Ngải cứu là thảo dược quen thuộc xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là các bài thuốc trị xương khớp. Vậy sử dụng ngải cứu chữa gai cột sống có thực sự hiệu quả? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống là hiện tượng lão hóa tự nhiên trong cơ thể con người. Khi tế bào xương bị bào mòn, quá trình tái hình thành diễn ra, bù đắp vào những vị trí thiếu hụt. Tuy nhiên, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như thoái hóa do tuổi tác, lắng đọng canxi ở dây chằng, chấn thương… sự tăng sinh trở nên không đồng đều hoặc quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng xương thừa (gai xương) xuất hiện ở rìa đốt sống.
Trong giai đoạn đầu, bệnh lý không có biểu hiện cụ thể. Khi gai xương phát triển to hơn và chèn ép vào các cơ quan khác như tuỷ sống, rễ thần kinh, dây chằng… nhiều triệu chứng xuất hiện, tiêu biểu nhất là:
☛ Cơn đau dai dẳng: thường khởi phát bất ngờ vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, trở nên dữ dội hơn khi hoạt động mạnh và giảm dần trong thời gian nghỉ ngơi.
☛ Tê bì: Người bệnh có cảm giác ngứa ran, mỏi nhức và suy giảm sức lực ở các chi. Đôi khi, tê bì đi kèm với hiện tượng buốt lạnh, da đổi màu xanh nhợt nhạt hoặc tím tái.
☛ Xuất hiện tiếng lạo xạo trong quá trình hoạt động do sự chà xát mạnh của xương khớp.
☛ Mất thăng bằng cơ thể, mất tự chủ tiểu tiện: khi gai xương chèn ép tủy sống.
☛ Cơ co cứng: làm hạn chế khả năng vận động.
Dùng ngải cứu chữa gai cột sống có hiệu quả không?
Theo y học phương Đông, ngải cứu là thảo dược có tính ấm, vị đắng hơi cay, mùi hăng. Đây là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, trị ho, cảm cúm do lạnh, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá…
Đặc biệt, ngải cứu chứa nhiều thành phần giúp khắc phục các triệu chứng ở bệnh nhân gai cột sống, bao gồm:
☛ Tinh dầu: hoạt động như một chất gây tê, làm giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng có tác động đến não bộ và hệ thần kinh, xoa dịu căng thẳng, giúp người bệnh thư giãn hơn.
☛ Flavonoid: Tác dụng chính là ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Nhờ vậy, sự hình thành gai xương ở đốt sống thuyên giảm. Ngoài ra, hoạt chất còn có khả năng ức chế con đường sinh tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
☛ Polyphenol: Đây là một chất chống oxy hóa mạnh. Tương tự như flavonoid, polyphenol đi vào cơ thể, làm cản trở hoạt động của các tác nhân xấu gây tổn thương xương khớp, đặc biệt là gốc tự do. Không những thế, khả năng trị viêm và cải thiện quá trình lưu thông máu của hoạt chất này cũng được đánh giá cao.
Ngải cứu có giá thành rẻ, dễ tìm và phát triển quanh năm. Do đó, đây là dược liệu phù hợp cho bệnh nhân gai cột sống khi phải điều trị triệu chứng trong thời gian dài.
Hướng dẫn 8 cách dùng ngải cứu chữa gai cột sống
Bài thuốc đắp từ lá ngải cứu
Đây là phương pháp đơn giản nhất, nên thực hiện hàng ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sau khi đắp thuốc, người bệnh có thể massage nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 1 nắm.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước.
- Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn rồi đem sao nóng.
- Bước 3: Bọc nguyên liệu trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau.
- Bước 4: Khi ngải cứu nguội bớt, có thể sao lại và chườm thêm lần nữa.
Uống nước lá ngải cứu
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300g.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu rồi để ráo nước.
- Bước 2: Cho nguyên liệu vào nồi với khoảng 1 lít nước, sau đó đun sôi trong 5 phút.
- Bước 3: Chắt nước ra bát, chia thành nhiều phần và uống trực tiếp.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng phương pháp này hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng ngải cứu khô để tiết kiệm thời gian.
Kết hợp ngải cứu và mật ong
Mật ong chứa nhiều chất oxy hóa, có tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cơn đau ở những vị trí tổn thương. Do đó, sự kết hợp hoàn hảo giữa mật ong và ngải cứu là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân gai cột sống.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300g.
- Mật ong: 3 thìa.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 2: Giã nhuyễn ngải cứu rồi lọc lấy nước cốt.
- Bước 3: Cho 3 thìa mật ong vào nước cốt trên, khuấy đều.
- Bước 4: Uống sau bữa ăn, ngày 2 lần, duy trì sử dụng hàng ngày.
Lưu ý: Người bệnh nên tìm mua mật ong nguyên chất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng có thể gây tác dụng phụ như tăng nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch…
Lá ngải cứu tươi kết hợp với giấm táo
Giấm táo là nguyên liệu giàu kali, làm giảm triệu chứng co cứng, tạo điều kiện cho các khớp xương hoạt động linh hoạt. Ngoài ra, giấm táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tác nhân xấu ảnh hưởng đến xương cột sống, đặc biệt là các gốc tự do.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300g.
- Giấm táo: 200ml.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu rồi cho đun nóng cùng giấm táo.
- Bước 2: Bọc hỗn hợp vào một chiếc khăn, đắp lên vùng cột sống đau nhức.
- Bước 3: Khi hỗn hợp nguội bớt, đun nóng lại và chườm thêm lần nữa.
Người bệnh nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối, 2 – 3 lần trước khi đi ngủ và đều đặn mỗi ngày.
Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu, chanh và vỏ bưởi
Những hoạt chất có trong chanh như limonene, flavonoid, polyphenol… được coi là kháng sinh tự nhiên cho xương khớp. Chúng làm dịu cơn đau, chống lão hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo ở cột sống.
Mặt khác, tinh dầu trong vỏ bưởi chứa nhiều vitamin giúp giảm đau, kháng viêm.
Do đó, bài thuốc kết hợp ngải cứu, chanh và vỏ bưởi có khả năng cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân gai cột sống.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu khô: 300g.
- Chanh: 1kg.
- Vỏ bưởi: 2 quả.
- Rượu trắng: 2 lít.
- Đường phèn: 200g.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, vỏ bưởi và chanh, để ráo nước.
- Bước 2: Cho dược liệu lên chảo, sao vàng hạ thổ.
- Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh, ngâm chung với rượu trắng và đường phèn. Sau 1 tháng thì có thể lấy ra sử dụng.
Người bệnh nên uống 1 chén nhỏ mỗi ngày, trước bữa ăn hoặc dùng để xoa bóp vùng cột sống bị đau nhức.
Kết hợp sử dụng ngải cứu và lá lốt, muối hạt
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Tác dụng chính là ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau). Ngoài ra, thành phần hóa học trong lá lốt có khả năng giảm viêm, chống nhiễm khuẩn an toàn mà hiệu quả.
Do đó, đây là dược liệu giúp xoa dịu cơn đau dai dẳng ở bệnh nhân gai cột sống, đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết khô lạnh.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 100g.
- Lá lốt: 100g.
- Muối hạt: 1kg.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá lốt, ngải cứu rồi để ráo nước.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu: lá lốt, ngải cứu và muối hạt vào chảo rồi sao nóng lên.
- Bước 3: Bọc hỗn hợp vào một mảnh vải và chườm lên vị trí đau.
- Bước 4: Khi hỗn hợp nguội bớt, sao nóng lại và chườm thêm lần nữa.
Người bệnh nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ để đạt được kết quả tốt nhất.
