Một trong các phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp là sử dụng thuốc. Vậy, có những loại thuốc nào và đau nhức xương khớp uống thuốc gì?
Phân loại thuốc đau nhức xương khớp
Phân loại theo đường dùng, thuốc chữa đau xương khớp có:
- Thuốc uống
- Thuốc tiêm
- Thuốc bôi trên da.
Ở mỗi loại đều có dạng không kê đơn (OTC) và kê đơn (ETC).
Hiểu cơ bản, thuốc không kê đơn là thuốc có thể mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc mà không cần đơn thuốc, thuốc không kê đơn chủ yếu ở dạng đường uống hoặc thuốc bôi trên da. Thuốc kê đơn là thuốc khi mua cần có đơn thuốc của bác sĩ. Nhóm thuốc này có tác dụng nhanh và mạnh nhưng gây ra rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng sai.
Thông thường, để điều trị các cơn đau nhức khớp mới, còn nhẹ, đau do không hoạt động nặng thường xuyên,… bệnh nhân thường bắt đầu với các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Bởi nó dễ tiếp cận, ít tốn kém và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc kê đơn. Nhưng nếu các cơn đau xương khớp nặng, đau xảy ra sau chấn thương, diễn ra liên tục, các khớp bị biến dạng thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và được kê loại thuốc phù hợp.
Lưu ý: Dù sử dụng thuốc không kê đơn hay kê đơn, bạn cũng cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ và cần tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?
Có hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc uống chữa đau khớp thường được sử dụng.
Acetaminophen (paracetamol)
Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không kê toa và thường được sử dụng để trị đau cơ xương khớp nhẹ tới vừa. Acetaminophen có thể hoạt động để can thiệp vào khả năng xử lý tín hiệu đau của não, từ đó giúp giảm đau; nhưng nó không giúp giảm viêm và không có tác dụng trị bệnh thấp khớp.
Acetaminophen có tương đối ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần lưu ý:
- Vượt quá liều khuyến cáo mỗi ngày có thể gây tổn thương gan.
- Uống acetaminophen cùng với đồ uống có cồn có thể gây tổn thương gan.
- Bệnh nhân tuyệt đối không được dùng Acetaminophen để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được thầy thuốc hướng dẫn.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID cũng là nhóm thuốc có tác dụng giảm sưng đau và giảm cả viêm. Chúng hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp enzym COX (cyclo-oxygenase ), từ đó ngăn chặn hình thành những chất làm dây thần kinh cảm giác đau trở nên nhạy cảm hơn.
NSAID được bán ở cả dạng kê đơn và không kê đơn. Các loại NSAID đều hoạt động giống nhau, nhưng mỗi bệnh nhân lại đáp ứng khác nhau với từng loại thuốc. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh trạng nhất định, một số loại NSAID có thể an toàn hơn so với những loại khác.
- Một vài loại NSAID không kê đơn: ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen (Aleve), Aspirin (Bayer, Bufferin, Excedrin),…
- Một vài loại NSAID kê đơn: natri naproxen (Anaprox), celecoxib (Celebrex), oxaprozin (Daypro), naproxen (Naprelan, Naprosyn),…
Hầu hết những người khỏe mạnh đều có thể dùng nhóm thuốc này trong thời gian ngắn mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, nó cũng mang một số rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe, như: làm tăng tỉ lệ đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, kích ứng dạ dày,… Các rủi ro này sẽ tăng dần theo thời gian sử dụng thuốc.
Glucosamine và Chondroitin
Đây là những hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn khỏe mạnh. Trong đó, glucosamine là một trong những thành phần tạo sụn còn chondroitin là làm nhiệm vụ chuyển hóa nước và chuyển hóa dinh dưỡng nuôi sụn, làm cho sụn có độ mềm dẻo và vững vàng. Ở dạng thuốc bổ sung, Glucosamine và Chondroitin được sản xuất từ sụn của các loài động vật, như bò, lợn hay động vật có vỏ.
Khi vào cơ thể, Glucosamine và Chondroitin bảo vệ các tế bào chondrocytes, giúp duy trì cấu trúc sụn, làm tăng lượng sụn khớp và dịch trong khớp, từ đó giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe của khớp. Chúng cũng được sử dụng để làm giảm đau xương khớp và cứng khớp từ trung bình đến nặng.
Bạn có thể mua riêng glucosamine hay chondroitin, nhưng hầu hết chúng thường được kết hợp với nhau trong một sản phẩm duy nhất.
Về tác dụng phụ, Glucosamine và chondroitin được coi là an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.Vì thế, đây được coi là một trong những cách trị liệu tương đối an toàn cho người bị bệnh xương khớp sử dụng thử.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau, hãy lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trong việc bổ sung các chất này:
- Những người đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin;
- Người bị tiểu đường;
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Khương Thảo Đan
Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK dạng viên uống, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Công dụng chính của sản phẩm là:
- Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp;
- Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp;
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp;
Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc gồm 15 vị thuốc: Độc Hoạt Ký Sinh Thang và có bổ sung thêm các chất có lợi đối với hệ xương khớp, gồm: hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, trong đó:
- Hoạt chất KGA1. Có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ. Hoạt chất này được PGS.TS Lê Minh Hà dành hơn 6 năm để nghiên cứu và tìm cách chiết tách.Theo TS.Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
- Collagen type II. Là loại collagen được tìm thấy nhiều nhất trong sụn khớp. Nó có tác dụng tái tạo sụn, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với Glucosamine và Chondrotin.
Chương trình Nhịp sống công nghệ VTV2 đưa tin về KGA1:
Khương Thảo Đan có thành phần gồm hoạt chất KGA1 có độ tinh khiết cao cùng collagen type 2 không biến tính và các loại thảo dược thiên nhiên khác, vì thế rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, bệnh nhân bị đau dạ dày, men gan cũng có thể sử dụng Khương Thảo Đan.
