Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là biến chứng đáng lưu ý của bệnh thoái hóa cột sống cổ, tình trạng này thường xảy ra ở cẳng tay, bàn tay và các ngón tay. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ cao người bệnh sẽ mất khả năng hoạt động phần tay. Vậy thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dấu hiệu, biện pháp điều trị phù hợp qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể theo tuổi tác. Đây là căn bệnh về xương khớp mà hầu hết ai cũng mắc phải khi về già. Ngoài ra, những thói quen xấu trong lối sống sinh hoạt, làm việc hay tai nạn lao động cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khiến đốt sống cổ thị thoái hóa.
Để lý giải cho tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, trước hết người đọc cần biết được tê tay là hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có thể xảy ra do ngồi lâu hoặc cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài khiến máu không thể lưu thông dẫn đến tê bì tay. Đây được xem là một hiện tượng sinh lí hết sức bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng tê tay này kéo dài, tần suất tái phát liên tục thì người bệnh cần hết sức chú ý, bởi đây có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai xương cột sống,… Câu hỏi đặt ra ở đây là “Tại sao thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay?”
Cổ là nơi tập hợp một hệ thống khổng lồ các dây thần kinh chạy từ não đến các cơ xương khớp toàn bộ cơ thể. Chúng có tác dụng truyền tín hiệu và điều khiển hoạt động các vùng cổ, vai, tay, chân,… Vị trí của các dây thần kinh này là nằm ở lỗ liên hợp giữa các đốt sống cổ.
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các lỗ liên hợp bị hẹp sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó gây nên hiện tượng tê tay. Vùng thường bị tê là cẳng tay, bàn tay và các ngón tay khiến cho người bệnh có cảm giác không thật khi cầm nắm đồ vật, gây khó khăn cho các hoạt động cơ tay.
Điều này hay xảy ra ở những người ngồi quá lâu ở một tư thế, đặc biệt là người làm công việc ăn phòng khi họ phải ngồi 8 tiếng/ngày, ngồi sai tư thế, thường xuyên phải gõ máy tính khiến cho cổ tay bị áp lực, khuỷu tay bị tê, kém linh hoạt.
2. Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nhiều biểu hiện đa dạng, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để xác định xem mình có mắc bệnh hay không, từ đó chủ động trong việc phòng và điều trị các bệnh về:
Như vậy, dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bao gồm:
- Biểu hiện tê bì đau nhức xuất hiện ở dọc cánh tay, kéo dài từ cẳng tay xuống tận bàn tay, ngón tay,.. khiến người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn và khác lạ khi cầm nắm đồ vật, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
- Ngoài cảm giác tê mỏi ở tay, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng cổ vai gáy.Đặc biệt những cơn đau này sẽ dữ dội hơn khi người bệnh thực hiện các động tác xoay người hoặc thay đổi tư thế.
- Ban đầu, tình trạng tê tay khởi phát ở mức độ nhẹ thì có thể khỏi. Tuy nhiên sau đó nếu bệnh chuyển biến nặng hơn dẫn đến thoát bị đĩa đệm, gai xương đốt sống cổ chèn ép lên các đầu dây thần kinh sẽ khiến cho các cơn tê tay đau nhức biểu hiện rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ gặp khó khăn với chính hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của mình và cần đến sự giúp đỡ của người thân.
- Tình trạng bị tê tay ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không giống nhau. Biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân.
- Tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ có thể diễn ra liên tục. Lúc này cách tốt nhất là người bệnh cần đến ngay các cơ sở ý tế thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có nguy hiểm không?
Biểu hiện ban đầu của tê tay do thoái hóa đốt sống cổ chỉ là những cơn tê bì chạy dọc từ cẳng tay xuống bàn tay đến đầu ngón tay, kèm theo đó là những triệu chứng điển hình như cứng cổ, đau mỏi vùng cổ vai gáy, khó khăn khi quay cổ,… Ở những giai đoạn đầu, nếu biết cách chăm sóc, tình trạng tê nhức ở cánh tay hoàn toàn có thể tự khỏi, thậm chí cơn đau nhức cổ cũng thuyên giảm nhiều.
