Thoái hóa cột sống là một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể cho đến khi các cơn đau cột sống xuất hiện gây cản trở hoạt động của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết thoái quá cột sống như thế nào, biểu hiện cả bệnh ở từng vì trí ảnh hưởng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các vị trí cột sống dễ bị thoái hóa
Thoái hóa cột sống là tình trạng các đốt sống bị lão hóa, giảm tái tạo của các tế bào sụn vùng cột sống gây nên đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể cho đến khi các cơn đau xuất hiện dày đặc và rõ ràng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì tê bì chân tay, đau nhức, ê buốt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân và tàn phế vĩnh viễn.
Cơ chế hình thành của thoái hóa cột sống bắt nguồi từ quá tình lão hóa tự nhiên. Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con người, cột sống vừa phát triển vừa thoái hóa. Tùy theo lứa tuổi mà sự thoái hóa nhiều hơn hay sự phát triển là nhiều hơn. Cột sống thường bắt đầu thoái hóa sau tuổi 35, khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.
Thoái hóa đốt sống là bệnh lý xương khớp phổ biến chỉ đứng sau thoát vị đĩa đệm. Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí và gây ra biết bao nỗi khốn khổ cho cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Trong đó, các vị trí cột sống dễ bị thoái hóa nhất là vùng cổ và thắt lưng – đây là những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Tùy thuộc vào từng vị trí cột sống bị thoái hóa mà có những triệu chứng của bệnh là khác nhau.
Cùng nhau tìm hiểu dấu hiệu thoái hóa cốt sống qua từng vị trí để phát hiện sớm, từ đó đưa ra những những biện pháp cải thiện và điều trị bệnh an toàn.
2. Dấu hiệu thoái hóa cốt sống theo từng vị trí
Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ
Cột sống cổ có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của đầu và là nơi tập hợp các dây thần kinh chạy từ não đến các phần của cơ thể. Do phạm vi hoạt động lớn, nên hệ thống dây thần kinh tại đốt sống cổ có nguy cơ chịu tổn tương cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây nên bởi sự lão hóa của cột sống cổ, tình trạng này liên quan đến những thay đổi vể xương, đĩa đệm và khớp cổ. Trong đó, lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn thương. Ngoài ra, sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh dẫn tới các cơn đau, tê yếu ở tay. Sự khó chịu và mất khả năng vận động có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa cột sống cổ:
Các cơn đau mỏi cổ
Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau, mỏi, nhức vùng cổ khi có các vận động như cúi, ngửa, xoay cổ. Những cơn đau âm ỉ, thoáng qua nhưng lâu dần chúng sẽ tiến triển nặng hơn, các cơn đau nhức dữ dội có thể liên tục và kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu.
Những dấu hiệu đau này không chỉ dừng lại ở cổ mà còn lan xuống bả vai và cánh tay, gây nhiều khó khăn và bất tiện đến quá tình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Hạn chế vận động
Khi bị thoái hóa cột sống cổ, vùng cổ thường bị mỏi, cứng cơ, người bệnh thường bị các cơn đau đớn ở vùng cổ, ngoài ra sẽ xuất hiện thêm nhưng tiếng lục cục khi có các vận động như xoay cổ. Chính những điều này khiến cho người bệnh hạn chế vận động ở cùng cổ, vai gáy. Họ thường có thói quen giữ cố định cổ ở một chỗ, tránh vận động để không bị đau.
Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc xương cổ khiến cột sống cổ bị mất đường cong sinh lý dẫn đến tình trạng sái cổ, vẹo cổ không xoay chuyển được cổ và đầu.
Đau thái dương, hoa mắt, nhức đầu
Các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… hay còn gọi là tiền đình – cũng là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống cổ. Cơ chế dẫn đến những dấu hiệu này là do khi bị thoái hóa cột sống cổ lâu ngày chèn ép lên mạch máu làm gián đoạn tuần hoàn máu gây ra tình trạng thiếu máu lên não, điển hình là những cơn đau nhức ở vùng thái dương, trán, chóng mặt,… Tình trạng này gặp nhiều ở người cao tuổi, đăc biệt là phụ nữ.
Thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy
Có trường hợp bệnh nhân khi gặp thời tiết lạnh (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Khi bị cứng cổ không tự đi được kèm theo rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người.
Dấu hiệu Lhermitte
Đây còn gọi là hiện tượng thợ cắt tóc. Người bệnh sẽ có cảm giác một nguồn điện đột ngột đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí là xuống cả tay và chân. Triệu chứng này có xu hướng biểu hiện mạnh hơn khi người bệnh cúi cổ về phía trước, nó có thể kết thục nhanh hoặc kéo dài.
Một số những triệu chứng khác của bệnh
Các cơn đau nhức ở cổ thường kéo dài âm ỉ vào ban đêm, điều này có thể khiến cho người bệnh gặp phải những dấu hiệu như: mất ngủ, gầy rộc, xanh xao, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon,…
Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng (lưng dưới) có nhiệm vụ kết nối xương sống ngực với xương chậu – đây là vị trí chịu phần lớn trọng lượng cơ thể do đó dễ tổn thương và thoái hóa nhất.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn. Thông thường vị trí thắt lưng dưới sẽ phải chịu nhiều áp lực nhất, tất cả các hoạt động như cúi, bê vác đều dồn lực lên vị trí này. Do đó, các công việc nặng sẽ dễ khiến bạn bị thoái hóa cột sống lưng. Ngoài ra, việc ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống thắt lưng bị thoái hóa.
