Đau đầu gối khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: tư thế hoạt động không đúng, chế độ ăn uống chưa phù hợp, chấn thương hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của đau đầu gối khi chạy bộ

Chạy bộ là hình thức tập luyện thể dục lặp đi lặp lại, tác động mạnh và trực tiếp đến đầu gối.

Đau đầu gối khi chạy bộ là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhói xung quanh vị trí này trong quá trình thực hiện bộ môn thể dục trên. Cơn đau có thể đi kèm một số triệu chứng khác như tê bì, lạnh buốt, sưng, nóng, đỏ hoặc khớp gối phát ra tiếng lục cục… Điều này khiến người bệnh không thể tiếp tục chạy bộ, gặp khó khăn khi đi lại bình thường, thậm chí là không nhấc chân lên được. 

Nguyên nhân đau đầu gối khi chạy bộ

Chạy bộ sai cách

Chạy bộ sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng trực tiếp và trầm trọng đến đầu gối. Dưới đây là một số sai lầm trong quá trình chạy bộ mà nhiều người thường mắc phải:

Không sử dụng giày chạy bộ chuyên dụng: Nhiệm vụ của một đôi giày chạy bộ là bảo vệ và nâng đỡ khi bàn chân tiếp đất với cường độ liên tục. Chúng thường được thiết kế nhẹ, thoáng khí. Nếu không dùng đúng loại giày, bạn có thể cảm thấy khó chịu, giảm chất lượng hoạt động và dễ gặp chấn thương.

Chuẩn bị một đôi giày chuyên dụng là bước đầu tiên để quá trình chạy bộ đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa những tình huống xấu xảy ra.

Không khởi động trước khi chạy: Khởi động là bước chuẩn bị giúp tăng nhiệt độ cơ thể, tăng tuần hoàn máu, kéo giãn cơ bắp và dây chằng xung quanh khớp gối. Điều này giúp hạn chế tình trạng chuột rút.

Chạy quá nhanh lúc mới bắt đầu: Đây là nguyên nhân khiến đầu gối chịu lực mạnh đột ngột, dễ bị chấn thương.

Điểm tiếp đất sai: Nhiều người thường có xu hướng tiếp đất bằng gót chân, làm cản trở đà tiến về phía trước. Không những thế, kỹ thuật này tạo áp lực quá mức lên vùng đầu gối, gây nên triệu chứng đau nhức.

Lười vận động

Khi lười vận động, dịch nhầy tiết ra ít khiến khớp đầu gối không được bôi trơn và trở nên co cứng. Điều này gây khó khăn trong quá trình vận động và xuất hiện tình trạng đau nhức khi cố gắng hoạt động mạnh, đặc biệt là chạy bộ.

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất

Dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể, tiêu biểu nhất là hệ thống xương khớp.

Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, đầu gối trở nên kém linh hoạt, cơ bắp yếu dần, các chấn thương khi chạy bộ có thể dễ dàng xảy ra.

Một số hoạt chất tốt cho xương khớp bao gồm:

Protein: Đây là thành phần cấu tạo chính của xương. Khi tiêu thụ đủ lượng protein, các tế bào xương bị bào mòn trong quá trình vận động được bù đắp nhanh chóng, khắc phục những tổn thương vùng đầu gối. Protein có mặt nhiều trong thịt, cá, ngũ cốc, các loại hạt…

Canxi: là khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, cải thiện những vết nứt, gãy và phòng ngừa tình trạng loãng xương. Thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, đậu nành…

Vitamin D: Đây là hoạt chất giúp cơ thể tiếp nhận và sử dụng canxi, hình thành nên khung xương hoặc sửa chữa những tổn thương. Vitamin D có thể được hấp thụ qua da bằng cách tắm nắng. Ngoài ra, vi chất này còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng, các loại cá béo…

Vitamin C: đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp dây chằng và sụn khớp chắc khỏe. Không những thế, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp gối, hạn chế sự hình thành gai xương chèn ép dây thần kinh. Thực phẩm chứa nhiều vi chất này bao gồm: cam, quýt, cà chua, kiwi, rau xanh…

Béo phì

Nếu trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, áp lực lên hệ thống xương khớp ngày càng tăng. Lúc này, khớp gối phải chịu tác động mạnh liên tục, dễ nứt vỡ làm tổn thương sụn, đầu xương và các mô mềm xung quanh.

Không những thế, lượng mỡ thừa cao thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, làm xuất hiện gai xương chèn ép dây thần kinh, gây đau đớn khi chạy bộ.

Béo phì không chỉ gây tổn hại đến xương khớp, mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, ung thư…

Chấn thương 

Nếu phải chịu tác động mạnh như tai nạn giao thông, rủi ro khi làm việc hoặc chơi thể thao, xương, sụn, dây chằng… ở đầu gối có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Một số trường hợp chấn thương đầu gối phổ biến nhất bao gồm:

Rách dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước là một trong bốn dây chằng kết nối xương ống quyển với xương đùi. Chấn thương này thường gặp ở vận động viên chạy bộ, người chơi bóng đá, bóng rổ hoặc các bộ môn thể thao đòi hỏi thay đổi hướng đột ngột.