Opioids
Đây là nhóm thuốc giảm đau có nguồn gốc từ cây thuốc phiện hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Opioids là nhóm thuốc chỉ bán theo toa và thường được chỉ định để điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.
Cơ chế hoạt động của thuốc Opioids là liên kết với các thụ thể opioid tập trung ở hệ thống thần kinh và đường tiêu hóa, làm giảm khả năng truyền tín hiệu đau từ khớp lên não của chúng, từ đó giúp người bệnh không cảm nhận được cơn đau nhức.
Đây là nhóm thuốc phức tạp, có khả năng gây phụ thuộc cao và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách, như: buồn ngủ, hưng phấn, chóng mặt, suy yếu cơ thể, khó suy nghĩ rõ ràng, táo bón… Vì thế, trong quá trình điều trị, bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Steroid đường uống
Thuốc Steroid còn được gọi là Corticosteroid, chỉ có ở dạng kê đơn. Nhóm thuốc này thường được kê cho những bệnh nhân sử dụng NSAID không mang lại hiệu quả nữa. Các chế phẩm steroid đường uống nói chung có hiệu quả hơn NSAID trong việc ức chế viêm, sưng và đau do viêm xương khớp.
Steroid khi vào cơ thể sẽ ức chế hệ thống miễn dịch và hoạt động như một hormone giảm đau tự nhiên. Từ đó giúp giảm sưng đau và viêm nhanh chóng.
Sử dụng steroid trong thời gian ngắn thường không gây tác dụng phụ gì. Nhưng nếu dùng dài ngày (hơn 2-3 tháng) hoặc dùng ngắn ngày nhưng lặp đi lặp lại, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sẽ cao hơn. Đó là lý do vì sao thông thường sẽ khởi đầu bằng steroid liều cao để kiểm soát nhanh các triệu chưng rồi sau đó giảm dần đến liều duy trì để ngăn triệu chứng quay trở lại. Khi bệnh cải thiện có thể giảm liều dần, tuy nhiên cũng có một số trường hợp, không thể ngưng steroid vì nếu ngưng thuốc thì các triệu chứng sẽ bùng phát trở lại.
Thuốc chống trầm cảm
Một loại thuốc chống trầm cảm, như duloxetine (Cymbalta) được FDA phê chuẩn để điều trị đau cơ xương khớp mãn tính. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng hoạt động của những chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, từ đó giúp giảm trầm cảm, lo lắng và giảm tín hiệu đau trong não, tủy sống, dây thần kinh.
Tất cả các loại thuốc chống trầm cảm đều mang cảnh báo hộp đen (boxed warning) về việc làm tăng nguy cơ suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, nó cũng có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Vì thế, tất cả bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi hành vi bất thường.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Một số loại thuốc khác
Ngoài các loại thuốc uống, thuốc chữa đau nhức xương khớp còn có cả ở dạng dùng ngoài da hay thuốc tiêm. Một số loại thuốc thuộc các nhóm này là:
- Thuốc dùng ngoài da: Kem bôi capsaicin, thuốc đối kháng, Salicylat, chất gây tê lidocaine,…
- Thuốc tiêm: Hyaluronic, steroid, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), tế bào gốc.
Quyết định dùng thuốc giảm đau khớp
Trước khi dùng thuốc đau khớp, dù là không kê đơn hay kê đơn, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ để hiểu đầy đủ về những lợi ích và cả rủi ro mà thuốc có thể mang lại. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỗ trợ bạn về mặt cảm xúc trong quá trình điều trị bệnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí trong cơn đau do bệnh xương khớp.
Trong quá trình điều trị, bạn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, như: liều dùng, thời gian dùng, các lịch hẹn tái khám,…
Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1156.
Chào chị Thu,
Khương Thảo Đan đáp ứng tốt trong các trường hợp đau nhức xương khớp do: thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, tràn dịch khớp, vôi hóa, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy,…
Với các thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền có độ tinh khiết cao, cùng Collagen tuýp II không biến tính. Sản phẩm Khương Thảo đan rất an toàn và hầu như không ảnh hưởng tới huyết áp. Vì thế, chị có thể yên tâm cho bác sử dụng chị nhé.
Để được tư vấn kĩ hơn chị vui lòng liên hệ đến tổng đài 18001156 (miễn cước) kể cả thứ 7 và chủ nhật.
Chào bạn Phúc,
Như tất cả các loại thuốc Tây khác, việc sử dụng các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp phía trên đều có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn: Đau họng; phát ban trên da; tăng huyết áp; béo phì (do giữ nước); đau dạ dày; đầy hơi, ợ nóng; tiêu chảy; chóng mặt; buồn nôn;…
Ngoài ra, có một số hội chứng không điển hình có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị bệnh khớp, như: các biểu hiện viêm khớp gia tăng; tăng thân nhiệt; tê hoặc cảm giác kiến bò do sự đè nén, phù và viêm vào các dây thần kinh; mẩn đỏ; đỏ mắt; buồn nôn; không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây; ho và đau ngực;…
Việc gặp các tác dụng phụ này là điều không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị bệnh. Quan trọng là bạn phải nhận thức được chúng và chú ý tới bất kì triệu chứng nào mà mình gặp phải. Nếu tác dụng phụ nhẹ, bạn có thể tự kiểm soát tại nhà. Nếu các tác dụng phụ nặng, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bạn có thể đọc thêm về vấn đề này tại bài viết: Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?
Đối với viên uống Khương Thảo Đan, đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt là hoạt chất KGA1 có độ tinh khiết cao cùng collagen type 2 không biến tính, vì thế rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày, gan cũng có thể sử dụng sản phẩm này.