.
  • Các nghiên cứu về điện cơ hoặc dẫn truyền thần kinh (EMG/NCS): đo các xung điện dọc theo dây thần kinh và cơ.

Các xét nghiệm hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ xác định loại phẫu thuật tốt nhất cho bạn. Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác góp phần không nhỏ trong việc ra quyết định loại phẫu thuật phù hợp bao gồm vị trí đĩa đệm bị thoát vị, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn.

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Tương tự như những can thiệp ngoại khoa khác, mổ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Dù tỷ lệ biến chứng cho các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là tương đối thấp, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro này. Sau đây là một số biến chứng phổ biến mà bạn cần xem xét:

  • Tổn thương thần kinh: nguy cơ tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật do có thể gặp phải tình trạng rễ thần kinh bị dính gây chèn ép, đau đớn cho người bệnh, hoặc sau khi phẫu thuật do một số bệnh nhân bị hình thành nhiều mô sẹo trong khu vực phẫu thuật, mô đó có thể đè lên dây thần kinh và gây đau.
  • Nhiễm trùng: các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ nhiễm trùng thấp, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lan đến tận tủy sống. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để dự phòng nguy cơ này.
  • Thoái hóa cột sống: vùng cột sống sau mổ không còn linh hoạt như lúc đầu, nếu không chú ý vận động và chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách, nguy cơ thoái hóa cột sống ở những phân đoạn gần vị trí phẫu thuật là rất cao.
  • Biến chứng ngoại khoa khác: các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc gây mê trong phẫu thuật không phổ biến nhưng có thể bao gồm khó thở, đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong.

Bên cạnh những rủi ro trên, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ phẫu thuật thất bại, nghĩa là phẫu thuật sẽ không giúp làm giảm các triệu chứng, trong trường hợp xấu, bạn thậm chí còn phải chịu đau đớn nhiều hơn sau khi phẫu thuật. Ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thành công hay không dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khỏe của bệnh nhân, loại phẫu thuật cột sống thực hiện và các yếu tố chăm sóc hậu phẫu.

Tuy nhiên, nguy cơ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại là khá thấp. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ thành công cho một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lên tới 78,9% trong số 39.048 bệnh nhân.

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm khác nhau nhưng mục tiêu chung của các loại phẫu thuật này đều là loại bỏ vật liệu thoát vị nhằm làm giảm áp lực lên các rễ thần kinh. 

Mổ mở

Mổ mở giúp loại bỏ toàn bộ vật liệu thoát vị nhưng bệnh nhân sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục

Mổ mở điều trị thoát vị đĩa đệm là một phương pháp truyền thống. Thông thường phương pháp này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật nội soi do đĩa đệm bị vỡ hoặc tổn thương nặng khiến các mô mềm xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở loại phẫu thuật này, nhân thoát vị đĩa đệm được loại bỏ thông qua một vết rạch lớn ở lưng.

Phương pháp mổ mở có thể mang đến một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Mổ mở giúp loại bỏ hết những tổn thương liên quan đến đến đĩa đệm.

Nhược điểm

  • Bệnh nhân có thể bị mất nhiều máu do vết mổ lớn.
  • Người bệnh cần nằm viện vài ngày sau mổ mở.
  • Thời gian hồi phục lâu.
  • Người bệnh có thể bị đau dữ dội và khó khăn khi vận động. Đây là triệu chứng bình thường sau khi phẫu thuật và thường sẽ cải thiện khi các mô lành lại.
  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc xuất hiện nhiều biến chứng khác sau mổ cao hơn do vết mổ lớn.

Mổ nội soi

Mổ nội soi giúp cung cấp môi trường chữa lành tốt hơn mổ mở

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – mổ nội soi, là loại phẫu thuật được khuyến cáo phổ biến hơn đối với các đĩa đệm thoát vị thắt lưng. Phẫu thuật này giúp giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường chữa lành tốt hơn cho đĩa đệm so với mổ mở.

Trong quy trình này, phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh của bạn sẽ được loại bỏ thông qua một vết rạch nhỏ ở lưng. Sau khi thực hiện một vết rạch nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot và nhiều thiết bị hỗ trợ khác để loại bỏ vật liệu thoát vị và chữa lành tổn thương. Trong quá trình phẫu thuật, cơ thắt lưng vẫn còn nguyên vẹn và chỉ có các vết rạch nhỏ được tạo ra đủ để luồn các dụng cụ phẫu thuật. Do đó, lợi ích của phẫu thuật nội soi là nó có thể làm giảm thời gian hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và bệnh nhân ít phải chịu đau đớn hơn.