Tuy nhiên, nếu cứ để bệnh diễn ra trong thời gian dài mà không có bất cứ động thái can thiệp, nguy cơ cao bệnh sẽ tiến triển thành thoát vị đệm, gai xương thoái hóa nặng sẽ chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh. Từ đó, tình trạng tê tay ngày càng nghiêm trọng, thậm chí người bệnh có thể bị teo cơ, mất cảm giác ở tay, mất hoàn toàn khả năng vận động vùng tay.
Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có thể gây ra những biến chứng mà bạn không thể lường trước được, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi xuất hiện triệu chứng ban đầu, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hàng kiểm tra, xé nghiệm mức độ tổn thương, từ đó tìm ra phương pháp điều trị cụ thể.
➤ Xem thêm: Các triệu chứng nhận biết bị thoái hóa đốt sống cổ
4. Bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay phải làm sao?
Tiến hành làm xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh
Muốn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, trước hết bác sĩ cần biết được tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng của sức khỏe người bệnh. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phải thực hiện một vài xét nghiệm nhằm xác định chính xác tình trạng tổn thương mà tủy sống và rễ thần kinh gặp phải.
Dưới đây là một số biện pháp chẩn đoán thường được bác sĩ áp dụng là:
- Chụp X-quang cột sống cổ: Phương pháp chẩn đoán bằng chụp phim X-quang giúp bác sỹ phát hiện hầu hết các dấu hiệu bất thường như: gai xương xuất hiện, đĩa đệm xẹp, hẹp lỗ tiếp hợp, mất đường cong sinh lí,…MRI scan
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Đây là phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả nhất khi xác định được vị trí các rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn mức độ thoát vị đĩa đệm hay mức độ hẹp ống sống.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh không đủ điều kiện để chụp cộng hưởng từ. Tuy hiệu quả mang lại không cao như chụp cộng hưởng từ, xong vẫn thu thập được những hình ảnh cho tiết bao gồm tổn thương ở xương dù mức độ nhỏ.
Thực hiện massage, xoa bóp
Thực hiện các động tác massage, xoa bóp giúp tác động trực tiếp lên vùng cổ, cánh tay. Biện pháp này người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà nhưng vẫn làm giảm triệu chứng tê tay hiệu quả.
Dưới đây là các bước xoa bóp giúp giảm tê tay tại chỗ mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Dùng ngón tay cái hoặc gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay còn lại, xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại mỗi bên 10 lần.
- Bước 2: Đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên, mỗi bên lặp lại 10 lần.
- Bước 3: Dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay, mỗi bên lặp lại 10 lần.
- Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, thực hiện trên nhiều vùng da ở bàn tay, lặp lại mỗi bên 10 lần.
- Bước 5: Nắm chặt bàn tay, xoay tròn cổ tay sau đó xòe rộng các ngón tay. Nắm vào mở ra như vậy sao cho các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện liên tục trong 10 lần.
5. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Bởi vì thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân gây nên tình trạng tê tay, nên bạn cần điều trị nó trước tiên. Mục đích chung cần hướng tới trong quá trình điều trị là cần loại bỏ được tình trạng các đốt sống cổ chèn ép lên dây thần kinh. Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc: Điều trị nội khoa phối hợp phục hồi chức năng, thay đổi lối sống, tăng cường vận động phù hợp. Từ đó giúp người bệnh phục hồi tổn thương ở các đốt sống cổ, hạn chế khả năng bệnh tăng nặng.
Điều trị theo Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y là biện pháp phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi mắc thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay. Áp dụng phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau và tê tay.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc phổ biến như: thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, cụ thể hơn là:
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau luôn là lựa chọn được ưu tiên đầu tiên khi mắc thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau nhức cấp tính. Điển hình nhất là dùng Paracetamol cho những cơn đau trung bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp Paracetamol với Codein, Extropropoxyphen.
Thuốc giãn cơ: Thoái hóa cột sống có thể gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống. Điều này làm cơ và dây chằng bị co cứng tạo nên các cơn đau vùng cột sống cổ. Lúc này, thuốc giãn cơ được sử dụng để làm giãn cơ bắp, chống co thắt quá mức, làm giảm đau nhanh. Một số loại thuốc có thể sử dụng bao gồm Eperisone, Methocarbamol, Tolperisone…
Thuốc chống thoái hóa: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ không còn tác dụng đối với người mắc thoái hóa đốt sống cổ. Chúng không được dùng để giảm đau hay kháng viêm mà thay vào đó, nhóm thuốc này giúp tái tạo, phục hồi mô sụn bị hư tổn, ổn định lượng dịch nhờn trong khớp, ức chế enzym hủy hoại mô sụn. Tất cả những tác động này đều hỗ trợ làm lành tổn thương do thoái hóa, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó phổ biến nhất là Piascledine và Glucosamine Sulfate.
