Một trong các phương pháp điều trị bệnh lý thoái hóa khớp là sử dụng thuốc. Mỗi loại thuốc trị thoái hóa khớp lại có những ưu nhược điểm riêng. Vậy, thuốc trị thoái hóa khớp loại nào tốt nhất và khi nào nên sử dụng thuốc?
Khi nào sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính về xương khớp thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn khiến ổ khớp mất ổn định, khi vận động đầu xương bị ma sát mạnh vào nhau dẫn đến đau nhức, tê cứng, giảm phạm vi và khả năng di chuyển.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp. Trong đó, điều trị bảo tồn (dùng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống,…) là lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ được thực hiện đối với các trường hợp thoái hóa khớp nhẹ và chưa phát sinh biến chứng.
Thông thường, khi các cơn đau nhức khớp mới xuất hiện, còn nhẹ và đau không thường xuyên,… thì người bệnh thường bắt đầu với các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Bởi nó ít tốn kém và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc kê đơn. Nhưng nếu các cơn đau xương khớp nặng, đau xảy ra sau chấn thương, diễn ra liên tục, các khớp bị biến dạng thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và được kê loại thuốc phù hợp.
Với những trường hợp nặng hơn, gai xương hình thành với kích thước lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên lựa chọn biện pháp điều trị ngoại khoa để cắt bỏ gai xương, cải thiện bề mặt sụn và tăng khả năng hoạt động của khớp. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần xem xét về mức độ tổn thương, độ tuổi và tình trạng sức khỏe đi kèm (nếu có) để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Các loại thuốc trị thoái hóa khớp
Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh xương khớp hiệu quả cho người bệnh. Chúng ta có thể kể đến một số loại thuốc chữa xương khớp như sau:
Thuốc tây trị thoái hóa khớp
Theo Tây Y, thoái hóa khớp hình thành do sự bào mòn và lão hóa khớp theo thời gian cùng với những tác động xấu trong sinh hoạt hàng ngày như sai tư thế, thói quen xấu và chấn thương… Vì thế, bệnh xương khớp không thể chữa khỏi được và gần như không có thuốc chữa. Mục tiêu chính của việc chữa đau nhức xương khớp chính là giảm đau, chống viêm và duy trì hoạt động cho các khớp xương.
Có rất nhiều người lựa chọn thuốc chữa thoái hóa khớp khi mới xuất hiện cơn đau bởi chúng có tác dụng rất nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc xương khớp phổ biến nhất trong y học hiện đại:
- Thuốc giảm đau xương khớp: phổ biến nhất là acetaminophen, bên cạnh đó còn một số loại như kháng viêm không steroid, salicylat, capsaicin…
- Thuốc chống viêm: indomethacin, diclofenac, nhóm oxicam, nhóm coxib…
- Thuốc giãn cơ: myonal, decontracyl, mydocalm… giúp chống co cơ và đau cơ rất tốt.
Mặc dù các loại thuốc chữa đau nhức xương khớp này có ưu điểm là giảm đau nhanh, nhưng nếu lạm dụng có thể gây loét dạ dày, hỏng gan thận… nên người bệnh phải hết sức lưu ý. Ngoài ra, thuốc tây thường khiến cho người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc sau khi cơ thể ngừng sử dụng, và nếu bệnh tái phát sẽ nặng nề hơn. Dưới đây là chi tiết một số loại thuốc trị thoái hóa khớp thường được sử dụng:
1. Thuốc giảm đau thông thường
Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề xương khớp. Thuốc chỉ có tác dụng giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình nên loại thuốc này chỉ đem lại hiệu quả ở một số ít trường hợp. Paracetamol có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm quá trình sinh tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây đau.
Thuốc chống chỉ định sử dụng với người thiếu máu, suy gan nặng, hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm và giảm những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. NSAID được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả hoặc dùng cho những trường hợp chống chỉ định với thuốc giảm đau thông thường.
NSAID có hiệu quả giảm đau mạnh hơn Paracetamol nhưng lại có thể gây loét và xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, NSAID còn gây ù tai, suy gan, chảy máu kéo dài, suy tủy, viêm thận kẽ cấp, suy thận và giảm bạch cầu hạt nếu lạm dụng trong thời gian dài.