Nhìn chung, mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Vết mổ nhỏ ít để lại sẹo.
  • Vì phương pháp này chỉ cần một vết mổ nhỏ nên người bệnh cũng ít đau, ít mất máu hơn và giảm hẳn nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.
  • Thời gian phục hồi và nằm viện ngắn, bệnh nhân có thể di chuyển và vận động nhẹ nhàng chỉ sau 1 tuần phẫu thuật.
  • Ít làm ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh, điển hình như dây thần kinh, cơ, tổ chức gân…

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  • Có nguy cơ không loại bỏ hết các mảnh đĩa đệm bị vỡ.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm

“Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như phương pháp phẫu thuật, mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân, thẻ bảo hiểm y tế, bác sĩ thực hiện …Tuy nhiên, sau khi tham khảo một số bệnh viện tuyến đầu, chúng tôi ước tính rằng, chi phí trung bình cho một lần mổ thoát vị đĩa đệm có thể dao động trong khoảng:

  • Chi phí mổ mở thoát vị đĩa đệm chưa có biến chứng: trung bình từ 15 triệu đến 20 triệu/ lần.
  • Chi phí mổ mở thoát vị đĩa đệm đa tầng hoặc đã có biến chứng hẹp ống sống: 30 triệu/ lần.
  • Chi phí mổ nội soi: thường cao hơn mổ mở, dao động từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/ lần.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Bên cạnh chi phí thì “Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?” cũng là vấn đề mà người bệnh rất quan tâm bởi trình độ y khoa của đội ngũ y bác sĩ cùng cơ sở vật chất trang thiết bị sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công của ca phẫu thuật. Dưới đây là những bệnh viện mổ thoát vị đĩa đệm uy tín nhất hiện nay:

Địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức

Đây được coi là bệnh viện hàng đầu của cả nước về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Mỗi ngày bệnh viện Việt Đức tiến hành khoảng hơn 10 ca mổ chữa thoát vị đĩa đệm với hai phương pháp áp dụng chính là mổ hở và mổ nội soi.

Địa chỉ: 18 Phủ Doãn, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện trung ương quân đội 108 cũng là một trong những cơ sở đi đầu về đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị hiện đại trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay. Ngoài phương pháp mổ hở truyền thống thì bệnh viện còn áp dụng các phương pháp can thiệp ít xâm lấn như mổ nội soi, thấu nhiệt sóng radio, giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da… 

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những đơn vị tiến hành nhiều ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thành công nhất, các bác sĩ tại đây cũng luôn đi đầu trong việc cập nhật kiến thức trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân.

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội

Một số bệnh viện uy tín khác:

  • Bệnh viện 103 – Địa chỉ: Số 160, đường Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.
  • Phòng khám Đa khoa Vietlife – Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương – Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội
  •  Bệnh viện Quốc tế Vinmec – Địa chỉ: Tầng 3, số 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • .v.v.

Địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm ở TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy luôn đi đầu trong những phẫu thuật ngoại khoa nói chung và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nói riêng. Do đó, nếu bạn đang cân nhắc những bệnh viện mổ thoát vị đĩa đệm tốt nhất thì đừng bỏ qua địa chỉ này.

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 – TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM luôn được đánh giá cao về điều trị các bệnh cơ xương khớp. Do đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể tin tưởng đến trị bệnh, phẫu thuật tại cơ sở này. 

Địa chỉ: 929 đường Trần Hưng Đạo – phường 1 – quận 5 – TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Bệnh viện ứng dụng cả hai kỹ thuật mổ hiện đại là mổ mở và mổ nội soi, tỷ lệ thành công của các ca mổ thoát vị đĩa đệm từ trước tới nay cũng luôn rất cao. Bên cạnh việc mổ, khoa Ngoại bệnh viện còn phối hợp với các khoa khác trong viện để việc điều trị sau phẫu thuật đạt hiệu quả cao, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng – phường 11 – quận 5 – TP. Hồ Chí Minh.

Một số bệnh viện uy tín khác:

  • Bệnh viện Nhân Dân 115 – Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương chỉnh hình STO Phương Đông – Địa chỉ: 79 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC) – Địa chỉ: Số 99 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
  • Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế – Địa chỉ: 65A Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM
  • .v.v.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Việc chăm sóc sau khi phẫu thuật có quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị, do đó, bệnh nhân cần lưu ý kỹ những điểm sau đây để cơ thể hồi phục tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra.

