Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ đang được khá nhiều người lựa chọn bởi lẽ đây là phương pháp điều trị khá tiết kiệm chi phí và an toàn. Các bài thuốc này có tác dụng giảm đau lâu dài và làm chậm quá trình thoái hóa. Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả để bạn tham khảo.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra ở đốt sống cổ do quá trình lão hóa, chấn thương và các tác nhân khác do sinh hoạt, lao động… gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là bệnh gây ra tình trạng đau nhức và co cứng cơ khớp, giảm đi sự linh hoạt khi vận động của người bệnh.
Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể biến chứng và dẫn đến các tác động xấu đến sức khỏe sau này của bệnh nhân. Do đó, chúng ta không được chủ quan với các biểu hiện của căn bệnh này.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại đã có rất nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ phát triển những biến chứng nguy hiểm. Nhưng vẫn có rất nhiều người tìm hiểu các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh. Đầu tiên, tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp điều trị này và những lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc dân gian.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc NAM có hiệu quả không?
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị sử dụng các cây dược liệu từ thiên nhiên để cải thiện cơn đau, giảm cứng khớp và các triệu chứng đi kèm. So với việc dùng thuốc Tây thì các bài thuốc dân gian thường có độ an toàn cao hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại có tác dụng chậm hơn và hiệu quả mang lại tùy vào thể trạng của từng người.
Nếu như sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc, gây suy giảm chức năng gan và thận. Còn với các bài thuốc dân gian sẽ an toàn hơn, việc áp dụng bài thuốc trong thời gian dài còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm chậm quá trình thoái hóa. Việc điều trị bằng thuốc dân gian còn mang tính lâu dài, giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc dân gian còn tồn tại một số hạn chế nhất định như:
- Thời gian sử dụng lâu dài: Do bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên nên tác dụng giảm đau chậm, người bệnh phải mất một khoảng thời gian là 1 – 2 tuần sử dụng mới bắt đầu cảm nhận được tác dụng của nó. Trong khi đó, thuốc tây giúp giảm cơn đau nhanh và thường phát huy tác dụng chỉ sau 30 – 60 phút sử dụng.
- Tác dụng lâu: Vì phải mất một khoảng thời gian nhất định mới cảm nhận được tác dụng của thuốc nên người bệnh phải kiên trì thực hiện từ 1 – 2 tháng mới có thể thấy dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh phải thật kiên trì mới có thể thấy được hiệu quả của phương pháp điều trị này.
- Chế biến khó: Dù là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nhưng người bệnh cần thời gian để chuẩn bị, chế biến. Với những người bận rộn với công việc và gia đình thì sẽ gây trở ngại không nhỏ để có thể thực hiện được.
- Hiệu quả còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người nên cần lựa chọn cho mình bài thuốc phù hợp.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng thuốc Tây y trong giai đoạn cấp của bệnh. Khi bệnh ổn định, có thể thực hiện các bài thuốc dân gian kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện phù hợp… để ngăn chặn cơn đau tái phát và làm chậm quá trình hư hại đốt sống.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc dân gian cần lưu ý gì?
Các bài thuốc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý mua hoặc hái về sử dụng khi chưa thăm khám xem tình trạng bệnh ra sao, mức độ nghiêm trọng của bệnh thế nào.
Đầu tiên, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên đi gặp chuyên gia xương khớp để làm các xét nghiệm chẩn đoán xem bệnh đang ở giai đoạn nào. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả dù là thuốc nam, thuốc bắc cũng như thuốc tây, đều cần phải được thăm khám bởi bác sĩ, sau đó dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ mới chỉ dẫn phương pháp điều trị phù hợp và các bước thực hiện.
Các bài thuốc dân gian có thể nói là rất lành tính giúp cải thiện triệu chứng và tác động đến sự tiến triển của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên để tránh rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Cần chọn lọc các nguyên liệu thuốc có nguồn gốc uy tín để đảm bảo sự an toàn trong quá trình chữa bệnh.
- Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị khi bệnh ở mức độ nhẹ. Phương pháp này không thể thay thuốc cho việc dùng thuốc Tây và các thủ thuật ngoại khoa.
- Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh tiến triển kéo dài nên bên cạnh việc áp dụng bài thuốc dân gian, bạn nên ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và luyện tập thường xuyên để phục hồi chức năng cột sống và cải thiện cơn đau.
- Một số bài thuốc từ dân gian chưa được xác thực về độ an toàn. Do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi thực hiện.
- Một số bài thuốc do được truyền miệng từ người này sang người khác nên liều lượng của các loại thảo dược có thể bị sai lệch nên bạn cần tham khảo ở nguồn ghi chép từ các sách y học và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Mức độ cải thiện của thảo dược tự nhiên phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên không phải bài thuốc này cải thiện triệu chứng bệnh tốt cho bạn đã tốt với người khác
- Khi thực hiện nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần dừng sử dụng và hỏi ngay bác sĩ
- Hiệu quả của các bài thuốc này thường khá chậm. Do đó đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì trong quá trình điều trị bệnh không nên dừng giữa chừng sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn
- Không áp dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc dân gian cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người dưới 18 tuổi.
