Tình trạng đau khớp gối có thể là biểu hiện của một số vấn đề liên quan đến các cấu trúc như: gân, dây chằng, xương, sụn gối… Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị và giảm nhẹ triệu chứng đau.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số thuốc điều trị đau khớp gối và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này.
Đau khớp gối là biểu hiện của bệnh gì?
Đau khớp gối là một khái niệm rất rộng. Đây được coi là triệu chứng của rất nhiều trường hợp tổn thương khác nhau và được chia thành các nhóm như sau:
Đau khớp gối do tình trạng chấn thương đầu gối
Thường gặp trong các trường hợp bất ngờ như khi bị ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, mang vác vật quá nặng hay hoạt động thể thao quá sức sẽ gây ra một số tổn thương vùng khớp gối, từ đó dẫn tới tình trạng đau đầu gối. Các chấn thương vùng đầu gối có thể là các vết thương ngoài da hay các sang chấn như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối…
Đau khớp gối do các nguyên nhân bệnh lý
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp điển hình như:
Thoái hóa khớp gối
Đây là tình trạng các phần sụn vùng khớp gối hoặc xương dưới sụn xảy ra quá trình lão hóa hay tổn thương ở mức độ tương đối cao. Mới đầu khi tổn thương còn nhỏ, người bệnh chỉ cảm thấy các cơn đau âm ỉ, không thường xuyên. Sau khi các tổn thương trở nên trầm trọng, các cơn đau của bệnh nhân dần trở nên nặng hơn và diễn ra liên tục, có thể kèm theo tình trạng cứng khớp, các tiếng lắc rắc khi vận động khớp gối. Bệnh nhân thường đau khi vận động mạnh hoặc trái gió trở trời. Nếu để lâu dài, bệnh có thể gây nên viêm khớp gối hoặc đôi khi còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mà khi bị bệnh, cơ thể sẽ tự sản xuất ra các loại kháng thể có tác dụng chống lại các mô liên kết tại bao khớp, từ đó dẫn tới hiện tượng khớp bị viêm, sưng đỏ và làm cho bệnh nhân đau đớn khi cử động.
Bệnh Gout
Gout là một bệnh lý gây ra do sự rối loạn chuyển hóa lượng axit uric trong cơ thể. Khi bị bệnh Gout, bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau kịch phát, đặc biệt là cơn Gout cấp. Lúc này lượng axit uric trong cơ thể tăng cao khiến cơn đau dữ dội, kéo dài 4-5 tiếng, bệnh nhân cần sự hỗ trợ của thuốc giảm đau ngay lập tức. Các cơn đau của Gout mạn tính thường kéo dài hơn và mức độ nhẹ hơn các cơn cấp tính. Bệnh nhân có thể đau ở bất cứ các khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bệnh lý này xảy ra khi bao hoạt dịch vùng khớp gối bị viêm. Khi đó sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức vùng đầu gối và tác động xấu đến khả năng vận động của khớp gối. Cảm giác đau nhức trở nên trầm trọng hơn khi di chuyển hoặc nhấn vào đầu gối. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp cả tình trạng nóng đỏ, sưng tấy vùng khớp gối
Chẩn đoán đau khớp gối như thế nào?
Việc đầu tiên để chẩn đoán một bệnh nhân có bị đau khớp gối hay không chính là hỏi bệnh sử của bệnh nhân đó. Thường thì bệnh nhân sẽ mô tả lại các cơn đau cũng như tính chất cơn đau để dễ phân loại và chẩn đoán hơn.
Ngoài ra, để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng đau khớp gối, các bác sĩ còn phải tiến hành kiểm tra tình trạng khớp gối của bệnh nhân, đánh giá khả năng vận động, di chuyển hoặc ấn nhẹ vào vùng khớp để phát hiện các bất thường của cấu trúc bên trong khớp gối.
Một số chỉ định cận lâm sàng cũng được đưa ra như:
- Chụp phim X-quang: Loại phim này có thể phát hiện tình trạng gãy xương và các bệnh lý liên quan đến quá trình thoái hóa khớp của bệnh nhân.
- Chụp phim cắt lớp vi tính (CT scanner): Đa chức năng hơn phim X quang, chụp CT scanner có thể cắt và lưu hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó cho ra các lát cắt hình ảnh cắt ngang ở khớp gối. Do vậy, phương pháp này có thể hướng tới chẩn đoán các vấn đề về gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
- Siêu âm khớp gối: Phương pháp siêu âm giúp đánh giá tình trạng tổn thương tại mô, cơ, bao hoạt dịch của khớp gối, từ đó có thể xác định được nguyên nhân gây đau khớp gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp. MRI được coi là phương pháp chụp hiện đại nhất hiện nay.
Những loại thuốc thường dùng trong đau khớp gối
Thuốc giảm đau khớp gối thông thường
Có thể lựa chọn và chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol (acetaminophen, hapacol) hoặc các loại biệt dược ưu thế kết hợp giữa paracetamol với các thành phần khác như tramadol, cafein, codein… Đây là loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng cho các trường hợp đau khớp gối từ nhẹ đến trung bình.
