Đau nhức xương khớp là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người cao tuổi. Hiện tượng này cảnh báo căn bệnh gì, có nguy hiểm hay không?
Tìm hiểu hiện tượng đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp hay bị hiểu lầm đơn thuần là bệnh khớp hay bệnh xương, tuy nhiên không phải như vậy, đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến của hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau.
Các cơn đau nhức cơ xương khớp thường có đặc điểm là:
- Cơn đau sâu, âm ỉ;
- Có thể đau cục bộ tại một khớp hoặc đau lan tỏa ra nhiều khớp;
- Mức độ đau từ nhẹ tới nặng;
- Cơn đau cấp tính xảy ra đột ngột hoặc đau mãn tính trong một thời gian dài;
- Các cơn đau đôi khi có thể đến từ các cấu trúc bên ngoài khớp, như: dây chằng, gân, cơ bắp,…
- Đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở những người cao tuổi (trên 45 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi). Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ bị béo phì, ít vận động, ngồi sai tư thế,…
Đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì?
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, xảy ra khi các sụn khớp bảo vệ đầu xương bị hao mòn theo thời gian, kèm theo đó tình trạng giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp. Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở khớp tay, khớp đầu gối, hông và cột sống.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp cũng là một dạng viêm khớp phổ biến khác. Đây là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể, đặc biệt là niêm mạc khớp. Điều này dẫn đến tình trạng sưng đau, theo thời gian khớp có thể bị xói mòn và biến dạng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài làm tổn thương hệ khớp, căn bệnh này còn làm tổn thương đến toàn bộ hệ thống cơ thể, như: da, mắt, phổi, mạch máu,…
Viêm khớp vảy nến
Khi bị vảy nến, khoảng 10-30% bệnh nhân có khả năng tiến triển thành viêm khớp vảy nến. Bệnh gây phát ban và viêm một số khớp nhất định, thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, tim và móng cũng có thể bị viêm nhưng ít hơn.
Thông thường, phát ban sẽ xuất hiện trước đau khớp nhưng ở một số người, các cơn đau lại phát triển trước.
Bệnh gút
Gút cũng là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp. Căn bệnh này xảy ra khi các tinh thể axit uric dư thừa tích tụ trong khớp, gây ra tình trạng viêm ở khớp. Gút thường khởi phát đột ngột vào ban đêm với cảm giác như bốc cháy ở ngón chân cái, khớp nóng, sưng và đau.
Bệnh lupus
Lupus là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến khớp và nhiều cơ quan khác trong cơ thể, như: da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi.
Bệnh lupus rất khó chẩn đoán do các triệu chứng của nó giống với rất nhiều bệnh khác, dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh lupus là phát ban trên khuôn mặt giống như cánh bướm, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng gặp triệu chứng này.
Chấn thương khớp
Chấn thương khớp là kết quả của một tai nạn (khi chơi thể thao, tai nạn giao thông), một hoạt động quá sức (lao động vất vả, chuyển động lặp đi lặp lại do tính chất công việc), hay đơn giản chỉ là hao mòn do lão hóa theo thời gian. Chấn thương khớp có thể dao động từ bong gân đến gãy xương và trật khớp.
Hiện tượng thường xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, vai và khuỷu tay.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một rối loạn đặc trưng bởi cơn đau cơ xương khớp lan rộng, kèm theo đó mệt mỏi, vấn đề về giấc ngủ và vấn đề với trí nhớ. Nhiều người bị đau cơ xơ hóa cũng bị đau đầu do căng thẳng, rối loạn khớp thái dương hàm, hội chứng ruột kích thích, lo lắng và trầm cảm.
Các triệu chứng bệnh thường khởi phát sau một chấn thương, sau phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân dần dần tích lũy bệnh theo thời gian mà không có sự kiện kích hoạt nào kể trên.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là một thần kinh hông to, dài nhất cơ thể, đi từ phía dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa ở 2 bên trái phải để điều khiển từng bên tưng ứng.
Đau dây thần kinh tọa là chính là đau theo lộ trình đi của thần kinh tọa: đau từ cột sống thắt lưng, lan tới mặt ngoài đùi, mắt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và tận các ngón chân.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống.
Viêm khớp thiếu niên
Viêm khớp thiếu niên là bệnh xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi và tiến triển trong ít nhất 3 tháng. Một số trẻ có thể chỉ gặp các triệu chứng trong vài tháng, trong khi có những trẻ có thể gặp triệu chứng cả đời.
