Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến như một vị thuốc quý được ông cha ta sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về một số cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu.
Tác dụng của ngải cứu với bệnh đau vai gáy
Cây ngải cứu (tên khoa học: Artemisia vulgaris) là một loài thân thảo thuộc họ Cúc phân bố rộng rãi khắp châu Á, châu Mỹ. Nó có mùi thơm đặc trưng do chứa nhiều tinh dầu cùng một số thành phần kháng khuẩn. Bên cạnh đó, loài thực vật này còn chứa một số hoạt chất giúp giảm đau thần kinh như cineol, tricosanol, este dehydro matricaria… Do đó, ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy và các bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau lưng, mỏi gối, thoát vị đĩa đệm…
Theo Đông y, ngải cứu có vị cay, hơi đắng, tính ấm, quy kinh tỳ – can – phế. Đây là vị thuốc có tác dụng khu phong, trừ thống, giảm đau, điều hòa khí huyết và cầm máu. Do đó, ngải cứu có thể được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Các bài thuốc từ ngải cứu kết hợp với một số dược liệu khác có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng đau mỏi vùng cổ vai gáy rất hiệu quả.
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng cây ngải cứu như chườm nóng bên ngoài, uống như 1 vị thuốc hoặc dùng như thực phẩm hằng ngày… Dưới đây là một số mẹo dùng ngải cứu chữa đau vai gáy được áp dụng phổ biến.
Chườm nóng bằng ngải cứu
Tác dụng: Giảm nhanh triệu chứng đau mỏi vai gáy và đẩy mạnh lưu thông khí huyết, giãn cơ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
Tiến hành: Có 2 cách chườm nóng bằng ngải cứu.
Cách 1: Chườm ngải cứu tươi.
- Chuẩn bị khoảng 3 lạng ngải cứu tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút và rửa lại bằng nước, để ráo.
- Cho ngải cứu tươi vào cối, giã sơ cho dập, không cần giã kỹ.
- Cho vào chảo, bật bếp và sao khô, sao đến khi có mùi thơm và ngải cứu chuyển màu xám đen là được.
- Bọc ngải cứu trong vải sạch rồi chườm lên vùng vai và gáy bị đau. Nếu nóng quá có thể đợi cho nguội bớt rồi đắp.
- Chườm khoảng 15 phút/ lần hoặc đến khi hết nóng. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày mỗi khi đau.
Cách 2: Chườm ngải cứu rang muối.
- Chuẩn bị khoảng 3 lạng ngải cứu tươi và một thìa muối hạt.
- Rửa sạch, ngâm ngải cứu với nước muối loãng sau đó rửa lại bằng nước, để ráo.
- Cho ngải cứu và muối hạt vào chảo sao nóng, sao đến khi có mùi thơm và ngải cứu chuyển sang màu xám đen là được.
- Bọc hỗn hợp trong vải sạch, chờ cho bớt nóng và chườm lên vùng vai gáy bị đau trong khoảng 15 phút hoặc đến khi hết nóng. Làm 1 – 2 lần/ngày mỗi khi thấy đau.
Chườm lạnh bằng ngải cứu
Tác dụng: Co mạch máu tại vùng tổn thương, giảm đau do làm tê liệt dây thần kinh cảm giác và tăng ngưỡng kích thích của cơ.
Tiến hành:
- Chuẩn bị khoảng 200 gam ngải cứu và vài viên đá lạnh.
- Rửa sạch ngải cứu rồi để ráo nước.
- Thêm khoảng 300ml nước sạch vào ấm, cho ngải cứu vào và sắc trong khoảng 10 phút.
- Cho thêm nửa thìa muối vào nước sắc và đợi đến khi nguội.
- Thấm nước thuốc vào một chiếc khăn sạch sau đó bọc thêm vài viên đá.
- Chườm lạnh vào vùng vai gáy bị đau. Lưu ý chườm theo hình tròn đồng tâm trong khoảng 5 – 10 phút.
- Lau khô bằng khăn sạch sau khi chườm. Có thể dùng kem dưỡng da bôi sau khi chườm để tránh bỏng lạnh.
Uống nước lá ngải cứu
Tác dụng: Giảm đau mỏi cổ vai gáy, giảm thiểu tình trạng chèn ép rễ thần kinh, tăng khả năng lưu thông máu đến vùng tổn thương đồng thời sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 50 gam ngải cứu tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước.
- Cho ngải cứu vào ấm, thêm 1 lít nước sạch sắc trong khoảng 5 phút.
- Bỏ bã, chia nước sắc thành nhiều phần uống hết trong ngày.
- Thực hiện liên tục khoảng 10 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Kết hợp ngải cứu và lá lốt
Lá lốt là loại thảo dược phổ biến trong mọi căn bếp của gia đình Việt. Không chỉ làm nguyên liệu nấu ăn mà lá lốt còn được sử dụng chữa viêm khớp rất hiệu quả. Trong lá lốt chứa nhiều thành phần như tinh dầu, alkaloid… giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Khi kết hợp với ngải cứu, bài thuốc mang lại tác dụng thư giãn gân cơ, giảm đau vai gáy, giảm viêm và chống oxy hóa cho bệnh nhân.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 200 gam ngải cứu tươi, 200 gam lá lốt tươi và 50ml rượu trắng.
- Ngải cứu và lá lốt rửa sạch, ngâm 10 phút với nước muối loãng, để ráo.
- Cho lá lốt và ngải cứu vào cối giã nhuyễn, thêm rượu trắng vào trộn đều.
- Sao hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi khô hết nước.
- Bọc hỗn hợp trong vải sạch, chờ cho bớt nóng rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau.
- Chườm 15 phút hoặc đến khi hết nóng, mỗi ngày làm 1 lần.
Kết hợp ngải cứu và giấm gạo
Giấm gạo là nguyên liệu nấu ăn phổ biến của nhiều gia đình, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tăng độ dẻo dai cho xương khớp rất hiệu quả.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 50 gam ngải cứu tươi và 200 ml giấm ăn.
- Rửa sạch và ngâm ngải cứu với nước muối loãng trong 10 phút.
- Cho ngải cứu vào cối và giã nhuyễn.
- Đun sôi giấm ăn, cho ngải cứu đã giã nhuyễn vào cùng.
- Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch và chườm vào vùng vai gáy bị đau.
- Chườm 15 phút hoặc đến khi hết nóng. Mỗi ngày làm 1 lần, kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy có tác dụng.
Kết hợp ngải cứu và gừng
Gừng là thảo dược có tính ấm, vị cay, thường được sử dụng để điều trị hàn thấp, phong thấp. Kết hợp ngải cứu với gừng mang lại tác dụng phát tán phong hàn, giảm đau nhức tê bì vai gáy, cải thiện lưu thông máu, giảm viêm, tiêu sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương cho bệnh nhân đau vai gáy
Thực hiện:
- Chuẩn bị 200 gam ngải cứu tươi và 1 củ gừng tươi.
- Rửa sạch 2 nguyên liệu, để ráo.
- Cho ngải cứu và gừng vào cối giã nhuyễn.
- Sao hỗn hợp trên chảo cho đến khi có mùi thơm và ngải cứu chuyển màu xám đen là được.
- Bọc hỗn hợp vừa sao trong 1 miếng vải sạch.
- Chờ cho nguội bớt rồi chườm lên vùng vai gáy trong 15 phút hoặc đến khi hết nóng.
- Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.
Các món ăn từ ngải cứu
Ngoài cách chườm nóng hoặc uống, ngải cứu còn được sử dụng như một thực phẩm, một gia vị trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Các món ăn chế biến từ ngải cứu giúp chữa bệnh từ bên trong do có chứa rất nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn. Dưới đây là một số món ăn đơn giản được chế biến từ ngải cứu và có tác dụng giảm đau rất tốt đối với bệnh nhân đau vai gáy.
Trứng rán ngải cứu
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà ta
- 30 gam ngải cứu tươi
- Dầu ăn và gia vị
Chế biến:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
- Đập trứng gà vào bát, đánh tan và nêm nếm vừa ăn sau đó cho ngải cứu vào trộn đều.
- Làm nóng chảo và cho vào 1 chút dầu ăn, đổ hỗn hợp trứng vào chiên vàng đều 2 mặt.
- Để ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
Canh thịt băm ngải cứu
Nguyên liệu:
- 200 gam ngải cứu tươi
- 200 gam thịt heo nạc xay nhỏ
- Dầu ăn và gia vị
Chế biến:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
- Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, cho thịt heo xay vào xào sơ qua cùng với 2 thìa nước mắm.
- Thêm khoảng 1 lít nước sạch vào nồi thịt và nấu sôi. Khi sôi cho ngải cứu vào, nêm nếm vừa miệng sau đó tắt bếp.