NSAID còn có dạng bôi (Voltaren gel) nhằm làm giảm độc tố lên gan, thận, dạ dày và tuần hoàn máu nhưng tác dụng chống viêm và giảm đau kém hơn thuốc dạng uống.
3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)
Thuốc giảm đau gây nghiện chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ trong thời gian sử dụng. Nhóm thuốc này có khả năng giảm cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng. Ngoài tác dụng giảm đau, opioids còn gây ra tác dụng an thần và sảng khoái.
Vì là thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện nên chỉ sử dụng opioids khi thực sự cần thiết. Thuốc không sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 15 tuổi, người suy hô hấp nặng, suy gan nặng, động kinh hoặc người đang sử dụng thuốc an thần, thuốc ức chế mono-aminoxidase
4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng trị đau do thoái hóa khớp
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng khi bệnh thoái hóa khớp gây đau nhiều, đau âm ỉ và tiến triển dai dẳng. Noradrenalin, serotonin và monoamine có tác dụng tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh nên được sử dụng để cải thiện cơn đau do zona thần kinh, đau thần kinh tọa, đau do chèn ép dây thần kinh và thoái hóa khớp.
Thuốc không được sử dụng cho người đang trong thời gian hồi phục sau nhồi máu cơ tim hoặc đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase.
Một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp, bao gồm Amitriptyline, Butriptyline, Metapramine, Noxiptilline, Imipramine, Doxepin,…
5. Tiêm corticosteroid giảm viêm do thoái hóa khớp
Khi khớp bị viêm và đau trầm trọng bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid. Corticosteroid là hoạt chất tổng hợp có hoạt động tương tự hormone cortisone được tuyến thượng thận bài tiết. Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch nhằm làm giảm hiện tượng viêm và đau nhức ở khớp.
Tiêm corticosteroid có thể gây một số tác dụng phụ ngắn hạn như nhạt màu, teo tại vị trí tiêm, chảy máu, nhiễm trùng, đau nhức và kích ứng vết tiêm. Tác dụng phụ dài hạn như đứt gân, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, nóng bừng mặt, tăng đường huyết, suy giảm khả năng đề kháng,…
6. Thuốc Glucosamine giúp phục hồi sụn khớp
Glucosamine là một amino-monosaccharide có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể, đặc biệt là mô sụn và mô liên kết. Loại thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các vấn đề xương khớp do thoái hóa.
Khi sử dụng Glucosamine sẽ kích thích cơ thể sản xuất collagen và proteoglycan nhằm phục hồi, tái tạo bề mặt và cải thiện độ đàn hồi của mô sụn. Ngoài ra, Glucosamine còn có khả năng bảo vệ sụn và ức chế các enzyme gây ra quá trình hủy hoại mô sụn và tế bào xương như collagenase, phosphokinase, stromelysin.
Sử dụng Glucosamine trong thời gian dài còn giúp ổn định ổ khớp, điều hòa khả năng bài tiết dịch khớp của màng bao hoạt dịch và làm chậm quá trình lão hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, thành phần này giúp làm tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, duy trì mật độ xương và phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, Glucosamine đem lại hiệu quả chậm và không có tác dụng cải thiện triệu chứng đau, tê bì và viêm do thoái hóa khớp gây ra. Vì vậy trong thời gian sử dụng, có thể dùng phối hợp với NSAID, opioids,… khi cần thiết.
7. Thuốc Chondroitin trị thoái hóa khớp
Chondroitin cũng có mặt trong hầu hết các mô của con người tương tự như Glucosamine. Chondroitin có khả năng bảo vệ khớp bằng cách ức chế các enzyme gây ra quá trình hủy hoại mô sụn. Ngoài ra, nó còn là xúc tác cho quá trình tổng hợp acid hyaluronic – dịch nhầy giúp ổ khớp hoạt động nhịp nhàng và hạn chế ma sát lên các đầu xương.
Mặc dù có độ an toàn tương đối và có thể sử dụng trong thời gian dài nhưng chế phẩm chứa Chondroitin không được dùng cho người bị tai biến tim mạch, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn.
