Đau nhức xương khớp vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng đau nhức xương khớp vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ triền miên, căng thẳng, mệt mỏi… Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cần làm gì khi bị đau nhức xương khớp? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Dấu hiệu đau nhức xương khớp vào ban đêm

Đau nhức xương khớp có thể xuất hiện cả ngày nhưng tồi tệ nhất là vào ban đêm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Đau khớp: Cơn đau âm ỉ xảy ra ở vùng cổ vai gáy, thắt lưng, đầu gối hoặc bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Đôi khi, tình trạng đau nhức diễn biến dữ dội, đặc biệt là khi người bệnh cử động như xoay người, thay đổi tư thế nằm…

Cứng khớp: Các khớp xương kém linh hoạt, phạm vi vận động bị hạn chế, xuất hiện tiếng lục cục do sự chà xát trực tiếp các đầu xương khi xoay người.

Tê bì các chi: Chân hoặc tay tê bì, ngứa ran, châm chích, nhức mỏi… Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể đột ngột mất cảm giác ở các chi.

Sưng tấy: Vào ban đêm, tình trạng viêm khớp diễn biến trầm trọng. Do đó, hiện tượng sưng tấy, ửng đỏ, ấm nóng xuất hiện rõ ràng hơn ở vùng khớp bị tổn thương.

Trong thời gian đầu, các triệu chứng trên xảy ra với tần suất thấp, mức độ nhẹ. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm lặp đi lặp lại liên tục và trở nên dữ dội. Điều này khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, stress kéo dài, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…

Đau nhức xương khớp vào ban đêm có thể khiến người bệnh stress kéo dài, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhận biết sớm các triệu chứng đau khớp

Tại sao đau nhức xương khớp diễn biến nặng về đêm?

Đau nhức xương khớp diễn biến nặng về đêm do những nguyên nhân như sau:

Tăng giải phóng cytokine: Theo các nhà nghiên cứu, cytokine được kích thích sản sinh nhiều vào ban đêm, đặc biệt lúc 2 giờ sáng. Đây là một loại glycoprotein, có khả năng thúc đẩy quá trình viêm xảy ra ở các khớp bị tổn thương. Từ đó, triệu chứng đau nhức, sưng, nóng đỏ xuất hiện.

Giảm nồng độ cortisol: Cortisol là một loại hormon corticosteroid được sản xuất tại vỏ thượng thận. Tác dụng chính là ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm stress. Vào ban đêm, hàm lượng cortisol sụt giảm tạo điều kiện cho quá trình viêm ở khớp diễn ra dữ dội hơn. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức mà còn mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.

Giảm tiết dịch khớp: Dịch khớp là chất lỏng có trong tất cả các khớp xương của cơ thể giúp bôi trơn để chuyển động dễ dàng. Bên cạnh đó, dịch khớp còn có khả năng giảm sưng và đau. Tuy nhiên, khi về đêm, do hạn chế hoạt động, chất lỏng này tiết ra ít và không được lưu thông. Vì vậy, triệu chứng đau nhức tăng lên.

Tăng nhận thức về cơn đau: Ban ngày, người bệnh tập trung nhiều vào các mối quan hệ xã hội, công việc, học tập, vui chơi giải trí… Do đó, mức độ nhận thức cơn đau ít hơn. Vào ban đêm, khi đi ngủ, người bệnh không còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Thế nên, mức độ nhận thức về đau nhức rõ ràng và diễn biến trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp vào ban đêm

Tuổi tác 

Khi tuổi cao, kích thước cơ bắt đầu co lại và mật độ xương suy giảm. Ngay cả những công việc thường ngày cũng có thể dẫn đến chấn thương và căng thẳng cho hệ thống xương khớp. Do đó, tình trạng đau nhức về đêm xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm xuất hiện phổ biến ở người già.

Chấn thương

Khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài, xương khớp có thể bị chấn thương. Những mảnh xương vỡ tự do di chuyển và làm rách các mô mềm xung quanh như dây chằng, cơ, tủy sống… Từ đó, hiện tượng đau nhức xuất hiện. 

Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi, cơ thể chủ động tăng chuyển hóa. Điều này dẫn đến các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau quanh vị trí tổn thương.

Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Hoạt động quá mức: Tập luyện thể thao quá sức, mang vác nặng thường xuyên là nguyên nhân tạo áp lực mạnh lên hệ thống xương khớp. Từ đó, xương sụn, dây chằng, gân cơ… có thể bị tổn thương và thoái hóa sớm, gây nên tình trạng đau nhức, tê bì.

Giữ nguyên tư thế trong thời gian dài: Khi cơ thể ít vận động, dịch khớp tiết ra ít và dây chằng co cứng. Điều này dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp và hạn chế phạm vi hoạt động. Đây là trường hợp phổ biến đối với các đối tượng như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người lười vận động…

Ngồi với một tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.

