Sử dụng cao dán đau vai gáy là phương pháp phổ biến được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, cách dùng cao dán như thế nào để mang lại nhiều hiệu quả và đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong quá trình thực hiện phương pháp trên.
Tìm hiểu chung hiện tượng đau vai gáy
Đây là tình trạng đau nhức âm ỉ xung quanh vùng vai gáy. Đôi khi, cơn đau trở nên dữ dội và lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay hoặc lan lên vùng chẩm gây hoa mắt, chóng mặt. Bên cạnh đó, triệu chứng tê bì, châm chích, ngứa ran có thể xảy ra. Người bệnh cảm thấy hai tay mỏi nặng, mất cảm giác hoặc gặp khó khăn trong hoạt động thường ngày như cầm, nắm…
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau vai gáy:
- Hoạt động sai tư thế: khiến các khớp xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Hoạt động mạnh liên tục: dẫn đến tình trạng hao mòn sụn khớp một cách nhanh chóng.
- Ít vận động: làm giảm quá trình tiết dịch khớp, cản trở hoạt động vùng vai gáy.
- Chấn thương: tạo nên những mảnh xương vụn có thể làm tổn thương rễ thần kinh, dây chằng, tủy sống và các mô mềm khác.
- Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: là nguyên nhân khiến xương khớp giảm chất lượng, nhanh thoái hóa.
- Béo phì: tạo áp lực mạnh lên vùng cột sống, bào mòn sụn, thoát vị đĩa đệm, chèn ép mạnh vào dây thần kinh, tủy sống.
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích thường xuyên như rượu, bia… khiến chất lượng xương suy giảm, dễ chấn thương.
- Yếu tố bệnh lý: thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau mỏi vai gáy : Nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp điều trị
Tác dụng giảm đau vai gáy của cao dán
Cao dán giảm đau vai gáy chứa hai thành phần chính: methyl salicylate và levomenthol. Đây đều là những hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên, sử dụng phổ biến trong các loại thuốc giảm đau ngoài da mà không cần kê đơn.
☛ Methyl salicylate là loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thường tổng hợp từ cây lộc đề, bạch dương, liễu trắng… Sau khi hấp thụ vào da, hoạt chất chuyển hóa thành acid salicylic, giúp giảm viêm, kháng khuẩn ở cơ hoặc khớp bị tổn thương. Ngoài ra, methyl salicylate còn hoạt động như một chất chống kích ứng và tạo ra cảm giác nóng trên da. Từ đó, não bộ bị mất tập trung, giảm nhận thức về tình trạng đau nhức vùng vai gáy.
☛ Levomenthol: Đây là một chất hữu cơ thường được tổng hợp từ cây bạc hà. Cơ chế hoạt động của levomenthol là kích hoạt các thụ thể TRPM8 nhạy cảm lạnh trong da, ức chế dòng Ca++ của màng tế bào thần kinh. Từ đó, triệu chứng đau nhức được thuyên giảm đáng kể.
☛ Ngoài ra, cao dán còn chứa một số thành phần khác như vitamin E giúp bảo vệ da trong quá trình sử dụng.
Các thành phần hoạt tính được phân bố đồng đều trong cao dán và giải phóng liên tục, hấp thụ dần vào da với khoảng thời gian 8 giờ. Đặc biệt, người bệnh có thể giữ cố định trong suốt quá trình vận động, kể cả lúc tập luyện thể thao và dễ dàng tháo ra khi cần thiết.
Cao dán thường được sử dụng cho những cơn đau cấp tính, sau khi người bệnh bị chấn thương hoặc va đập mạnh vào phần mềm xung quanh xương khớp gây nên hiện tượng như sưng, bầm tím, trật khớp…
Bên cạnh tác dụng giảm đau, cao dán còn giúp thư giãn cơ và cải thiện tuần hoàn máu.
Cách sử dụng cao dán đau vai gáy an toàn, hiệu quả
Các bước sử dụng cao dán khi bị đau vai gáy:
Bước 1: Làm sạch vị trí đau nhức bằng nước rồi lau khô.
Bước 2: Người bệnh có thể giữ nguyên hoặc cắt miếng dán sao cho vừa với vị trí bị đau, rồi gỡ tấm phim và dán cố định lên vai gáy.
Bước 3: Sau khoảng 8 giờ, người bệnh cần gỡ bỏ cao dán cũ, vứt ở nơi quy định và tránh xa tầm tay trẻ em. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thay thế bằng một miếng khác nếu cơn đau vẫn chưa thuyên giảm.
Lưu ý khi sử dụng cao dán
Để quá trình sử dụng cao dán giảm đau vai gáy diễn ra an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
☛ Mỗi cao dán chỉ được dùng một lần. Nếu tái sử dụng, các thành phần trong cao dán có thể bị biến đổi gây bỏng hoặc ngộ độc da.
☛ Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để xác định được thời gian dùng cao dán phù hợp nhất. Thông thường, mỗi cao dán giảm đau vai gáy không nên sử dụng quá 8 giờ, không nên dán quá 3 lần/ngày và liên tục quá 7 ngày.
☛ Chống chỉ định dùng cao dán lên mặt, vùng da có vết thương hở, viêm, nhiễm trùng… để tránh trường hợp bị ngộ độc.
☛ Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với các thành phần trong cao dán.
☛ Không tự ý dùng cao dán cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân hen suyễn, polyp mũi, người đang sử dụng các loại thuốc khác như: Warfarin, Allopurinol, Probenecid…
☛ Mua cao dán ở cơ sở y tế đáng tin cậy.
☛ Bảo quản cao dán ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa tầm tay trẻ em.
☛ Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường trong quá trình sử dụng như nổi mẩn đỏ, ngứa, kích ứng, đau đầu, ù tai… người bệnh nên gỡ bỏ cao dán và đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Top 5 cao dán đau vai gáy được sử dụng phổ biến
1. Cao dán Salonpas của Nhật Bản:
Cao dán có kích thước lớn, phù hợp để giảm đau vùng vai gáy. Ngoài ra, sản phẩm được làm từ chất liệu vải mềm với khả năng co dãn tốt và độ bền cao. Điều này giúp người bệnh thoải mái hoạt động trong quá trình sử dụng.
Giá bán tham khảo: 340.000 VNĐ/hộp 140 miếng.
2. Cao dán Hồng sâm của Hàn Quốc:
Bên cạnh hiệu quả giảm đau, cao dán Hồng sâm của Hàn Quốc còn có ưu điểm là giá rẻ và dễ bảo quản. Do đó, sản phẩm được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng.
Giá bán tham khảo: 42.000 VNĐ/hộp 20 miếng.
3. Cao dán Sumifun của Trung Quốc:
Thành phần của cao dán được chiết xuất từ những thảo dược cổ xưa trong y học Trung Quốc giúp giảm đau hiệu quả và lành tính. Đặc biệt, sản phẩm có thể bám chắc trên da trong thời gian dài, thấm nước tốt mà không gây nên tình trạng bí bách.
Giá bán tham khảo: 95.000 VNĐ/túi 8 miếng.
4. Cao dán Hisamitsu 5.0 của Nhật Bản:
Hoạt chất trong cao dán thấm nhanh vào da giúp khắc phục cơn đau trong thời gian ngắn. Đặc biệt, sản phẩm có thể dán lên huyệt đạo ở thái dương, giảm đau đầu, tránh tình trạng say tàu xe.
Giá bán tham khảo: 300.000 VNĐ/hộp 7 miếng.
5. Cao dán Harikkusu 55ES 25 của Nhật Bản:
Cao dán chứa hàm lượng hoạt chất vừa đủ và khả năng làm nóng tốt. Từ đó, sản phẩm xoa dịu đau nhức nhanh chóng, nới lỏng cơ, cải thiện lưu thông khí huyết giúp vết thương mau lành hơn.
Giá bán tham khảo: 370.000 VNĐ/hộp 25 miếng.
Một số phương pháp khác giúp giảm đau vai gáy
Bên cạnh việc sử dụng cao dán để khắc phục tình trạng đau vai gáy, người bệnh có thể tham khảo thêm những phương pháp sau:
1. Luyện tập thể thao
Cường độ luyện tập nên bắt đầu từ mức đơn giản, nhẹ nhàng nhất và tăng dần theo thời gian. Điều này giúp cơ xương khớp vùng vai gáy thích nghi dần, không phải chịu tác động đột ngột khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.
Luyện tập thể thao thường xuyên làm tăng sản sinh dịch khớp, cải thiện sức mạnh cơ bắp và mở rộng phạm vi hoạt động. Ngoài ra, phương pháp này còn tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra thuận lợi, giúp giảm đau và thúc đẩy tái tạo sụn khớp nhanh chóng. Trong đó, yoga là lựa chọn phù hợp cho người bị đau vai gáy.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp 10 bài tập yoga chữa đau vai gáy hiệu quả tại nhà
2. Vật lý trị liệu
Tác dụng chính là xoa dịu cơn đau, khắc phục tình trạng co cứng cơ, dây chằng và đẩy mạnh phục hồi những vị trí tổn thương. Từ đó, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Một số hình thức vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến cho người đau vai gáy:
- Xoa bóp bấm huyệt.
- Châm cứu.
- Siêu âm trị liệu.
- Sóng ngắn trị liệu.
- Laser.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy có hiệu quả không?
3. Sử dụng thuốc Tây y
Đây là phương pháp giúp khắc phục triệu chứng đau nhức tức thì. Lưu ý rằng thuốc Tây y thường đi kèm nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Do đó, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Các nhóm thuốc thường được chỉ định cho người đau vai gáy:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc giảm đau chống viêm NSAID: Meloxicam, Aspirin, Naproxen…
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Tramadol, Pethidin…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả
Cao dán thường được sử dụng cho những cơn đau cấp tính, không thể dùng liên tục trong thời gian dài để khắc phục tình trạng đau nhức mạn tính. Đôi khi, sản phẩm còn gây mất thẩm mỹ.
Lúc này, người bị đau vai gáy có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp một cách an toàn mà hiệu quả.
Thành phần chính của Khương Thảo Đan là dược liệu thiên nhiên từ bài thuốc xương khớp cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang như độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, đương quy, phục linh…
Bên cạnh đó, KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có trong sản phẩm là thành quả nghiên cứu 6 năm của PGS. TS Lê Minh Hà Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. KGA1 có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, chữa tê phù, tê thấp vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng. Hoạt chất được chứng minh có hiệu quả hơn hẳn các loại thuốc điều trị sụn khớp phổ biến như Glucosamine, Chondroitin…
Khương Thảo Đan phù hợp cho đối tượng:
- Bệnh nhân bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, tê buồn chân tay…
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Đặc biệt, sản phẩm không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến những cơ quan khác như dạ dày, gan, thận…
Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo:
https://www.netdoctor.co.uk/medicines/aches-pains/a8846/salonpas-pain-relief-patches/
https://uk.hisamitsu/how-to-use.html