Theo số liệu từ Hội cơ xương khớp Việt Nam, số lượng bệnh nhân trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống đang gia tăng lên 32%. Điều này cho thấy bệnh nhân đang bế tắc trong việc tìm cách điều trị bệnh hợp lí. Hiện nay có rất nhiều những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống khác nhau giúp kiểm soát tốt quá trình thoái hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
1. Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là bệnh có liên quan đến quá trình lão hóa. Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái ở các đĩa đệm và gai cột sống gây nên các cơn đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Cột sống thường bắt đầu thoái hóa sau tuổi 35, khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh có tính chất âm ỉ, bệnh tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể cho đến khi các cơn đau xuất hiện dày đặc và rõ ràng. Vị trí đau thường xảy ra ở cổ lan ra vai gáy, cánh tay, đau ở vùng lưng (trên và giữa lưng) hoặc vùng thắt lưng (phần dưới trở lại). Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì tê bì chân tay, đau nhức, ê buốt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân và tàn phế vĩnh viễn.
Thoái hóa cột sống là hệ quả của nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến cột sống bị thoái hóa như: tính chất công việc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, ăn uống không lành mạnh, lười thể dục, bị chấn thương cốt sống,… Ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này như: ngủ kê gối quá cao, ngồi gù lưng, gập cổ,…
➤Xem thêm:
- Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- Dấu hiệu thoái hóa cột sống
2. Mục tiêu chung của phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cốt sống là căn bệnh mãn tính, khó có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng nếu có kế hoạch điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh tình của mình.
Tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể tư vấn các phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản phác đồ điều trị bệnh thoái hóa cột sống là bao gồm các biện pháp:
- Điều trị không dùng thuốc tại nhà
- Điều trị bằng thuốc Tây
- Điều trị bằng thuốc Đông y
- Phẫu thuật
Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cuối cùng của việc điều trị thoái hóa cột sống là:
- Kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh
- Khôi phục tối đa chức năng vận động của khớp
- Làm chậm lại quá trình lão hóa của xương khớp
- Duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể
- Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm
3. Điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà là điều trị không dùng thuốc. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, sử dụng một số mẹo dân gian với mục đích nhằm làm giảm cơn đau nhức, ngăn ngừa quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một số thực phẩm bạn có những chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống. Ngoài ra, một chế độ ăn lành mạnh làm tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các bệnh tật.
Người bị thoái hóa cột sống cần chú ý bổ sung những chất sau:
- Omega-3: Có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…hay một số các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh. Bổ sung omega-3 giúp chống viêm, làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Đây là hai thành phần quan trọng, không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ thông xương khớp. Có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, sữa, nước hầm xương…
- Vitamin C trong trái cây: Vitamin C không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn là dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi các mô, đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của collagen, cơ thể sử dụng collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp. Vitamin C có nhiều trong các loại quả mọng họ nhà cam, quýt, bưởi, chanh,… Ngoài ra dâu tây và mâm xôi cũng chứ một lượng vitamin C nhất định.
- Chất xơ: Các loại rau xanh điển hình tốt cho người mắc bệnh xương khớp là bông cải xanh, cần tây, cải bó xôi, dưa chuột,…
- Ngoài các loại thực phẩm cần bổ sung kể trên, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thức ăn không tốt cho xương khớp như: đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê), kiêng ăn mặn. Tất cả những thực phẩm này nếu sử dụng vô tội va sẽ đều dẫn đến tình trạng hư tổn sụn khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.
Luyện tập thể dục đều đặn
Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là thói quen mà người mắc bệnh thoái hóa cột sống không nên bỏ qua. Luyện thể dục thể thao giúp cân bằng và cải thiện chức năng xương khớp rất tốt như: làm mềm cơ xung quanh khớp, giảm cứng khớp, dây chằng thêm chắc khỏe, dẻo dai, duy trì sự linh hoạt cho các khớp khi người bệnh vận động.
Tốt nhất bạn nên hoạt động ít nhất từ 20-30 phút mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga, thể dục nhịp điệu… – những bài tập này giúp, cơ bắp thêm khỏe mạnh, làm giảm lực đè ép lên cột sống từ đó kiểm soát các cơn đau. Tuy nhiên, khi tập không đúng cách hoặc luyện tập quá sức có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi luyện tập người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn bài tập luyện vừa sức, phù hợp để có thể duy trì luyện tập trong thời gian dài
- Tránh những bộ môn có nguy cơ chấn thương cao: chạy nhảy, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ
- Khởi động kĩ từ 15-30 phút trước khi luyện tập
- Trong quá trình luyện tập cần nghỉ giữa hiệp để lấy lại sức
- Dừng ngay động tác khiến cho vùng đốt sống cổ và lưng bị đau hơn
Chú ý tư thế hoạt động
Với thoái hóa cột sống lưng chủ yếu là thói quen ngồi cong lưng – thói quen này khiến cột sống phải chịu tới 150-180% trọng lượng cơ thể. Điều này khiến cột sống lưng bị thoái hóa. Vì vậy bệnh nhân cần chú ý làm sao để cho lưng thẳng khi đi, đứng và ngồi để bảo vệ cốt sống lưng.
Ngoài ra, nếu công việc phải khuân vác các vật nặng cũng cần giữ cho lưng thẳng, không khom lưng tránh gây áp lực đột ngột cho khớp cột sống. Bạn có thể xem chi tiết qua hình minh họa dưới đây:
Trường hợp thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở những người làm công việc văn phòng với đặc điểm ngồi một chỗ quá lâu. Người bệnh cần khắc phục điều này bằng cách sau 1-2 giờ làm việc hãy đứng lên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đi lấy nước, đi vệ sinh,… điều này giúp máu lưu thông đi nuôi dưỡng các khớp.
Chú ý tư thế ngồi làm việc của một nhân viên văn phòng là ngồi thẳng lưng, hai vai bằng nhau, đùi song song với nền nhà. Tư thế này làm áp lực trải đều đến tất cả các khớp không có khớp nào phải chịu áp lực nặng nề, từ đó làm giảm áp lực đến cột sống cổ.
Thói quen ngủ gối đầu quá cao cũng ảnh hưởng đến cột sống cổ. Một tư thế ngủ tốt cho sốt sống cổ là không kê đầu quá cao. Ngoài ra cần thay đổi tư thế ngủ, không nên nằm ngủ mãi với 1 tư thế. Đặc biệt là không nằm sấp khiến cho phần cổ bị gập xuống làm tăng áp lực lên các đốt sống.
Áp dụng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian từ những nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ thực hiện như lá lốt, lá nhải cứu,… cũng được áp dụng trong việc điều trị thoái hóa cột sống. Phương pháp này hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhức cột sống cổ và thắt lưng tại nhà.
➤ Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt có tác dụng trị phong thấp, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa thoái hóa rất tốt.
Lá lốt là loại rau gia vị vô cùng quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, lá lốt còn được xem là bài thuốc chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả. Lá lốt có tác dụng trị phong thấp, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa thoái hóa rất tốt.
Thực hiện: Lá lốt rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước. Phần nước chưng nóng cùng mật ong chia đều uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 2,3 thìa cà phê, phần bã rang nóng đắp lên vị trí bị đau.
➤ Bài thuốc bằng cây ngải cứu
Trong Đông y, ngải cứu là cây thuốc vị đắng, tính ấm và thơm, thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê thấp, chống viêm, giảm đau, phong hàn hiệu quả.
Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa nhiều dược chất có tính chất giảm đau cực tốt đó chính là aspirin. Vì vậy, ngải cứu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hay cách chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu.
Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và để ráo nước. Cho ngải cứu với một chút muối trắng vào chảo và rang đến khi lá bắt đầu se khô lại. Hỗn hợp thi được đổ vào một chiếc khăn mỏng rồi đắp vào vùng đau nhức. Kiên trì thực hiện ngàu 2-3 lần để thấy được hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng ngải cứu để chế biến cùng các món ăn như trứng rán ngải cứu, ngải cứu hầm gà tần,…
4. Điều trị bằng phương pháp Tây y
Biện pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác động vào các cùng bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh, làm giảm các cơn đau gân và cơ kết hợp, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị hóa cột sống như:
- Massage: Làm giảm co thắt và căng các cơ ở thắt lưng và cổ, từ đó giảm áp lực lên cột sống, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm đau và làm mềm cơ cạnh cột sống
- Sóng ngắn: Áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều và đau kiểu viêm
- Điện xung: Nhằm điều trị thoái hóa cột sống có đi kèm chứng đau thần kinh tọa
Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống có chức năng làm giảm các triệu trứng đau nhứ ở xương khớp, ức chế lại các yếu tố gây viêm. Tùy vào tình trạng đau nhức và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,… được dùng cho những người bị viêm xương khớp mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng có tác dụng giảm đau vừa phải.
- Thuốc chống viêm không steroid: Mobic, Celebrex,… Đây là những loại thuốc làm giảm đau xương khớp mạnh hơn so với paracetamol, đồng thời có thêm tác dụng chống viêm.
- Thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ: Gelden, Profenid gel, Voltaren Emugel… có tác dụng giảm đau đáng kể. Dạng thuốc bôi này thường có sẵn để điều trị cho chứng đau cột sống.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… hỗ trợ giải tỏa sự co cứng cột sống.
- Tiêm ngoài màng cứng: Phương pháp này dùng cho người có biểu hiện đau thần kinh tọa do ảnh hưởng đĩa đệm chèn ép các rễ thần kinh tọa.
5. Điều trị bằng Đông Y
Điều trị bằng các bài thuốc đông y cũng được chia sẻ, truyền tai nhau, áp dụng và mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống.
Ngày nay, y học cổ truyền đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bằng các biện pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với các bài thuốc gia truyền có nguyên liệu từ tự nhiên mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, hạn chế tối đa được các tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, các bài thuốc Đông y sẽ không chỉ tập trung vào việc khắc phục, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe gân cốt. Hiện nay, điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y chủ yếu là sử dụng bài thuốc nhằm giảm triệu chứng và cải thiện căn nguyên của bệnh.
6. Phẫu thuật
Khi tình trạng bênh của người bệnh trở nên nghiêm trọng, áp dụng tất cả các các phương pháp điều trị trên đều không không mang lại kết quả. Lúc này, phẫu thuật là liệu pháp điều trị hợp lí nhất, bao gồm:
- Cắt một phần xương cột sống: Được chỉ định khi phần xương cột sống gây chèn ép vào rễ dây thần kinh và tủy sống
- Sửa chữa cấu trúc cột sống: Áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa nghiêm trọng khiến cấu trúc cột sống bị cong, vẹo, biến dạng.
- Cắt bỏ đĩa đệm: Là phương pháp loại bỏ một phần đĩa đệm thoát ra chèn lên dây chằng và những cơ quan lân cận. Nhiều người bệnh còn phải thực hiện cấy ghép đĩa đệm nhân tạo.
Phẫu thuật có thể giúp người bệnh khắc phục được các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh,…Do đó, cả bác sĩ lẫn người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện.
Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào một biện pháp duy nhất nào đó mà cần có sự kết hợp các phương pháp điều trị y khoa với các biện pháp thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp.
Nguồn: Baovexuongkhop.vn