Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ trong đó có vật lý trị liệu là phương pháp được xem là an toàn và giúp giảm cơn đau hiệu quả, lâu dài. Vậy vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị này qua bài viết dưới đây nhé!
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không?
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vật lý trị liệu là việc ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh để phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng sau khi điều trị bệnh. Vai trò của vật lý trị liệu nói chung là:
- Giúp người bệnh phục hồi lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất đi trong khi bị bệnh
- Rèn luyện cho người bệnh thói quen luyện tập tốt cho sức khỏe
- Giúp người bệnh không trải qua phẫu thuật đau đớn, ít cần sử dụng thuốc tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gây ra.
- Phục hồi các chức năng vốn có sau phẫu thuật, các chấn thương cho người bệnh.
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh bị đau nhức vùng cổ, cứng khổ khiến cho cổ khó cử động được linh hoạt, lâu dần cơn đau sẽ lan đến vai gáy, cánh tay… Vật lý trị liệu sẽ giúp người thoái hóa đốt sống cổ giảm đau, kéo giãn cột sống cổ và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu cũng mang lại nhiều công dụng cho người bệnh như:
- Hạn chế việc dùng thuốc giảm đau và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
- Một số bài tập và phương pháp trị liệu có thể được thực hiện được tại nhà. Điều này mang lại sự tiện lợi tối đa, tiết kiệm được thời gian, công sức cho người bệnh.
- Mang lại hiệu quả lâu dài và hạn chế nguy cơ tái phát.
- Giảm đau và hạn chế tình trạng cứng ở khớp cổ, vai, gáy. Giúp vai, gáy, cổ hoạt động linh hoạt, cải thiện phạm vi hoạt động của đầu, cổ và hạn chế các nguy cơ tái phát tình trạng thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp ảnh hưởng đến vai, gáy.
- Tránh nguy cơ phẫu thuật.
Ngay cả khi các cơn đau cổ không nghiêm trọng, các phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể mang lại hiệu quả cải thiện tư thế và chức năng của cổ. Điều này giúp người bệnh tập luyện được tư thế tốt và hạn chế nguy cơ, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh lý liên quan khác.
Tuy nhiên, để mang lại được những hiệu quả trên người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia về kỹ thuật, thời gian tập luyện. Nếu trong quá trình tập luyện có xuất hiện những biểu hiện đau nhức bất thường cần báo ngay cho chuyên gia hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để được kiểm tra và hướng dẫn kịp thời.
Bên cạnh những tác dụng cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì vật lý trị liệu cũng có nhược điểm là thời gian tác dụng chậm và bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình luyện tập mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Đây là phương pháp điều trị an toàn nên người bệnh sẽ không thể thấy được hiệu quả ngay sau luyện tập 1 – 2 buổi. Vì vậy người bệnh cần kiên trì tập luyện để mang lại hiệu quả lâu dài.
Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ?
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ được khuyến nghị trong nhiều trường hợp như:
- Thoái hóa đốt sống cổ mãn tính, cơn đau kéo dài và tái phát liên tục. Nhưng không chỉ những người thoái hóa đốt sống cổ mà ngay cả khi không bị thoái hóa chúng ta cũng có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau và tăng cường sức mạnh ở cột sống.
- Hỗ trợ, tăng hiệu quả cho các phương pháp điều trị nội khoa và tăng khả năng hồi phục các chức năng đốt sống cổ.
- Phục hồi chức năng của các đốt sống cổ sau phẫu thuật, hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm co thắt khi các cơ bắp ở cổ được phục hồi.
- Chỉ định cho các trường hợp khác như đau vai gáy hoặc đau cổ mãn tính mà không rõ nguyên nhân.
- Ngoài ra, vật lý trị liệu còn giúp ngăn ngừa các bệnh xương khớp và bệnh mãn tính khác.
Khi nào không nên thực hiện phương pháp vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu là rất tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ nhưng không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh đều có thể áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp nếu áp dụng vật lý trị liệu có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vật lý trị liệu thường không được khuyến cáo cho các trường hợp sau:
- Tổn thương nghiêm trọng ở đốt sống cổ: Khi đốt sống cổ bị tổn thương quá nghiêm trọng làm cho cột sống cổ không đủ sức mạnh để thực hiện động tác vật lý trị liệu chẳng hạn như tình trạng gãy xương đốt sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống gây chèn ép tủy xương hoặc rễ thần kinh. Trong các trường hợp này, cột sống cần được điều trị ổn định trước sau đó mới tập vật lý trị liệu để khôi phục lại chức năng đốt sống cổ.
- Gặp phải một vài vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc xuất hiện các khối u ở cổ. Các nguyên nhân và bệnh lý cơ bản cần được ưu tiên điều trị trước khi tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ.
- Khi bác sĩ khuyến cáo không nên tự tập vật lý trị liệu
Các bài vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Kéo dãn cột sống cổ bằng máy
Phương pháp này có tác dụng giúp làm giãn cơ, giảm đau, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ, tăng phạm vi hoạt động cho đốt sống bị thoái hóa.
Các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống bằng thiết bị giường kéo hiện đại. Các cơ co thắt vùng cột sống cổ sẽ được kéo giãn, các lỗ liên hợp được mở rộng tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các gai xương sẽ không còn chèn ép rễ thần kinh. Tùy theo trọng lượng cơ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.
Phương pháp điện trị liệu
Mục đích phương pháp này bao gồm giảm áp lực lên các đốt sống cổ và cải thiện tình trạng bị chèn ép của hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng có thể hạn chế tình trạng dính khớp, giúp đốt sống cổ trở nên linh hoạt và cải thiện đường cong sinh lý ở cổ, vai, gáy. Một số phương pháp điện trị liệu được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
1. Sóng ngắn
Sóng ngắn được dùng để trị liệu, giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đào thải những chất gây viêm nhiễm, cải thiện tuần hoàn máu giúp giảm đau.
2. Siêu âm
Siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, siêu âm cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, cải thiện các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm khiến mô sẹo mờ đi, giảm kết dính.
3. Kích thích điện
Các dòng điện kích thích cũng có thể được đưa vào cơ thể để làm ức chế các đường dẫn truyền thần kinh lên não đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mất đi cảm giác đau.
4. Laser
Laser giúp các mô nhanh chóng được tái tạo và giảm đau, tê mỏi.
Massage
Massage xoa bóp nhẹ nhàng khu vực cổ, vai, gáy cũng có thể cải thiện các cơn đau. Phương pháp này người bệnh có thể thực hiện tại nhà và thực hiện bất cứ lúc nào khi cảm thấy đau.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các phương pháp xoa bóp, massage để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Châm cứu
Châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hóc môn Endorphin giúp giảm các cơn đau nhức một cách tự nhiên, tăng cường khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời phương pháp này còn giúp kích thích vùng cột sống bị tổn thương sản sinh ra chất steroid giúp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân.
Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu không thể thiếu trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, mang lại những lợi ích cụ thể như:
- Tăng khả năng vận động và phạm vi hoạt động của các cơ và sức bền cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Phục hồi và ổn định sự linh hoạt của các khớp
- Ổn định khả năng vận động ở bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ.
Mục đích của các bài tập vận động trị liệu là để lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp. Do vậy, phải tìm ra các cơ co rút để kéo giãn, đồng thời tìm ra các cơ yếu để tập mạnh. Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà các thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập khác nhau như bài tập lắc vòng đầu, cổ, cúi, ngửa nghiêng, xoay cổ,…
Lưu ý khi luyện tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Để tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Tuân thủ theo chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ
- Thực hiện các động tác theo hưỡng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc người có chuyên môn
- Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, từ từ rồi dần dần tăng cường độ luyện tập
- Trong quá trình luyện tập không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
- Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Tránh các tư thế gây thoái hóa đốt sống cổ
- Cần có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm cho những người làm việc văn phòng, ít vận động và những người mang vác đồ nặng
- Tái khám đúng hẹn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về vật lý trị thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả. Bên cạnh việc tập luyện các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh cũng nên vận động nhẹ và giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày để việc trị liệu sớm đạt kết quả tốt. Ngoài ra, thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ theo những phác đồ điều trị của bác sĩ cũng giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
➤Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ có tập thể dục được không?