Tuy là loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thị trường nhưng cơ chế hoạt động của paracetamol lại chưa được hiểu rõ. Một số giả thiết cho rằng đây là thuốc có thể tác động theo cả cơ chế giảm đau trung ương lẫn ngoại vi. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn giải phóng prostaglandin đồng thời giảm các cường độ các tín hiệu đau đến não.
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là giảm tiểu cầu và xuất hiện dị ứng trên da. Paracetamol được chống chỉ định cho các trường hợp suy giảm chức năng gan và mẫn cảm với thuốc.
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)
NSAID là loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid thường được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm cứng khớp, bong gân, căng cơ…
Thuốc NSAID gồm 2 loại thuốc là kê đơn và không kê đơn được sử dụng theo nhiều con đường như: tiêm, uống, bôi ngoài da. Thông thường, với tình trạng đau khớp gối nhẹ bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn dạng uống hoặc bôi ngoài da. Đối với tình trạng đau những khớp gối từ trung bình đến nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kê toa có thể phối hợp nhiều đường dùng khác nhau như tiêm, uống kết hợp bôi ngoài da.
Thuốc chống thoái hóa khớp
Một số loại thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như Glucosamine sulphate, Chondroitin sulfate, Diacerein, Piascledine… cũng có thể được cân nhắc sử dụng nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối.
Glucosamine là chất chủ yếu tạo nên sụn khớp, được tìm thấy trong tủy xương của động vật có vỏ và nấm. Chondroitin là hoạt chất có tác dụng ngăn cản enzyme phá hoại những mô sụn có tác dụng tăng sự đàn hồi của khớp và hình thành chất bôi trơn. Chondroitin thường được kết hợp với Glucosamine và Methyl Sulfonyl Methane để nâng cao hiệu quả giảm đau, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp.
Thuốc tiêm
Là loại thuốc được chỉ định sau cùng khi các loại thuốc khác không mang lại kết quả điều trị như mong muốn hoặc khi tình trạng đau nhức khớp gối của bệnh nhân đã trở nên nghiêm trọng. Một số loại thuốc tiêm thường dùng như:
- Tiêm steroid: Các mũi tiêm steroid có thể đem lại tác dụng giảm đau kéo dài lên đến 1 – 2 tuần thậm chí 2 tháng. Một số loại thuốc tiêm steroid là: hydrocortisone, triamcinolone, methylprednisolone.
- Tiêm acid hyaluronic: Việc tiêm acid hyaluronic giúp khớp gối của bệnh nhân được bôi trơn và linh hoạt hơn. Tuy acid hyaluronic chỉ lưu lại trong khớp gối 7 ngày nhưng có thể đem lại tác dụng tới 6 tháng do có khả năng kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh. Ngoài ra trong thí nghiệm trên động vật, khi tiêm acid hyaluronic còn có tác dụng bảo vệ và phục hồi các tế bào sụn bị tổn thương.
- Tiêm thuốc sinh học: Thuốc sinh học là nhóm thuốc mạnh có tác dụng điều chỉnh các phản ứng sinh học giúp làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng viêm của khớp. Một số loại thuốc sinh học được kể đến như: chất ức chế interleukin, chất ức chế tế bào B…
Các loại thuốc khác
Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trong các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng hoặc bệnh lyme.
Một số loại thuốc chống trầm cảm như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)… cũng thường được sử dụng cho bệnh nhân đau nhức khớp gối. Tuy nhiên, cơ chế giảm đau của các loại thuốc này hiện chưa được hiểu đầy đủ.
Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc phòng và điều trị gout… là các loại thuốc được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây ra đau khớp gối.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau khớp gối
Trong quá trình chữa đau khớp gối bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Không sử dụng thuốc được kê cho người khác hoặc đưa cho người khác sử dụng thuốc của mình.
- Không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc trị đau khớp gối hoặc các thuốc bổ trợ khớp gối quảng cáo tràn lan trên mạng trong khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Bảo quản thuốc nơi dễ tìm thấy, khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay của trẻ em.
- Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân cần kết hợp với việc tập luyện đều đặn để bảo vệ, giữ gìn và duy trì chức năng của khớp.
- Nên sắp xếp thời gian nhiều để nghỉ ngơi, hạn chế các vận động quá mức gây ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối.
Các biện pháp điều trị đau khớp gối khác
Các phương pháp giảm đau tại nhà:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng khớp gối:
Theo nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng nhiệt độ có thể mang lại tác dụng giảm đau do tình trang viêm khớp gối gây nên. Nhiệt độ cao (chườm nóng) có thể giúp cho các khớp thư giãn, giảm căng tức và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh lại hữu hiệu trong việc giảm đau, viêm và sưng cho bệnh nhân.
Xoa bóp, massage khớp gối:
Tác động vào các cơ tại chỗ thông qua xoa bóp, mát xa sẽ giúp cho các cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ vùng quanh khớp gối giúp người bệnh bớt đau nhức hơn. Phương pháp này còn kích thích lưu thông dòng máu trong cơ thể, giúp nước và các dưỡng chất trong máu được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.
Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên:
Khi khớp gối đã được điều trị và phục hồi về mặt cơ bản, người bệnh nên tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên để cải thiện nhanh hơn. Vận động giúp hạn chế được các quá trình thoái hóa, teo cơ, xương giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn 12 bài tập giảm đau khớp gối hiệu quả
Vật lý trị liệu
Tập cử động khớp:
Ở những bệnh nhân bị bất động khớp gối lâu ngày sẽ có nguy cơ bị cứng, co cơ, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch bị mỡ hóa, sụn khớp mỏng… Khi đó, tập cử động khớp sẽ giúp hỗ trợ dịch khớp ra vào để nuôi dưỡng khớp và trở nên linh hoạt hơn. Bệnh nhân nên thực hiện các động tác co duỗi với tốc độ vừa phải. Nên duy trì tập luyện mỗi ngày khoảng 20 đến 30 phút.
Video: Bài tập phục hồi chức năng khớp gối – Bệnh viên đa khoa quốc tế Vinmec
Tập sức căng của cơ:
Khi thực hiện các động tác cử động khớp mà bệnh nhân cảm thấy bị đau nhiều thì nên phối hợp các bài tập tăng sức căng của cơ. Sau đó khi khớp đã đỡ đau thì chuyển sang các bài tập co cơ.
Dùng nhiệt:
Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ và hồi phục tình trạng viêm khớp gối, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và dinh dưỡng, tăng sức mạnh của cơ bắp.
Dùng sóng ngắn:
Tác dụng của việc dùng sóng ngắn đang được nhiều người chú ý là lựa chọn hiện nay. Mục đích của phương pháp này là tạo nên một nguồn nhiệt nóng sâu bên trong khớp, từ đó giúp tăng cường các quá trình chuyển hóa, giảm bớt triệu chứng đau khớp, chống viêm và chống phù nề vùng khớp gối.
Chiếu đèn hồng ngoại:
Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại sẽ giúp giảm đau, ngăn ngừa co cứng cơ rất tốt và nhanh chóng. Đồng thời phương pháp này cũng giúp làm giãn mạch, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ cho vùng khớp gối.
Điện phân, điện xung:
Bác sĩ sẽ sử dụng các dòng xung điện để giúp kích thích hệ thống thần kinh cơ, từ đó mang lại tác dụng giảm đau và tăng cường chuyển hóa.
Hiện nay người ta hay sử dụng dòng Gavanic và Faradic để giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh hoặc để đưa thuốc giảm đau vào vùng khớp gối. Theo thực tế thì biện pháp này đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh nhân đau khớp gối.
Vận động trị liệu:
Với các bệnh nhân khác nhau thì các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các động tác vận động phù hợp khác nhau. Các bệnh nhân còn trong thời gian hạn chế vận động thường sẽ được thực hiện các bài tập thụ động với sự trợ giúp của người khác. Nếu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ thì áp dụng các bài tập vận động chủ động như đạp xe đạp trên giường, đi lên đi xuống cầu thang đoạn ngắn, bước lên thềm nhà, ngồi xổm đứng dậy…
Phẫu thuật trị đau khớp gối
Phương pháp này thường được thực hiện với những trường hợp đau khớp gối do nguyên nhân chấn thương hay các bệnh lý nặng tại khớp gối cần can thiệp ngay hoặc nhiều bệnh nhân đã điều trị các phương pháp nội khoa trước đó không hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được dùng là:
- Phẫu thuật nội soi can thiệp vào các tổn thương: Áp dụng cho các trường hợp khớp gối bị ảnh hưởng ít, nhẹ hoặc tổn thương xung quanh khớp.
- Thay khớp gối bán phần: Áp dụng cho trường hợp khớp gối bị tổn thương phân nửa và không thể phục hồi. Nếu các tổn thương đó không được loại bỏ sớm thì tổn thương rất có nguy cơ có thể lan sang vùng khác.
- Thay khớp gối toàn phần: Áp dụng cho trường hợp khớp gối của bệnh nhân đã hoàn toàn bị tổn thương và không còn khả năng phục hồi. Khi đó phải thay khớp gối toàn phần thì bệnh nhân mới có thể vận động bình thường trở lại.
☛ Tham khảo thêm tại: Các phương pháp chữa đau khớp gối phổ biến hiện nay
Viên uống Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị đau khớp gối
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kết hợp với sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan.
KGA1 là một hoạt chất quý trong điều trị các bệnh về xương khớp với các ưu điểm:
- Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh ngang với các thuốc tân dược điều trị đau khớp gối hiện nay như indomethacin, efferalgan…
- Chiết xuất từ củ địa liền có nguồn gốc thiên nhiên do đó không có tác dụng phụ. Sản phẩm đặc biệt an toàn với người có bệnh lý về dạ dày, ruột do không kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, Khương Thảo Đan còn chứa collagen type 2 giúp tăng sinh và tái tạo dịch khớp, chống nhức mỏi tay chân, phục hồi và bảo vệ khớp gối.
Sản phẩm phù hợp với:
- Người bị sưng đau khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, đau thần kinh tọa.
- Người bị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.
Khương Thảo Đan tự hào được đông đảo quý khách hàng tin tưởng và sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY
Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh!