Ngày nay, không ít người sử dụng thuốc tây để xoa dịu cơn đau do bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, lại có rất ít người biết được rằng việc sử dụng thuốc tây để chữa thoái hóa khớp sẽ chỉ có tác dụng giảm đau mà không mang lại hiệu quả lâu dài như mong muốn. Lợi và hại của phương pháp điều trị này sẽ được chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp xảy ra do sự bào mòn của khớp và lớp sụn bao quanh khớp. Khi khớp và lớp sụn quanh khớp bị bào mòn hư hỏng, lớp dịch nhầy giúp bôi trơn khớp bị giảm sẽ gây ra các triệu chứng đau và sưng, viêm, hạn chế vận động ở phần khớp bị thoái hóa.
☛ Chi tiết hơn về bệnh thoái hóa khớp bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Hiện tại, chưa có bất kỳ liệu pháp dược lý cụ thể nào được chứng minh là có thể chữa khỏi được thoái hóa khớp nên chúng ta cần có biện pháp kiểm soát, giảm các triệu chứng bệnh phát triển, ngăn ngừa biến chứng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây
Thuốc trị thoái hóa khớp hướng đến mục tiêu giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển, phục hồi chức năng vận động và hạn chế các biến dạng khớp. Sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp mang đến một số lợi ích như:
- Giảm đau nhanh chóng, cho hiệu quả tức thì, rõ rệt
- Nhỏ gọn tiện lợi, mang đi được mọi nơi
- Cách sử dụng tiện lợi không phải mất công sắc thuốc, hạn chế được rủi ro trong quá trình sắc thuốc.
Chính vì vậy, có rất nhiều người khi bị cơn đau thoái hóa khớp làm phiền sẽ ra ngay quầy thuốc gần nhà để mua thuốc giảm đau mà không cần đi khám hay hỏi ý kiến từ bác sĩ. Thuốc giảm đau có rất nhiều loại, giảm đau thông thường paracetamol, giảm đau mạnh hay giảm đau chống viêm (nhóm thuốc không steroid)… Ưu điểm của các loại thuốc này đó là hiệu quả nhanh chỉ sau 30 phút sử dụng.
Nhưng theo khuyến cáo từ các bác sĩ, dùng thuốc tây y sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, gây phản ứng phụ nếu lạm dụng. Vì vậy người bệnh thoái hóa khớp chú ý không tự tiện uống thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc.
Căn cứ vào mức độ thoái hóa sụn khớp gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp bao gồm:
- Thuốc giảm đau – kháng viêm: rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone… hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen…
- Thuốc giúp giãn cơ: Trường hợp thoái hóa khớp vai cấp tính gây co cứng khớp vai có thể được chỉ định sử dụng thuốc giúp thư giãn cơ, hạn chế cơ chèn ép lên gân, dây thần kinh, giảm đau cứng khớp.
- Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp: Tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng, viêm đau dữ dội bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau và kháng viêm liều cao vào khớp như: Diprospan, Depomedrol… Các nhóm thuốc này có thể tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận, chức năng tiêu hóa. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc trong thời gian ngắn.
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp mà các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.
Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây y giúp giải quyết các triệu chứng rất nhanh, sau khi uống thuốc 10 phút bạn đã thấy cơn đau dịu nhẹ hẳn đi. Nhưng thuốc tây chỉ có tác dụng tức thì không mang đến hiệu quả lâu dài nên nếu như ngưng uống thuốc bạn sẽ bị đau lại ngay. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp chữa thoái hóa khớp bằng thuốc tây bạn cần sử dụng thuốc liên tiếp, lâu dài mới có tác dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Khi sử dụng các thuốc có chứa corticoid liên tiếp và kéo dài bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.
Các thuốc nhóm kháng viêm không steroid nếu sử dụng lâu sẽ gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.
Ngoài các tác dụng phụ vừa kể trên, sử dụng thuốc tây lâu ngày để điều trị thoái hóa khớp còn dẫn đến một số tác dụng phụ sau:
✔ Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.
✔ Tăng nhiệt độ: Một số loại thuốc chữa thoái hóa khớp làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cho cơ thể người bệnh dễ nhiễm các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn. Nếu như nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C) người bệnh cần đi khám ngay để điều trị kịp thời để giảm bớt những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các loại thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan…
✔ Tê hoặc cảm giác kiến bò: Khi người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch thì độc tính của một số loại thuốc kháng viêm cũng có thể làm tổn hại đến hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Khi gặp phải biểu hiện này người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp và tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời.
✔ Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.
✔ Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh những rủi ro không mong muốn cho sức khỏe. Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp:
- Không tự ý mua thuốc khi không được bác sĩ chỉ định, kê đơn. Nếu được kê đơn cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, đúng thời gian và liều lượng của từng loại thuốc
- Không lạm dụng thuốc quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ.
- Lưu ý những người bị bệnh gan, thận, tim mạch, những người dị ứng với các thành phần của thuốc cần thông báo sớm cho bác sĩ trong thời gian khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp
- Không tự ý kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc với nhau vì chỉ làm tăng tác dụng phụ không làm thay đổi hiệu quả trị bệnh.
- Trong quá trình sử dụng thuốc không uống rượu bia sử dụng thuốc lá và các chất kích thích vì có thể làm giảm hiệu quả trị bệnh.
- Nên uống thuốc sau khi ăn để bảo vệ dạ dày.
- Nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để làm tăng hiệu quả trị bệnh của thuốc.
- Trong khi sử dụng thuốc nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào thì ngưng không được sử dụng tiếp và báo cáo ngay với bác sĩ điều trị.
Sử dụng TPBVSK có nguồn gốc từ thiên nhiên
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp. Người bệnh thường chọn mua những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng giảm đau kháng viêm hiệu quả, không gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả lâu dài.
Trong đó, nổi bật nhất có thể kể tới là sản phẩm Khương Thảo Đan có rất nhiều ưu điểm vượt trội.
Khương Thảo Đan là TPBVSK được chuyển giao từ đề tài khoa học của Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp.
Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Ngoài ra, sản phẩm có chứa hoạt chất KGA1 được tách chiết từ cây địa liền Việt Nam, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, 2 thành phần tiêu biểu có thể kể tới là:
- Collagen type II: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, hạn chế các xâm lấn làm tổn thương lên bề mặt sụn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.
- KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, lần đầu được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Minh Hà và các cộng sự. Theo TS. Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt mà không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
Theo các chuyên gia, nhờ đáp ứng được bộ 3 trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, Khương Thảo Đan là sản phẩm thế hệ mới mang đến giải pháp toàn diện nhất cho các bệnh nhân bị đau nhức xương khớp.
Khác với các loại thuốc trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm 100% từ thiên nhiên, vì thế không gây hại cho gan, dạ dày hay gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm được sản xuất ở dạng viên nang nên sử dụng tiện lợi cho mọi đối tượng.
Tóm lại, việc sử dụng thuốc tây để chữa thoái hóa khớp có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh không được tự ý mua thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị thoái hóa khớp bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh cần kết hợp bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp, chế độ sinh hoạt hợp lý, thay đổi tư thế làm việc, lao động phù hợp…
Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1156.