Ngủ sai tư thế: Những người có thói quen nằm sấp, nằm nghiêng trong thời gian dài… thường xuyên bắt gặp hiện tượng đau nhức vào ban đêm. Nguyên nhân là do sự cản trở quá trình tuần hoàn máu, cấu trúc xương khớp, đặc biệt là phần cột sống bị tác động xấu, có thể sai lệch vị trí và biến dạng.

Sử dụng gối, đệm không phù hợp: Gối quá cao hoặc quá thấp, đệm quá cứng hoặc quá mềm đều ảnh hưởng không tốt đến hệ thống xương khớp, đặc biệt là vùng cổ vai gáy, cột sống thắt lưng… Do đó, để hạn chế tình trạng đau nhức về đêm và đảm bảo một giấc ngủ trọn vẹn, bạn nên lưu ý về chất lượng đệm, gối trong quá trình sử dụng.

Béo phì

Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, áp lực lên hệ thống xương khớp tăng lên, gây đau nhức triền miên. Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch, có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Do yếu tố bệnh lý

Thoái hóa cột sống: Đây là căn bệnh phổ biến của tuổi già và đang có xu hướng lan rộng ở lớp trẻ do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dịch bôi trơn tiết ra ít, dây chằng dày lên và căng cứng. Điều này gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm. 

Thoát vị đĩa đệm: Do chấn thương hoặc các đốt sống sai lệch chèn ép lâu ngày, lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách. Từ đó, nhân nhầy thoát ra và có nguy cơ tác động mạnh vào rễ thần kinh, tủy sống, gây đau nhức. Nếu không có phương pháp phù hợp khắc phục diễn biến bệnh, tình trạng teo cơ, mất cảm giác các chi hoặc tê liệt vĩnh viễn có thể xảy ra.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý bắt nguồn từ sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể.

Gai cột sống: Quá trình bù đắp tế bào xương bị rối loạn hình thành nên vết lõm hoặc gai xương ở rìa các đốt sống. Khi gai xương phát triển quá to, chúng chèn ép mạnh vào những mô mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống… Từ đó, triệu chứng đau nhức xuất hiện và trầm trọng hơn vào ban đêm.

Viêm khớp: Bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tổn thương phần mềm quanh khớp (màng hoạt dịch, sụn, gân, cơ, dây chằng…), nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gout)… Những triệu chứng thường gặp là đau nhức, tê bì, thu hẹp phạm vi hoạt động…

☛ Tham khảo thêm tại: Tìm hiểu 20 nguyên nhân gây đau nhức xương khớp 

Đau nhức xương khớp vào ban đêm có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp vào ban đêm do lối sống sinh hoạt, ăn uống chưa lành mạnh không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu có biện pháp khắc phục hợp lý, tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài ngày.

Tuy nhiên, đau nhức xương khớp vào ban đêm do yếu tố bệnh lý thường lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị mất ngủ triền miên dẫn đến stress kéo dài, trầm cảm, suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ, mất tập trung… Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như teo cơ, mất cảm giác các chi, liệt vĩnh viễn…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu người bệnh bắt gặp các triệu chứng dưới đây, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị:

  • Đau nhức dữ dội cả ban ngày lẫn ban đêm kéo dài hơn 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tình trạng sưng, nóng, đỏ xuất hiện liên tục xung quanh các khớp xương.
  • Phạm vi vận động bị thu hẹp, người bệnh không thể thực hiện được những hoạt động cơ bản như đi lại, cầm, nắm…
  • Khi cố gắng hoạt động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục phát ra ở các khớp xương.
  • Một số dấu hiệu khác như sốt, buồn nôn, nôn, chóng mặt, giảm trí nhớ…

Điều trị đau nhức xương khớp vào ban đêm

Với những cơn đau mức độ nhẹ

Người bị đau nhức xương khớp vào ban đêm với tần suất thấp, mức độ nhẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp như sau: 

Nghỉ ngơi: Đối với những khớp xương mới chấn thương, người bệnh nên hạn chế cử động khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Điều này tạo thời gian để cơ thể có khả năng phục hồi, sửa chữa nhanh chóng. Từ đó, những cơn đau cũng thuyên giảm dần.

Chườm lạnh: Người bệnh sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá massage nhẹ nhàng vùng xương khớp mới chấn thương, còn sưng, viêm, nóng đỏ. Phương pháp giúp giảm đau, tiêu sưng, viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này không phù hợp với người già yếu, thân nhiệt thấp, giảm tuần hoàn cục bộ…

Chườm nóng: Chườm bằng khăn ấm hoặc túi nhiệt giúp xoa dịu cơn đau, nới lỏng các bó cơ, cải thiện quá trình lưu thông máu. Người bệnh không được tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và giới hạn nhiệt độ chườm là 40 độ C. Điều này giúp tránh tình trạng bỏng da khiến các triệu chứng thêm trầm trọng hơn. Lưu ý rằng: chườm nóng không phù hợp với những vết thương hở, còn sưng viêm.