Đây là nguyên nhân hàng đầu trong bệnh lý thấp viêm ở trẻ em, một số loại viêm khớp ở trẻ vị thành niên còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như các vấn đề về tăng trưởng, tổn thương khớp và viêm mắt. Tuy nhiên căn bệnh này lại không được cha mẹ chú trọng vì quan niệm sai lầm là chỉ người già mới mắc bệnh khớp.
Thoát vị đĩa đệm
Cột sống của chúng ta được cấu tạo thành từ một loạt các đốt sống xếp chồng lên nhau. Những đốt này được đệm bởi các đĩa (gọi là đĩa đệm). Mỗi đĩa đệm gồm 2 phần: phần bên trong mềm, gọi là nhân nhầy và phần vòng cứng bên ngoài.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó, hay nói cách khác là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường. Điều này gây ra đau đớn, khó chịu, hoặc khiến bạn bị tê đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng,…
Hội chứng đau vùng phức tạp
Hội chứng đau vùng phức tạp (CRPS) là một dạng đau mãn tính thường ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân. CRPS thường phát triển sau chấn thương, phẫu thuật, đột quỵ hoặc đau tim.
Nguyên nhân của hội chứng này tới nay chưa được tìm hiểu rõ ràng.
Ung thư xương
Ung thư xương thường chia làm 2 loại là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương thứ phát.
Ung thư xương nguyên phát rất hiếm gặp. Nó bắt đầu trong các tế bào tạo nên xương, khi các tế bào phát triển ngoài mức kiểm soát, ung thư sẽ hình thành.
Một người mắc một căn bệnh ung thư tiến triển, như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư phổi,… Khi nó di căn đến xương, được gọi là ung thư di căn xương hay ung thư xương thứ phát.
Nguyên nhân ung thư xương thường không được biết tới rõ ràng, tuy nhiên bạn có nguy cơ tiến triển bệnh nếu:
- Đã từng tiếp xúc với bức xạ
- Bị bệnh Paget xương
- Gặp hội chứng Li-Fraumeni
Các bệnh khác
- Viêm cột sống dính khớp
- Hoại tử vô mạch
- Bệnh lyme
- Viêm burs
- Suy giáp
- Bệnh bạch cầu
- Viêm khớp phản ứng
- Bệnh còi xương
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm gân
- .v.v.
☛ Tìm hiểu thêm: 20 nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp
Đau nhức cơ xương khớp có nguy hiểm không?
Như ta đã biết ở trên, đau nhức xương khớp chỉ là triệu chứng, và nó là triệu chứng của nhiều bệnh cơ xương khớp khác nhau. Vì thế, để biết hiện tượng đau nhức xương khớp có nguy hiểm hay không, còn phải tùy thuộc vào vấn đề mà bạn gặp phải.
Nhưng nhìn chung, bệnh xương khớp là bệnh có chiều hướng xấu đi theo thời gian, nếu không điều trị đúng, có thể gây ra một số biến chứng như:
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, công việc và đời sống xã hội có thể bị ảnh hưởng;
- Di chuyển khó khăn do khớp bị hạn chế vận động, có thể dẫn đến bị cô lập xã hội, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn;
- Các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên có thể làm giảm tâm trạng, thậm chí là lo lắng, trầm cảm;
Vì thế, lời khuyên của chúng tôi khi bạn gặp hiện tượng đau nhức xương khớp, đau các khớp hay đau nhức trong xương là:
- Nên đi khám ngay nếu bị chấn thương khớp, khớp biến dạng hay gặp cơn đau khớp dữ dội;
- Nên theo dõi triệu chứng và lên lịch hẹn với bác sĩ nếu cơn đau nhức diễn ra vài ngày;
- Nên sớm đi khám nếu không thể di chuyển một khớp nào đó.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, bạn cũng nên theo dõi và đi khám nếu có triệu chứng:
- Gia đình có người bị viêm khớp;
- Tính chất công việc phải sử dụng tay, chân kéo dài, lặp đi lặp lại;
- Làm các công việc thủ công;
- Thừa cân;
- Tiền sử chấn thương ở khớp.
Trong quá trình thăm khám, bạn nên tuân thủ đúng theo các yêu cầu của bác sĩ (phối hợp trong các bài kiểm tra, xét nghiệm; trả lời càng chính xác càng tốt các câu hỏi,…)
Điều trị đau xương khớp
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào căn bệnh mà bạn gặp phải. Tuy nhiên có một vài phương pháp điều trị cơ bản như sau:
Điều trị y tế
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Giúp giảm đau, chống viêm.
