Thoái hóa cột sống ngày càng trở nên phổ biến, nguy hiểm hơn là căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa khi tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang tăng lên. Thoái hóa cột sống gây nên những cơn đau nhức xương khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng liệu thoái hóa cột sống có chữa được không hay chúng ta phải sống chung với nó đến hết đời. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thông tin về chủ đề này thông qua bài viết sau đây.
1. Đôi điều bạn cần biết về bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh do tổn thương xương khớp gây ra, có liên quan đến quá trình lão hóa. Bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhức xương khớp thường xảy ra ở vị trí cổ là lưng. Lâu dần, các cơn đau có thể lan rộng ra các vùng vai gáy, cánh tay, thắt lưng, có khi cơn đau chạy dọc theo thần kinh xuống tận 2 chân.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống vẫn chưa được xác định rĩ ràng. Tuy nhiên, căn bệnh này là hệ quả của nhiều các yếu tố kết hợp như: quá trình lão hóa tự nhiên, lao động nặng, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, chấn thương,… Hay ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này.
Bệnh tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể cho đến khi các cơn đau xuất hiện dày đặc và rõ ràng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì tê bì chân tay, đau nhức, ê buốt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân và tàn phế vĩnh viễn.
Muốn trị khỏi tình trạng thoái hóa cột sống, người bệnh cần phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu, đồng thời biết rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
➤ Tìm hiểu thêm
- Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống theo từng vị trí
2. Đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống
Thông thường, thoái hóa cột sống xảy ra ở người trên 30 tuổi hoặc phụ nữ sau 45 tuổi. Trên thực tế, người trẻ tuổi vẫn mắc bệnh thoái hóa cột sống và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là những người lao động thuộc ngành nghê như tài xế lái xe, nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác,…
Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn người bình thường. Do cân nặng úa mức làm tăng áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm khiến chúng bị tổn thương. Chưa kể, người thừa cân béo phì có thói quen lười vận động sẽ khiến cho các cơ bị co cứng, suy giảm chức năng cơ bắp, gây khó khăn cho quá trình phục hồi các chấn thương cột sống.
Giới văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ do làm việc sai tư thế ảnh hưởng từ các thói quen xấu như: Ngồi gù lưng, gập cổ, nghe điện thoại bằng cách kẹp vào cổ và tai, ngồi lâu một chỗ,…
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, gout… có nguy cơ thoái hóa cột sống cao hơn người khỏe mạnh bình thường.
3. Thoái hóa cột sống có chữa được không?
Để trả lời cho thắc mắc “thoái hóa cột sống có chữa được không?”, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Từ đó tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây bệnh, ngăn chặn tình trạng tổn thương ở xương khớp.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa cột sống có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của con người – đây là yếu tố không thể thay đổi được. Vì vậy, thoái hóa cột sống là căn bệnh của thời gian. Do đó, không có bất cứ phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống.
Theo cơ chế sinh học, khi bất kỳ bộ phận nào của cột sống bị thoái hóa, thay đổi cấu trúc hay biến dạng thì rất khó có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu, ngay cả với những bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Với sự tiến bộ của ý học hiện nay, các phương pháp điều trị từ dùng thuốc đến không dùng thuốc đều giúp bệnh nhân có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này mà không gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
➤ Đọc thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống
4. Một số sai lầm mắc phải khi điều trị thoái hóa cột sống
Chủ quan với các cơn đau ở mức độ nhẹ
Do triệu chứng ban đầu của thoái hóa cột sống là những cơn đau nhức xương khớp bình thường, xuất hiện liên tục, mức độ đau nhẹ. Đều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các cơn đau mỏi cơ khớp bình thường, từ đó giữ thái độ chủ quan khi chữa bệnh. Người bệnh thường có thói quen dùng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc dân gian để đẩy lùi những cơn đau.
Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân mới tìm đến bác sỹ để thăm khám. Tuy nhiên, lúc này bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, khả năng vận động của bệnh nhân đã giảm nghiêm trọng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm gây khó khăn trong việc điều trị, tốn kém thời gian và chi phí chữa trị.