Gãy xương: Khi xương đầu gối bị gãy, mô mềm xung quanh như cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu… bị tổn thương. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đau nhức dữ dội khi chạy bộ.

Rách sụn chêm: Các mảnh sụn chêm bị rách có thể đi vào giữa khớp gối, gây nên hiện tượng cấn, kẹt, cản trở hoạt động và hình thành cơn đau. 

Một số bệnh lý tiềm ẩn

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Viêm gân đầu gối: Bệnh lý này thường xảy ra ở gân bánh chè. Nguyên nhân chính là do cường độ và tần suất hoạt động quá cao, lặp đi lặp lại liên tục, do thừa cân… Triệu chứng tiêu biểu là những cơn đau âm ỉ ở vị trí trước gối, có tính chất chu kỳ, thường xuất hiện trong quá trình hoạt động, chơi thể thao như chạy bộ.

Thoái hóa khớp gối: Bệnh lý bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể người. Đến một độ tuổi nhất định, sụn khớp ở khu vực này bị bào mòn, rách nứt, thậm chí là biến mất. Khi chạy bộ, các đầu xương chà xát mạnh vào nhau tạo nên cơn đau nhức. 

Bệnh gout: Nguyên nhân chính của bệnh là do sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Lúc này, đầu gối không chỉ đau nhức dữ dội mà còn xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: biến dạng khớp, mất chức năng hoạt động ở chân, tàn phế…

Một số bệnh lý khác như viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, hội chứng dải chậu chày…

Đau đầu gối khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau đầu gối khi chạy bộ do những thói quen hoạt động và ăn uống không lành mạnh có thể biến mất và không để lại biến chứng nguy hiểm nếu tìm được phương pháp khắc phục sớm.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân bắt nguồn từ những bệnh lý tiềm ẩn, chưa chữa trị kịp thời, cơn đau không chỉ xuất hiện khi chạy bộ mà còn xảy ra lúc vận động nhẹ nhàng hoặc trong thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm như teo cơ, mất khả năng hoạt động ở chân, liệt vĩnh viễn…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bắt gặp một trong những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Cơn đau dữ dội ngăn cản các hoạt động bình thường khác như đi, đứng…
  • Triệu chứng sưng, nóng, đỏ xuất hiện quanh đầu gối.
  • Khớp gối kêu lạo xạo, lục cục trong quá trình chuyển động.
  • Người bệnh có thể gập, duỗi chân vượt quá phạm vi bình thường do đứt dây chằng.

Cách điều trị đau đầu gối khi chạy bộ

Nếu tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ xuất hiện với tần suất thấp, mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn biến trầm trọng, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để kiểm tra và đưa ra phương án tốt nhất.

Đối với trường hợp nhẹ

Nghỉ ngơi: Người bệnh nên hạn chế cử động khớp gối khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Biện pháp này tạo điều kiện để những tổn thương được phục hồi.

Chườm lạnh: Khi đầu gối có triệu chứng viêm, sưng, nóng, đỏ hoặc mới bị chấn thương trong 24 – 48 giờ đầu, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau nhức. 

Chườm ấm: Khi hiện tượng sưng, viêm ở đầu gối đã được cải thiện, chườm ấm sẽ giúp giải tỏa cơn đau và khắc phục những bó cơ bị co cứng. Tuy nhiên, người bệnh không được sử dụng trực tiếp nguồn nhiệt lên da, tránh tình trạng bỏng khiến các triệu chứng thêm tồi tệ hơn.

Luyện tập thể thao: Nhiều người cho rằng khi đau khớp gối thì không nên tập thể thao. Tuy nhiên, trên thực tế, những bài tập nhẹ nhàng có khả năng cải thiện tính linh hoạt cho sụn khớp, tránh tình trạng co cứng dây chằng hoặc teo cơ. Ngoài ra, luyện tập cũng là cách để đẩy lùi cơn đau. Trong đó, đi bộ là phương pháp phù hợp nhất đối với bệnh nhân đau đầu gối.

Massage: Những động tác massage nhẹ nhàng vùng đầu gối giúp thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. 

Massage là phương pháp trị liệu tại nhà an toàn, đơn giản mà hiệu quả.

Đối với trường hợp nặng

Khi tình trạng đau nhức diễn biến trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm lâm sàng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số xét nghiệm thường được áp dụng là: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), đo điện cơ…

1. Vật lý trị liệu

Châm cứu: Đây là phương pháp điều trị quan trọng của nền y học cổ truyền phương Đông. Tác dụng chính là đả thông kinh mạch, điều hòa năng lượng trong cơ thể. Đồng thời, châm cứu kích thích sản sinh endorphin tự nhiên giúp giảm đau hiệu quả. 