Tham khảo: Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc tây – lợi bất cập hại
Thuốc Đông y trị thoái hóa khớp
Theo Đông y, bệnh thoái hóa khớp là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc, ứ trệ và gây ra đau nhức vùng cổ và khó khăn trong cử động. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì các nguyên nhân trên sẽ làm cho khí huyết không được lưu thông khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Do vậy, các bài thuốc Đông y sẽ không chỉ tập trung vào việc khắc phục, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe gân cốt. Các bài thuốc Đông y chủ yếu làm giảm triệu chứng và cải thiện căn nguyên của bệnh.
Thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp đã có lịch sử phát triển từ khá lâu. Các nguyên liệu trong bài thuốc sử dụng cũng hoàn toàn là thảo dược tự nhiên nên không có tác dụng phụ. Có điều, muốn thuốc xương khớp phát huy tác dụng thì bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở uy tín để khám và lấy thuốc điều trị. Trong quá trình điều trị phải kiên trì mới có hiệu quả.
Một số bài thuốc trị xương khớp bằng Đông Y có hiệu quả:
- Bài thuốc 1: 40g ngạch mễ, 20g tri mẫu, 8g cam thảo, 12g quế chi, 24g thạch cao.
- Bài thuốc 2: 12g uy linh tiên, 20g cẩu tích, 10g phục linh, 12g phòng phong, 8g quế tâm, 10g độc hoạt, 6g chích thảo, 8g tế tân, 12g tang kí sinh, 12g đương quy, 10g tần giao, 12 ngưu tất.
- Bài thuốc 3: 16g đại táo, 12g thược dược, 16g cát căn, 12g quế chi, 16g ý dĩ, 8g ma hoàng.
Cách sử dụng: Tất cả đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 tháng.
Người bệnh tuyệt đối KHÔNG tự ý mua về sử dụng khi không có thăm khám từ bác sĩ. Bởi 2 lý do sau đây:
☛ Mỗi đơn thuốc sẽ được bốc theo liều lượng gia giảm phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân nên chỉ khi được thăm khám bác sĩ mới có thể dựa vào đó để kê đơn thuốc phù hợp. Như vậy giúp việc điều trị mang lại hiệu quả cao hơn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
☛ Lí do thứ hai: Trên thị trường có rất nhiều bài thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc bị trộn với các biệt dược khác nên khi sử dụng những bài thuốc này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
TPBVXK Khương Thảo Đan
Các bài thuốc Đông y an toàn cho người sử dụng nhưng người bệnh cần phải sắc thuốc mới có thể dùng được. Nhận thấy bất tiện đó thị trường đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm BVSK dạng viên có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Và Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Công dụng chính của sản phẩm là:
- Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp;
- Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp;
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp;
Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc gồm 15 vị thuốc: Độc Hoạt Ký Sinh Thang và có bổ sung thêm các chất có lợi đối với hệ xương khớp, gồm: hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, trong đó:
- Hoạt chất KGA1. Có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ. Hoạt chất này được PGS.TS Lê Minh Hà dành hơn 6 năm để nghiên cứu và tìm cách chiết tách.Theo TS.Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
- Collagen type II. Là loại collagen được tìm thấy nhiều nhất trong sụn khớp. Nó có tác dụng tái tạo sụn, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với Glucosamine và Chondrotin.
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất và tuân thủ liệu trình, thì hiệu quả đạt được sẽ cao nhất. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện công dụng của sản phẩm nhanh chậm khác nhau.
Các lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp
Thực tế, các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng, làm chậm quá trình lão hóa và phục hồi mô sụn chứ không thể cải thiện hoàn toàn tổn thương ở mô sụn và ổ khớp do thoái hóa gây ra.
Khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Chỉ điều trị bằng thuốc khi đã tiến hành thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
- Không tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tùy ý dùng thuốc có thể gây tổn thương gan, thận, dạ dày và làm phát sinh các biến chứng nặng nề.
- Không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau vì nó càng khiến cho bạn bị phụ thuộc vào thuốc và nếu sử dụng lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, tăng đường huyết nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc nên kết hợp với các biện pháp như tập luyện vật lý trị liệu, các bài tập phù hợp, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp… để giảm triệu chứng, cải thiện phạm vi chuyển động và ngăn chặn tiến triển của bệnh.
- Tránh lao động nặng, hút thuốc lá, rượu bia, thừa cân béo phì, tránh các tư thế sai lệch… nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Trên đây các loại thuốc trị thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Để lựa chọn được phương pháp, bài thuốc điều trị phù hợp bạn nên thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng.
Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1156.