Vì vậy, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau nhức ở cổ, thắt lưng hay bất kì vị trí khớp nào trên cơ thể, người bệnh không được chủ quan mà cần đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều tị kịp thời.
Lựa chọn sai phương pháp điều trị
Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường lựa chọn thuốc giảm đau hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian từ các loại lá thuốc ngoài tự nhiên khi cơn đau băt sđầu nhen nhóm. Tuy nhiên trên thực tế, các phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời làm dịu các cơn đau trong thời gian ngắn, chứ không hề tác động đến các trúc cột sống hay điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, việc làm dụng thuốc, sử dụng chúng trong một thười gian dài cũng khiến người bệnh gặp một vài các tác dụng phụ về đường tiêu hóa, nội tạng. Nghiêm trọng phải kể đến viêm loét dạ dày, rối loạn chức nặng tim, gan, thận.
Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm
Theo tâm lí của người Việt Nam, cứ đau là sẽ tìm đến thuộc giảm đau. Thông thường, đa số bệnh nhân bị thoái hóa cột sống sẽ tựu ý mua thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không có steroid để xoa dịu các cơn đau nhức.
Ưu điểm của những loại thuốc này là tác động trực tiếp vào cơ chế gây các cơn đau nhức, từ đó cắt đứt các cơn đau, ngoài ra còn chống viêm tốt. Do đó, nhiều người lầm tưởng rằng đây là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc.
Trên thực tế, tất cả những loại thuốc này đều phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý mau về và lạm dụng chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, phải kể đến những tác dụng phụ về đường tiêu hóa – đó là những biến chứng đáng lo ngại nhất.
Do các loại thuốc này thường có tác dụng giảm qúa trình sản xuất các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng lại làm tăng tiết dịch axit, từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở đường tiêu hóa như viêm, loét thậm chí gây xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid còn có thể gây đau bụng, ù tai, làm tổn thương gan, suy tuyến thượng thận, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, loãng xương, tiểu đường rất nguy hiểm.
Tự ý dừng phác đồ điều trị
Một số trường hợp, bệnh nhân khi nhận thấy các cơn đau đã thuyên giảm thường tự ý ngừng điều trị theo phác đồ mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân thường có tâm lý chữa ở nhiều nơi, ai mách ở đau cũng đến chữa hoăc thứ đắp, uống các bài thuốc dân gian không có chuẩn đoán cũng làm theo. Điều này sẽ đẫn đến khả năng tái đau cao do người bệnh chưa được chữa trị dứt điểm. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kiên trì tuân thủ thực hiện theo hết liệu trình của bác sĩ để cấu trúc mô cột sống hư tổn được phục hồi hoàn toàn, không tự ý ngưng giữa trừng.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không khoa học
Thoái hóa cột sống sẽ rất khó khói hẳn khi người bệnh không thay đổi thoái quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhiều bệnh nhân sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm nhưng vẫn tiếp tục làm các công việc nặng ảnh hưởng đến cột sống cổ và thắt lưng, ngồi sai tư thế, hay ăn uống không khoa học như sử dụng nhiều thực phẩm dầu mở, hút thuốc lá, uống rượu bia. Tất cả những điều trên khiến cho cơn đau tái phát, thoái hóa quay trở lại và tiến triển nặng hơn.
5. Kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống bằng cách nào
Do thoái hóa cột sống là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nên mọi phương pháp điều trị đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh, làm chậm lại quá trình thoái hóa. Hiện nay, các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bao gồm:
Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh
Theo nghiên cứu, có đến 80% người bệnh đã thoát khỏi thoát hóa cột sống nhờ áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn.