Nghỉ ngơi đúng cách có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nghỉ ngơi hoàn toàn trong ngày đầu tiên: 24 giờ sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường. Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập đứng dậy và ngồi trong thời gian ngắn.

Tránh căng thẳng lưng: điều quan trọng là không được để lưng của bạn căng thẳng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tránh uốn cong ở thắt lưng, vặn người và nâng vật nặng trong hai đến bốn tuần sau khi làm thủ thuật. 

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc hồi phục sau mổ, bạn phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chữa lành. Ngoài ra, uống một số loại thuốc giảm đau và tình trạng ít vận động có thể dẫn đến táo bón. Căng thẳng khi đi vệ sinh có thể gây áp lực lên cột sống của bạn. Do đó, hãy chú ý uống đủ nước và ăn một chế độ ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa điều này. 

Kiêng những thực phẩm này: đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản và một số thực phẩm quá giàu đạm có thể gây kích ứng vết mổ, do đó, để phòng ngừa mưng mủ, nhiễm trùng, ngứa và chậm lành vết thương, bệnh nhân cần chú ý kiêng ăn những đồ ăn này cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.

Vận động trở lại một cách từ từ và vừa sức:  bạn không nên thực hiện những hoạt động cường độ cao hơn đi bộ trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Hãy tăng cường vận động dần dần khi các triệu chứng của bạn được cải thiện. Cảm thấy mệt mỏi sau khi phẫu thuật là điều bình thường, đừng quá lo lắng hay nóng vội, hãy nhớ rằng, cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi.

Tái khám đúng lịch: lần tái khám đầu tiên sẽ là 2 tuần sau khi phẫu thuật nhằm kiểm tra sự tiến triển, đánh giá vết thương, thảo luận về chiến lược trở lại làm việc của bạn. Lần thăm khám thứ hai từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục của bạn vẫn tiến triển đúng hướng.

Chú ý theo dõi vết mổ: nếu vết mổ có biểu hiện nhiễm trùng (mưng mủ, có mùi hôi tanh, sưng đỏ…), chảy máu liên tục hoặc bị đau nhiều… người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được kiểm tra nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục thích hợp.

Khương Thảo Đan – hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị hậu phẫu tại nhà, bên cạnh việc chăm sóc và bồi bổ cơ thể, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan để giúp cột sống hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng đồng thời viên xương khớp Khương Thảo Đan với phác đồ điều trị bằng thuốc ngay sau phẫu thuật.

Khương Thảo Đan giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau mổ thoát vị đĩa đệm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan là sự kế thừa từ bài thuốc cố truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang, kết hợp với hai hoạt chất quý báu là Collagen type II không biến tính và KGA1 chiết xuất từ cây địa liền, nhờ vậy, sản phẩm đem tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Độc Hoạt Ký Sinh Thang: phương thuốc cổ truyền xuất xứ từ Thiên Kim, chữa đau thần kinh tọa và thoái hóa xương khớp hiệu quả.
  • Hoạt chất KGA1: được chiết tách từ củ địa liền với hàm lượng cao cho tác dụng giúp giảm đau, chống viêm mạnh mẽ (tốt hơn so với các thuốc giảm đau chống viêm phổ biến như thuốc giảm đau paracetamol hay thuốc giảm đau – chống viêm Nsaids) mà lại an toàn cho gan và dạ dày khi sử dụng lâu dài. 
  • Collagen Type II: giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Nhờ đó, tác dụng hồi phục và bảo vệ sụn khớp được tăng cường một cách tối đa.

Nhờ thành phần có nguồn gốc tự nhiên, vô cùng lành tính nên từ khi ra mắt đến nay, Khương Thảo Đan chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào của khách hàng về tác dụng phụ có hại. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà sử dụng sản phẩm. Để đạt được hiệu quả phục hồi tối ưu nhất, hãy kiên trì sử dụng trong vòng 3 tháng!

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Để được giải đáp thêm các thắc mắc và tư vấn về sản phẩm, bạn đọc vui lòng liên hệ 1800.1156.

Tài liệu tham khảo

https://benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm

https://www.uofmhealth.org/health-library/aa6282

Bài viết liên quan