- Từ bỏ các tư thế làm việc, sinh hoạt xấu gây ảnh hưởng đến bệnh
- Không vặn cổ, lắc đầu mạnh gây tổn thương đến đốt sống cổ
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa thoái hóa cột sống được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên bạn nên chọn lọc bài thuốc đã được kiểm chứng về mức độ an toàn và khả năng cải thiện bệnh trước khi áp dụng. Bởi thực hiện bài thuốc tùy tiện có thể không đem lại cải thiện như mong đợi, thậm chí còn làm phát sinh các tác dụng ngoại ý.
1. Quả nhàu trị thoái hóa đốt sống cổ
Cây nhàu (noni) có tác dụng nhuận tràng, chống viêm giảm đau, hỗ trợ miễn dịch và loại bỏ độc tố. Dân gian thường dùng quả, rễ và lá cây nhàu để trị mụn nhọt, sốt, điều kinh nguyệt, chữa nhức mỏi và đau lưng.
Trong quả nhàu có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cùng hơn 150 chất dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt nhất, trái nhàu còn chứa một lượng prosertonin và xeronin. Khi đi vào cơ thể hai thành phần này sẽ kích thích quá trình sửa chữa tổn thương đốt sống và làm chậm quá trình thoái hóa tế bào. Có khả năng sửa chữa nhiều tổn thương cho cột sống.
Nguyên liệu chuẩn bị: 200g quà nhàu và 2 lít rượu trắng
Thực hiện:
- Đem quả nhàu rửa sạch, để ráo và thái lát
- Sau đó xếp vào bình và đổ rượu ngâm trong 30 ngày
- Mỗi lần dùng 20 – 30ml, ngày dùng 2 – 3 lần
2. Cây đau xương chữa thoái hóa đốt sống cổ
Cây đau xương còn có các tên gọi khác như Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng… là vị thuốc Nam quen thuộc có công dụng giảm đau nhức xương khớp, nhức mỏi toàn thân, tê bì chân tay… Vì vậy, cây đau xương được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị bệnh xương khớp, đặc biệt là đau nhức xương khớp, chữa thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm.
Thành phần chính của cây đau xương là Ancaloit – một loại chất có tác dụng giảm đau chống viêm tự nhiên. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt và bồi bổ sức khỏe.
Với cây đau xương bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau:
- Đắp trực tiếp lên vùng thoái hóa: Lấy cây đau xương rửa sạch và giã nhỏ rồi trộn với 1 ít rượu và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức trong 15 – 20 phút và thực hiện ngày 1-2 lần.
- Ngâm rượu: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình rồi đổ ngập rượu để ngâm. Mỗi ngày uống khoảng 3 chén nhỏ sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả
- Sắc uống: Cây đau xương đem rửa sạch, cắt nhỏ đem sắc nước uống thay nước lọc hàng ngày (có thể đun cây tươi hoặc đem phơi khô)
3. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Trong ngải cứu chứa thành phần aspirin có tác dụng giảm đau tốt nên ngải cứu là loại dược liệu có công dụng rất tốt trong việc chữa thoái hóa đốt sống cổ và điều trị các bệnh xương khớp. Bên cạnh giảm đau, kháng viêm, ngải cứu còn có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, khí huyết lưu thông. Ngoài ra còn tác động tốt đến tinh thần người bệnh, hiệu quả trị bệnh cũng từ đó mà tối ưu hơn rất nhiều.
Các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ từ ngải cứu bao gồm:
- Kết hợp ngải cứu và mật ong: Đem 400g ngải cứu đi rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Cho 3 thìa mật ong vào phần nước cốt ngải cứu sử dụng vào buổi trưa và buổi chiều. Thực hiện trong vòng 14 ngày sẽ thấy các cơn đau thuyên giảm đáng kể.
- Ngải cứu ngâm rượu: Đem ngải cứu, chanh và vỏ bưởi sao vàng lên rồi phơi khô. Sau đó đem tất cả nguyên vật liệu cho vào bình ngâm với 2 lít rượu trắng và đường kính. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ và uống đều trong vòng 2 tuần. Với cách làm này, lượng Vitmin C trong chanh cũng giảm đau, giảm tình trạng viêm khớp và chống sưng.
- Đắp ngải cứu: Đem ngải cứu đi rửa sạch, giã nát, cho thêm giấm rồi đun nóng. Lấy một tấm vải sạch bọc hỗn hợp rồi đắp lên vị trí đau nhức vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, sử dụng giấm khi còn nóng, tránh để nguội làm giảm hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
4. Lá lốt hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Theo y học cổ truyền lá lốt là loại cây có vị nồng, hơi cay, tính ấm nên được sử dụng để chống phong hạ khí, chỉ thống. Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lá lốt được dùng để trị đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, phòng chống viêm.