Sự kết hợp từ ngải cứu và gừng tươi
Gừng là dược liệu quý giá có mùi thơm và vị cay nhẹ. Với tính ấm đặc trưng, chườm nóng bằng gừng giúp bệnh nhân gai cột sống giảm co cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và giải tỏa cơn đau. Hơn thế nữa, một số hoạt chất trong dược liệu như gingerols, shogaols có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cao, thúc đẩy tái tạo tế bào, phục hồi tổn thương và bảo vệ sụn khớp hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 200g.
- Gừng tươi: 1 củ.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, gừng tươi rồi để ráo nước.
- Bước 2: Dùng cối giã nát nguyên liệu trên, sau đó đem sao nóng.
- Bước 3: Bọc hỗn hợp trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau.
- Bước 4: Khi hỗn hợp nguội bớt, sao nóng lại và chườm thêm lần nữa.
Người bệnh nên áp dụng phương pháp này hàng ngày, trước khi đi ngủ.
Chế biến món trứng ngải cứu
Bên cạnh những cách điều trị trên, bạn có thể chế biến món trứng ngải cứu. Đây vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa hỗ trợ giảm đau cho người bị gai cột sống.
Nguyên liệu: chuẩn bị theo khẩu vị của từng người.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi thái nhỏ.
- Bước 2: Cho ngải cứu vào bát, đập trứng gà vào, thêm nước mắm, mì chính rồi khuấy đều.
- Bước 3: Đổ trứng ngải cứu lên chảo dầu đã nóng và rán chín.
Lưu ý khi chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
☛ Bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên thường có tác dụng chậm, phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
☛ Nếu xuất hiện tình trạng kích ứng như nổi mẩn ngứa, phát ban… người bệnh nên ngừng sử dụng ngải cứu và đến bệnh viện kiểm tra.
☛ Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá 500g ngải cứu trong một lần sử dụng để tránh tình trạng ngộ độc như: kích thích thần kinh hưng phấn quá mức gây chóng mặt, run tay chân, co giật…
☛ Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, viêm gan, nóng trong, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu trong các bài thuốc.
☛ Không dùng cho người bị bệnh thận. Ngải cứu có khả năng gây độc cho thận và làm tăng nguy cơ suy thận.
☛ Ngải cứu có khả năng cầm máu. Để ngăn ngừa tác dụng này, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid NSAID, đặc biệt là aspirin.
☛ Đây là bài thuốc dân gian phù hợp với bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Khi triệu chứng trở nên trầm trọng hơn như đau dữ dội kéo dài, da chuyển màu tím tái, mất khả năng hoạt động ở các chi… người bệnh nên đến trung tâm y tế uy tín để nhận được tư vấn tốt nhất.
☛ Kết hợp tập luyện những động tác kéo giãn vùng cột sống giúp giảm đau, giảm co cứng cơ, tăng độ dẻo dai ở khớp xương.
☛ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
- Uống đủ nước để thúc đẩy quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ xương khớp.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin D, vitamin C… giúp cải thiện chất lượng xương.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu, mỡ, muối, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả
Bên cạnh phương pháp chữa gai cột sống bằng ngải cứu, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa an toàn, hiệu quả.
Khương Thảo Đan được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên lành tính như độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các hoạt chất nổi bật khác, bao gồm:
☛ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau chống viêm vượt trội. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, hiệu quả mà KGA1 mang lại cao hơn hẳn các loại thuốc trị xương khớp phổ biến hiện nay như paracetamol, efferalgan, indomethacin…
☛ Collagen type II không biến tính giúp tái tạo, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp một cách tốt nhất.
Sản phẩm phù hợp cho:
- Bệnh nhân gai cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…
- Bệnh nhân đau mỏi vai gáy, đau thần kinh tọa, mỏi gối, tê tay…
Đặc biệt, Khương Thảo Đan không gây tác dụng phụ đe dọa đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan thận…
Để tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi: “Chữa gai cột sống bằng ngải cứu có hiệu quả không?”. Mong rằng với các thông tin được cung cấp, bạn đọc có thêm phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh lý an toàn ngay tại nhà.
Tài liệu tham khảo:
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. TS Đỗ Tất Lợi
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787