Xoa bóp bấm huyệt: Liệu pháp được thực hiện bằng tay, tạo áp lực vật lý lên huyệt đạo, da thịt, gân khớp. Xoa bóp bấm huyệt giải tỏa tình trạng co rút ở cơ và dây chằng, tăng tuần hoàn máu tạo điều kiện để giảm đau. 

Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm (tần số từ 1 MHz – 3 MHz) dao động và lan truyền vào sâu trong các mô, tác dụng nhiệt giúp cải thiện chất lượng sụn khớp, thư giãn cơ và khắc phục cơn đau.

Sóng ngắn trị liệu: Sóng ngắn có khả năng kích thích nội nhiệt trong cơ thể, kháng viêm và hạn chế những cơn đau nhức dữ dội. Thông thường, sóng ngắn dùng trong trị liệu có bước sóng dao động từ 11 mét – 22 mét.

2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc Tây y có khả năng khắc phục cơn đau tức thì. Lưu ý rằng người bệnh cần sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc giảm đau Paracetamol: Paracetamol là thuốc không cần kê đơn, giúp khắc phục các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng trong gian dài để tránh những biến chứng nguy hiểm như suy gan, thận.

Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Aspirin, Naproxen, Meloxicam, Ibuprofen… là những thuốc thuộc nhóm NSAID được sử dụng phổ biến nhất. Tác dụng chính là ngăn cản quá trình tổng hợp prostaglandin, xoa dịu đau nhức và chống viêm hiệu quả.

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids): Khi đi vào cơ thể, thuốc kích thích receptor của các opioid, làm tăng ngưỡng chịu đau và ức chế quá trình truyền tín hiệu đau về não bộ. Một số thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Tramadol, Pethidin… Lưu ý rằng đây là nhóm thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, phù hợp với cơn đau mức độ từ trung bình đến nặng.

3. Tiêm khớp

Tiêm corticosteroids: Mục đích chính là giảm đau và ngăn chặn triệu chứng viêm trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ như yếu cơ, tăng đường huyết, giảm đề kháng…

Tiêm acid hyaluronic: Acid hyaluronic là một chất lỏng đặc, tương tự như dịch bôi trơn tự nhiên ở khớp gối. Liệu pháp này giúp khắc phục đau nhức và cải thiện phạm vi hoạt động. Thời gian duy trì tác dụng có thể kéo dài đến 6 tháng.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): PRP là chế phẩm từ máu chứa hàm lượng tiểu cầu cao, gồm nhiều yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học. Tiêm PRP có khả năng giảm đau và tái tạo những tổn thương ở đầu gối trong thời gian ngắn.

4. Phẫu thuật

Đây là phương án cuối cùng được bác sĩ đề xuất khi những biện pháp khác không mang lại hiệu quả, các triệu chứng diễn biến trầm trọng đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh.

Một số phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Phẫu thuật nội soi khớp gối: Kỹ thuật hiện đại giúp loại bỏ hoặc sửa chữa mô sụn hư hỏng, tái tạo những dây chằng bị rách.

Phẫu thuật thay khớp gối: Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc toàn phần sụn và xương dưới sụn, thay bằng các bộ phận nhân tạo.

Cách phòng ngừa đau đầu gối khi chạy bộ

Để ngăn ngừa hiện tượng đau đầu gối khi chạy bộ, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tăng dần cường độ luyện tập để cơ thể có thời gian thích ứng.
  • Sử dụng hình thức chạy phù hợp: không nên nghiêng người quá xa về phía trước hoặc phía sau khiến đầu gối bị cong, hạn chế chạy trên bề mặt quá cứng hoặc chạy xuống dốc. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đầu gối cũng như cơ thể được thư giãn.
  • Ăn đúng giờ và đủ dinh dưỡng để hệ thống xương khớp phát triển chắc khỏe.
  • Uống đủ nước tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa chất diễn ra thuận lợi.
  • Hạn chế thực phẩm quá nhiều đường, muối, dầu mỡ làm cản trở sự hấp thụ canxi của xương.
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia, không hút thuốc lá để tránh nguy cơ loãng xương.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giải pháp giảm đau đầu gối hiệu quả

Người bị đau đầu gối khi chạy bộ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan được nhiều bác sĩ cơ xương khớp và bệnh nhân tin dùng.

Khương Thảo Đan mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

Thành phần chiết xuất từ thiên nhiên giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh lý xương khớp an toàn mà hiệu quả như độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong…

Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự. KGA1 có tác dụng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn các loại thuốc Tây y được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

Collagen type II không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp bị tổn thương một cách nhanh chóng.

Sản phẩm phù hợp với các đối tượng:

  • Bệnh nhân đau đầu gối, đau thần kinh tọa, đau vai gáy, tê bì chân tay…
  • Bệnh nhân thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Đặc biệt, Khương Thảo Đan không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà vẫn đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp an toàn mà hiệu quả.

Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/runners-knee#prevention

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/diagnosis-treatment/drc-20350855

Bài viết liên quan