- Vật lý trị liệu. Thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện cùng kỹ thuật viên tại bệnh viện.
- Phẫu thuật. Là giải pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không còn mang lại hiệu quả nữa.
Nâng cao hiệu quả điều trị tại nhà
- Duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục vừa phải;
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân và cố gắng giữ cân nặng trong khoảng cho phép, nếu cảm thấy cần thiết hãy hỏi bác sĩ về cách giảm cân lành mạnh.
- Thử dùng thuốc giảm đau không kê toa như thuốc chống viêm, mát-xa, sử dụng phương pháp nhiệt và nghỉ ngơi đầy đủ.
Song song với đó, bạn cũng học cách kiểm soát tâm trạng của bản thân. Bởi, các cơn đau đôi khi có thể làm bạn cảm thấy sợ hãi và vô vọng vào tình trạng bệnh của bản thân. Nếu tâm trạng của bạn không tốt, tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn.
Để tâm trạng luôn được tốt, bạn có thể tìm hiểu một số kỹ thuật như:
- Liệu pháp thư giãn. Thiền, tập yoga, hít thở sâu, viết nhật ký, tâm sự với người thân hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn thấy thoải mái.
- Trị liệu hành vi nhận thức. Được thực hiện cùng bác sĩ tâm lý.
- Châm cứu
Một số điều mà bạn nên tránh là: hút thuốc, chạy, nhảy, chơi quần vợt, tập thể dục nhịp điệu, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Kết luận
Đau nhức xương khớp là hiện tượng mà nhiều người gặp phải và nó có thể là triệu chứng báo hiệu một căn bệnh xương khớp nào đó. Tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu gặp triệu chứng này, bạn nên tìm hiểu các kiến thức đúng đắn và sớm thăm khám để nhận được chẩn đoán chính xác của bác sĩ, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện tình trạng của bản thân.
Để được tư vấn thêm về bệnh đau nhức xương khớp, bạn có thể gọi tới số điện thoại miễn cước 1800 1156 để gặp các chuyên gia.
Mỗi khi thay đổi thời tiết tôi thường bị sưng đau các khớp ngón tay và bàn chân. Tôi ra hiệu thuốc và được bán cho thuốc ibuprofen, uống thì thấy vài ngày là đỡ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và phương pháp điều trị cụ thể thế nào? Xin trân trọng cảm ơn.
Chào bác Thanh,
Mỗi lần thay đổi thời tiết thấy sưng đau bàn tay, bàn chân thì rất có thể là do bác bị thoái hóa khớp. Khi áp suất không khí, nhiệt độ môi trường thay đổi, bệnh sẽ gây ra phản ứng như vậy. Dùng thuốc là một phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời và nếu dùng lâu nó có thể gây những tác dụng phụ lên nhiều cơ quan trên cơ thể.
Để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, bác nên đến khám tại các cơ sở có các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Bên cạnh đó, bác nên cân nhắc sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có tác dụng: hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp; hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp; hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
Cháu chào chuyên gia. Cháu mới 35 tuổi nhưng 2 năm gần đây đã bắt đầu có triệu chứng đau nhức xương khớp, biểu hiện là tê tay chân, mỏi và buồn ở các khớp đầu gối, cổ chân, cổ tay. Cảm giác rất khó chịu. Mong chuyên gia tư vấn giúp cháu về tình trạng của mình để điều trị kịp thời. Cháu xin cảm ơn.
Chào Tuấn Anh,
Hiện tượng tê chân tay, buồn mỏi ở các khớp là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì bạn không nói rõ thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp của mình nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn như sau: Hiện tượng tê mỏi tay chân vào buổi tuổi có thể xảy ra nếu một người thường xuyên sử dụng bia rượu, hút thuốc lá. Bởi đây là những yếu tố làm giảm hấp thụ canxi ở xương, gây ra tê mỏi. Hoặc nó cũng có thể xảy ra do ngồi làm việc ở văn phòng quá lâu trong một tư thế, thiếu ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn ở trong các trường hợp tôi nêu ở trên, bạn nên thay đổi thói quen làm việc của mình, bằng cách: thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc; mỗi giờ hãy dành khoảng 5-10 phút để nghỉ ngơi, đi lại, thực hiện một số động tác thư giãn để tăng lượng oxy vào phổi,… Tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Trong trường hợp đã làm theo hướng dẫn mà tình trạng không đỡ, bạn nên tới bệnh viện để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.