➤ Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ uống thuốc gì?
Điều trị theo Đông y
Ngày nay khi mà y học ngày càng phát triển, Bên cạnh nhiều phương pháp y học hiện đại chữa thoái hóa cột sống cổ, các bài thuốc đông y vẫn được phần lớn nhiều người lựa chọn mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng mà phương pháp này mang lại.
Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ là một trong số ít những phương pháp có thể điều trị được căn nguyên gây ra bệnh. Bằng cơ chế hoạt động tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe gân cốt, các bài thuốc đông y vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa khắc phục căn nguyên gây thoái hóa đốt sống cổ.
Các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng chính vì thành phần vị thuốc được lấy từ thảo mộc thiên nhiên nên hiệu quả sử dụng không bằng thuốc Tây. Ngoài ra, các bài thuốc đông y cũng mất thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và chế biến mới có thể sử dụng được. Sắc thuốc cần đúng công thức mới mang lại hiệu quả điều trị.
➤ Đọc thêm: Các bài thuốc đông y chữa thoái hóa cột sống cổ
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác dụng vào các vùng có dấu hiệu thoái hóa nhằm giảm đau và khôi phục khả năng vận động của người bệnh. Biện pháp điều trị này mang lại hiệu quả ngay lập tức mà không cần sử dụng thuốc.
Biện pháp này không chỉ giúp bệnh nhân điều trị mà còn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị cột sống cổ là:
- Bấm huyệt: Sử dụng các kỹ thuật day, ấn để tác động một lực cơ học lớn lên các huyệt đạo ở cổ nhằm giảm nhức mỏi và cải thiện tuần hoàn máu. Phương pháp này giúp lưu thông dòng chảy khí huyết, làm tăng cường lưu lượng máu tới tay, chân, làm giảm cảm giác tê tay.
- Massage: Liệu pháp massage cũng là tác động lực lên da những cường độ nhẹ hơn so với bấm huyệt. Phương pháp này có thể làm giảm co thắt và căng các cơ ở cột sống cổ, từ đó giảm áp lực lên cột sống, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Nhiệt trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ trong điều trị có tác dụng giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt và đau nhức hiệu quả. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện phương pháp này tại nhà bằng cách chườm nóng hoặc chườm trực tiếp lên vùng cổ mang lại hiệu quả giảm đau tức thì.
➤ Đọc thêm : Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật
Phẫu thuật là liệu pháp cuối cùng chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, khi mà các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp ngoại khoa ở cột sống cổ như:
- Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống cổ
- Phẫu thuật cố định cột sống
- Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo
Người bệnh chú ý lựa chọn những bệnh viện viện uy tín, có cơ sử y tế đầy đủ, chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ y bác sĩ tận tâm để đảm bảo hiệu quả an toàn cho quá trình thực hiện phẫu thuật. Đồng thời, chú ý thực hiện kiêng kem, đảm bảo vệ sinh vết mổ khỏi viêm nhiễm, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
➤ Đọc thêm: Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sụn khớp
Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Khương Thảo Đan có thành phần gồm nhiều thảo dược quý như cây địa liền, Độc Hoạt Ký Sinh Thang, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II – chúng đều có lợi cho sức khỏe của hệ xương khớp. Trong đó, 2 thành phần tiêu biểu phải kể tới là:
- Hoạt chất KGA1: Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
- Collagen type II: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, vừa giúp cắt cơn đau nhanh chóng, đồng thời cung cấp các dưỡng chất để tái tạo sụn khớp, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.
Có thể thấy rằng, Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng được đủ 3 yếu tố: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Ngoài ra, sản phẩm được chiết xuất 100% từ dược liệu thiên nhiên, từ đố người bệnh hoàn toàn có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới chức năng khác của cơ thể, những người có bệnh lý về dạ dày, gan cũng có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn.
Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu bệnh cứ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ và công việc của người bệnh. Do đó, ngay từ đầu khi xuất hiện những dấu hiệu khác thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Baovexuongkhop.vn