- Múc ra bát và thưởng thức với cơm nóng.
Gà ác hầm ngải cứu thuốc Bắc
Nguyên liệu:
- 200 gam ngải cứu tươi
- 1 con gà ác từ 0,5 đến 1 kg
- 1 gói thuốc Bắc tiềm gà
- Gia vị tùy theo khẩu vị
Chế biến:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
- Gà ác sơ chế sạch và moi hết nội tạng.
- Nhồi tất cả ngải cứu và thuốc Bắc vào bụng gà.
- Cho gà vào nồi áp suất lớn, đổ nước ngập gà và cho vào nồi một chút muối.
- Ninh thịt gà trong nồi áp suất đến khi gà chín mềm và có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu và thuốc Bắc.
- Tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn vào nồi nước, cho gà ra đĩa và thưởng thức.
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Theo đánh giá khách quan, các mẹo dùng ngải cứu để chữa đau vai gáy đều có hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng đau cho bệnh nhân. Chính vì thế mà các bài thuốc từ ngải cứu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và vẫn được ứng dụng đến ngày nay.
Tuy nhiên, chữa đau vai gáy bằng ngải cứu chỉ có hiệu quả với các cơn đau mức độ nhẹ hoặc trung bình. Hơn nữa, người bệnh cần áp dụng kiên trì trong 1 thời gian nhất định thì mới có hiệu quả. Đây cũng là nhược điểm thường thấy của các phương pháp trị bệnh bằng Đông y.
Do đó, với tình trạng đau vai gáy dữ dội hoặc nghiêm trọng, đau vai gáy do chấn thương sau tai nạn thì cách này không mang lại hiệu quả tốt. Trong trường hợp này, người bệnh nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa và vẫn có thể cân nhắc sử dụng ngải cứu như 1 biện pháp hỗ trợ điều trị.
☛ Tham khảo thêm tại: Làm gì để cải thiện chứng đau nhức vai gáy tại nhà
Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa đau vai gáy
- Phương pháp sử dụng ngải cứu chữa đau vai gáy chỉ sử dụng cho các trường hợp đau nhẹ. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng thì cần đến bệnh viện để có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Không sử dụng phương pháp này cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong ngải cứu, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh suy gan, suy thận, rối loạn đường ruột.
- Không sử dụng nước nấu hoặc trà từ ngải cứu cho người đang gặp vấn đề về sức khỏe.
- Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng, tần suất thực hiện vì có thể gây các phản ứng phụ do quá liều (rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, buồn nôn…).
- Thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Ngồi đúng tư thế, tránh làm cong vẹo cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
- Đảm bảo chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin từ nguồn trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, trứng, ngũ cốc…
☛ Tham khảo thêm tại: 10 bài tập chữa đau vai gáy đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả
Nếu bạn đã quá chán nản với các cơn đau mỏi vai gáy thì Khương Thảo Đan chính là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Khương Thảo Đan có thành phần chính là KGA1 – hoạt chất quý đã được chứng minh có tác dụng giảm đau vượt trội. Đặc biệt, sản phẩm được chính PGS.TS Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đưa vào sử dụng sau 6 năm nghiên cứu về quá trình chiết xuất KGA1 từ cây địa liền. Do đó, Khương Thảo Đan chứa hàm lượng KGA1 cao gấp nhiều lần so với cao địa liền truyền thống.
Bên cạnh KGA1, sản phẩm còn chứa Độc hoạt ký sinh, Collagen type 2 không biến tính đang được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng để điều trị bệnh liên quan đến xương khớp.
Theo các kết quả đánh giá thực nghiệm, viên uống Khương Thảo Đan có hiệu quả giảm đau vượt trội gấp nhiều lần so với các thuốc tân dược hiện nay. Bên cạnh đó, sản phẩm còn đem đến tác dụng chống viêm cùng khả năng tái tạo sụn khớp hiệu quả cho bệnh nhân.
Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất lành tính, không có tác dụng phụ và an toàn cho người sử dụng.
Tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Trên đây là một số mẹo chữa đau vai gáy bằng cây ngải cứu. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lựa chọn phù hợp đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị. Chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- http://benhvientuetinh.org/tue-tinh/7-cach-chua-dau-vai-gay-bang-ngai-cuu-don-gian-tai-nha.html
- http://bvpntqn.org.vn/index.php/tin-tc/thong-tin-y-hc/177-2020-03-02-07-04-04