Chườm lạnh phù hợp với những cơn đau cấp tính. Chườm nóng được khuyến khích áp dụng cho tình trạng đau nhức mạn tính.

Luyện tập thể thao: Tùy vào từng vị trí cơn đau, người bệnh có thể thực hiện những bài tập thể dục khác nhau. Tác dụng chính là giảm đau, giảm co cứng ở cơ và dây chằng, tăng tuần hoàn máu, cải thiện phạm vi hoạt động.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn 12 bài tập giảm đau khớp gối hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể: Người bệnh cần lưu ý mặc đủ ấm vào mùa đông, hạn chế ngồi điều hòa, máy lạnh quá lâu… Đây đều là những điều kiện xấu khiến cơ co cứng và làm tăng triệu chứng đau nhức xương khớp về đêm.

Thay đổi tư thế: Sau 30 – 45 phút giữ nguyên một tư thế, người bệnh nên đứng dậy đi lại, khởi động nhẹ nhàng để tránh tình trạng co cơ, tê bì, đau nhức. Ngoài ra, các hoạt động sai tư thế cũng cần được khắc phục để không ảnh hưởng xấu đến cột sống, giảm thiểu chấn thương, biến dạng xương khớp.

Với những cơn đau mức độ nặng

Đối với trường hợp này, bệnh nhân nên trực tiếp gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức xương khớp vào ban đêm. Dựa vào tiền sử bệnh và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất để cải thiện tình trạng trên.

Một số xét nghiệm thường được áp dụng như: xét nghiệm máu, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), đo điện cơ…

1. Sử dụng thuốc Tây y

Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất hiện nay. Tác dụng chính là ức chế men cyclooxygenase (COX), làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin. Từ đó, các cơn đau nhức mức độ nhẹ đến trung bình được xoa dịu nhanh chóng. Lưu ý rằng: nếu lạm dụng Paracetamol trong thời gian dài có thể dẫn đến suy gan, thận. 

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Một số thuốc thuộc nhóm NSAID được dùng phổ biến nhất như: Aspirin, Naproxen, Meloxicam, Ibuprofen… NSAID không chỉ giảm đau nhức mà còn hạn chế tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. 

Thuốc giãn cơ: Tác dụng chính là giảm trương lực cơ, tăng tuần hoàn ngoại biên, khắc phục căn nguyên gây nên triệu chứng đau nhức xương khớp. Một số thuốc giãn cơ thường được bác sĩ khuyên dùng là: Dantrolene, Diazepam, Tizanidine… 

Vitamin B: Thuốc giúp phục hồi những tổn thương ở dây thần kinh trong bệnh lý đau nhức xương khớp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau nhức xương khớp uống thuốc gì tốt nhất?

2. Vật lý trị liệu

Châm cứu là liệu pháp giảm đau quen thuộc trong nền y học phương Đông.

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt: Đây là những liệu pháp Đông y có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hấp thụ dinh dưỡng để phục hồi chấn thương, giải tỏa cơ và dây chằng, xoa dịu đau nhức. Bên cạnh đó, quá trình châm cứu, xoa bóp bấm huyệt kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên ở hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Hormone này cản trở tín hiệu đau truyền đến não, giúp người bệnh giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Sóng ngắn trị liệu: Chuyên gia sử dụng sóng ngắn để giãn cơ, tăng lưu thông máu, tăng trao đổi chất và làm lành vết thương nhanh chóng. Bước sóng dùng trong trị liệu dao động từ 11 mét – 22 mét.

Laser: Tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm, kích thích sản sinh các yếu tố có lợi trong việc điều trị bệnh lý xương khớp.

3. Phẫu thuật

Nếu các triệu chứng có dấu hiệu chuyển biến nặng, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động, liệt vĩnh viễn… bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện phẫu thuật.

Tùy vào từng vị trí đau nhức và bệnh lý liên quan mà hình thức phẫu thuật có thể khác nhau, tiêu biểu như:

  • Phẫu thuật nội soi khớp.
  • Phẫu thuật thay khớp.
  • Phẫu thuật loại bỏ gai xương.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giải pháp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Người bị đau nhức xương khớp có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp an toàn mà hiệu quả.

Sản phẩm chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên được phát triển từ bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, bạch thược, phòng phong, ngưu tất… Thành phần mang lại nhiều hiệu quả mà vẫn đảm bảo lành tính, không chứa tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy gan, thận…

Bên cạnh đó, KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y điều trị xương khớp phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

Ngoài ra, Collagen type II không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho các đối tượng:

  • Người bị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321835

https://www.healthline.com/health/bone-pain

Why does Bone Pain get worse at night? – Kauvery Hospital

Bài viết liên quan