Trong y học hiện đại, người ta tiến hành phân tích thành phần của cây lá lốt thấy được phần lá và thân của lá lốt có chứa nhiều ancaloit và tinh dầu, với thành phần chính là beta-caryophylen cùng các hoạt chất chống oxy hóa.
Vì vậy, cây lá lốt là bài thuốc được sử dụng để giảm các cơn đau, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam từ lá lốt bao gồm:
Sắc nước uống
Lá lốt kết hợp với đinh lăng, cây xấu hổ để nâng cao hiệu quả giảm đau trong việc điều trị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc phơi khô đều mang lại hiệu quả như nhau:
- Dùng dạng tươi: Lấy 50g mỗi loại lá lốt, đinh lăng, xấu hổ dùng cả thân và rễ mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào 1,5l nước, đun sôi 3-5 phút. Dùng nước này để uống trong ngày thay thế nước lọc.
- Dùng dạng khô: rửa sạch các loại thảo dược, cắt thành khúc khoảng 5cm rồi mang đi phơi khô. Bảo quản trong túi kín, mỗi ngày lấy ra 30g mỗi loại, sắc như ở dạng tươi và uống trong ngày.
Kiên trì sử dụng bài thuốc trên từ 7 tới 14 ngày sẽ thấy được hiệu quả, triệu chứng đau vùng cổ vai gáy sẽ thuyên giảm đáng kể.
Đắp vào vùng cổ thoái hóa
Đắp thuốc vào trực tiếp vùng đau sẽ giúp giảm cơn đau ngay tức thì. Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm: lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu, để cho ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Cho hỗn hợp lên chảo sao vàng, đổ ra mảnh vải mỏng rồi đắp lên vùng bị đau.
- Đắp thuốc trong vòng 30 phút để các dược chất được thẩm thấu, khi hỗn hợp nguội thì sao lại cho nóng.
Thực hiện đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất lại mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể chế biến những món ăn từ lá lốt như: chả lá lốt, thịt xào lá lốt vừa mang đến nguồn dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe vừa góp phần cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa đau nhức xương khớp từ lá lốt
5. Cây xấu hổ giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ là loài cây mọc hoang ở gần sông, suối. Rễ của cây có tác dụng trừ phong thấp, an thần, chống viêm. Sắc nước uống từ rễ xấu hổ đều đặn có thể giảm đau nhức cột sống, bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và làm chậm quá trình thoái hóa.
Thực hiện: Lấy 20 – 30g rễ cây trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng cho thơm, sắc với 400ml nước, đun cô cạn đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày
6. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xương rồng
Cây xương rồng có vị đắng, tính hàn có tác dụng giúp giảm đau xương khớp, các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa đau dây thần kinh, mụn nhọt. Tuy nhiên, nên chọn loại xương rồng bẹ và xương rồng 3 chia bởi một số loại xương rồng có chứa độc tố có thể gây hại cho sức khỏe.
Dùng 2-3 lá xương rồng bẹ rửa sạch, cắt bỏ hết phần gai. Ngâm xương rồng với muối khoảng 5 phút. Nướng nóng lá xương rồng đều 2 mặt và áp lên phần cổ bị thoái hóa. Sử dụng mỗi ngày 1 lần trong vòng 15 ngày để đạt được hiệu quả điều trị.
7. Điều trị thoái hóa cột sống bằng cây cỏ xước
Cây cỏ xước (thổ ngưu tất, nam ngưu tất) là cây mọc hoang rất dễ tìm kiếm ở những vùng nông thôn. Cây có vị chua, đắng, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và trừ thấp. Loại cây này có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị tình trạng: tê bì chân tay, đau nhức xương cốt, giúp lưu thông khí huyết, làm mạnh gân cốt. Ngoài ra, một số nhà khoa học còn tìm thấy axit oleanolic – có tác dụng chống oxy hóa và giảm viêm mạnh trong cây dược liệu này.
Sử dụng bài thuốc từ cỏ xước giúp tiêu trừ các gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa cột sống và cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở vùng lưng.
Thực hiện:
- Lấy lá, thân và cả rễ của cây cỏ xước, rửa sạch, phơi khô.
- Mỗi ngày lấy khoảng 100-300g sắc lấy nước uống, ngày uống 3 bát nước thuốc cây cỏ xước.
- Kiên trì trong khoảng 10-15 ngày bạn sẽ thấy tác dụng mang lại.
Trên đây là tổng hợp 7 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ và một số điều cần lưu ý khi áp dụng. Để xác định được tính hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc, bạn nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
☛ Có thể bạn quan tâm: 7 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