Để xây dựng lối sống lành mạnh, người bệnh nên bắt đầu bằng việc ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên, bên cạnh đó tránh căng thẳng, từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống,… Điều này sẽ giúp bạn có hệ xương cốt khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
☛ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
Một số thực phẩm có những chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống. Ngoài ra, một chế độ ăn lành mạnh làm tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các bệnh tật. Những loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn dành cho người thoái hóa xương khớp như:
- Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, các trích
- Thực phẩm nhiều vitamin D và canxi: trứng, sữa, cá, đậu nành
- Vitamin C: Các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi, chanh), dâu tây, kiwi, việt quất, quả mâm xôi, cà chua,…
- Chất xơ: Bông cải xanh, cần tây, cải bó xôi, dưa chuột,…
- Ngoài ra người bị thoái hóa cột sống cũng cần tránh đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cà phê
☛ Luyện tập thể dục chăm chỉ:
Luyện thể dục thể thao giúp cân bằng và cải thiện chức năng xương khớp rất tốt như: làm mềm cơ xung quanh khớp, giảm cứng khớp, dây chằng thêm chắc khỏe, dẻo dai, duy trì sự linh hoạt cho các khớp khi người bệnh vận động.
Tốt nhất bạn nên hoạt động ít nhất từ 20-30 phút mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga, thể dục nhịp điệu… – những bài tập này giúp, cơ bắp thêm khỏe mạnh, làm giảm lực đè ép lên cột sống từ đó kiểm soát các cơn đau.
☛ Từ bỏ các thói quen xấu:
Các thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến cột sống bao gồm: thói quen cong lưng, khom lưng, ngồi một chỗ quá lâu, gối đầu quá cao khi ngủ, bên vác các vật nặng,… đều khiến trọng lựng dồn hết vào cột sống khiến chúng bị tổn thương.
Hãy thay đổi các thói quen này dần dần bằng cách đi lại nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng, ngồi thẳng lưng khi làm việc,…. Điều này giúp máu lưu thông đi nuôi dưỡng các khớp, giảm áp lực đến cột sống cổ và cột sống lưng.
➤ Xem thêm:
Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp ứng dụng các yếu tốt vật lý như cơ, nhiệt, điện,…tác động lên vùng tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh, cải thiện các triệu chứng, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống lưng bao gồm:
- Liêu pháp nóng/ lạnh: chườm nóng giúp “nới lỏng” dây chằng, khớp đốt sống trước khi vận động, còn chườm lạnh được sử dụng như một liệu pháp để giảm viêm tốt.
- Massage: Làm giảm co thắt và căng các cơ ở thắt lưng và cổ, từ đó giảm áp lực lên cột sống, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm đau và làm mềm cơ cạnh cột sống.
- Sóng ngắn: Áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều và đau kiểu viêm.
- Điện xung: Nhằm điều trị thoái hóa cột sống có đi kèm chứng đau thần kinh tọa.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là biện pháp phổ biến để chữa thoái hó cột sống. Phương pháp này có tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhứ, ức chế yếu tố gây viêm, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Tùy vào tình trạng đau nhức và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu dùng một ơố loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,… được dùng cho những người bị viêm xương khớp mức độ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhưng không có tác dụng kháng viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid: Mobic, Celebrex,… Đây là những loại thuốc làm giảm đau xương khớp mạnh hơn so với paracetamol, đồng thời có thêm tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này được dùng để điều trị các cơn đau có kèm viêm nhằm giảm hiện tượng viêm mô mềm quanh cốt sống.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… Nhóm thuốc này được dùng nhằm cải thiện các triệu chứng cứng khớp do thoái hóa cột sống gây nên.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án được chỉ định khi thoái hóa cột sống đi kèm với các biến chứng như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống. Ngoài ra, phẫu thuật là phương án cuối cùng đối với các trường hợp bệnh không đáp ứng được các phương pháp điều trị ở trên.
Một số phương án phẫu thuật trong điều trị thoái hóa cột sống như là:
- Cắt bỏ một phần xương cột sống thắt lưng
- Sửa chữa cấu trúc cột sống
- Cắt bỏ đĩa đệm
➤ Đọc chi tiết: Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống
Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ không phải là bệnh nan y nhưng không thể chữa khỏi dứt điểm và nếu chủ quan để bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tích cực tìm hiểu để có thể phòng tránh và kịp thời phát hiện bệnh
Nguồn: baovexuongkhop