Dấu hiệu cảnh bảo tình trạng thoái hóa cột sống lưng chỉ yếu là:
Đột nhiên xuất hiện các cơn đau nhức vùng lưng
Vì cột sống lưng là nơi nâng đỡ mọi hoạt động của cơ thể. Đồng thời đây là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh vận động. Do đó, khi bạn thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức , khó chịu ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể lan xuống hông, đùi, chân và kéo dài 6-8 tuần gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại thì đây là dấu hiện báo bạn có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Các cơn đua xuất hiện khi thời tiết thay đổi
Các cơn đau xuất hiện khi thời tiết thay đổi không chỉ là triệu chứng của người mắc thoái hóa cột sống lưng mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh xương khớp khác.
Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời trở lạnh làm cho mạch máu và các vùng da co lại. Điều này khiến máu đến các khớp xương, cột sống bị giảm. Tình trạng này kéo dài gây nên thiếu máu nuối dưỡng khớp hình thành nên nhức cơn đau nhức. Điều này làm cho mức độ thoái hóa cột sống lưng càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng làm sức đề kháng của người bệnh trở nên yếu đi, các cơn đau càng phức tạp.
Đau khi vận động hoặc ngồi lâu tại một chỗ
Ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu bạn thấy có biểu hiện đau nhức lưng. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị thoái hóa cột sống lưng bởi thói quen này làm cho các khớp cột sống bị cứng. Sau một thời gian dài không hoạt động nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến cột sống lưng của bạn khiến chúng bị đau
Ngoài ra, một số trường hợp khi thực hiện các động tác cúi người hoặc vặn mình thì những cơn đau tăng lên rõ rệt. Biểu hiện này thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và tăng lên khi hoạt động các khớp cơ lưng nhiều.
Các cơn đau xuất hiện từng đợt
Cơn đau do thoái hóa đốt sống lưng có thể xuất hiện thành từng đợt khác nhau. Ban đầu, các cơn đau có thể âm ỉ nhưng càng về sau, tình tạng đau càng dữ dội hơn khiến người mắc bệnh vô cùng mệt mỏi. Thậm chí, các cơn đau kéo dài còn khiến người bệnh mất ngủ, ăn không ngon, mệt mỏi dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Có tiếng kêu lục khục trong đốt sống khi di chuyển
Thoái hóa sẽ khiến lớp sụn bị mỏng đi, hư hại nhiều, chất hoạt dịch ít đi, các khớp xương không còn hoạt động một cách trơn tru nữa. Hai đầu xương sẽ trực tiếp cọ xát với nhau và gây ra tiếng lục khục trong cột sống khi bạn cử động.
Co cứng cơ cạnh cột sống
Khi mắc bệnh, cột sống lưng của người bị thoái hóa có biểu hiện cứng dần. Bạn sẽ nhận thấy phần lưng luôn có cảm giác bị căng tức, đau đớn, khó chịu. Nếu cứ hoạt động phần lưng nhiều, đặc biệt là ngồi xuống đứng dậy liên tục sẽ dễ khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm.
Gù, vẹo cột sống
Biến chứng thoát bị đĩa đĩa đệm dễ dẫn đễn biến dạng cột sống, biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là gì, vẹo cột sống. Trường hợp này xảy ra khi thoái hóa cột sống ở mức độ nặng mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
➤ Xem thêm tại bài viết: Thuốc trị thoái hóa khớp loại nào tốt nhất?
3. Làm gì để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống
Vận động nhẹ nhàng đúng cách
Vận động nhẹ nhàng đúng cách là yếu tố quan trọng để bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cột sống hiệu quả nhất. Bởi việc vận động mạnh rất dễ dẫn đến cột sống bọ tổn thương.
Tránh những công việc nặng gây ảnh hưởng đến cột sống như: Khuân vác đồ nặng, ngồi xuống đứng lên nhiều lần, cúi xuống hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài,…
Vận động nhẹ nhàng cũng như kết hợp chế độ nghỉ ngơi điều độ sẽ làm tăng tuổi thọ cột sống của bạn, giảm đến 43% tình trạng lão hóa xương và phòng tránh bệnh thoái hóa cốt sống hiệu quả.
Cột sống cần nghỉ ngơi, thư giãn
Dành thời gian cho cột sống nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nằm nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Lưu ý nằm đúng tư thế vì khi ngủ sau tư thế có thể gây áp lực lên cột sống, khiến tình trạng thoái hóa dễ xảy ra.
Tư thế tốt cho cột sống là duỗi thẳng người, không co người sẽ khiến cột sống bị cong. Gối kê đầu cần dày vừa phải, không cao quá gây ảnh hưởng đến việc máu lưu thông.
Ngoài ra, người bệnh cần đảm bảo ngủ đỉ 8 tiếng/ ngày để giúp máu lưu thông tốt hơn, góp phần giảm tình trạng thoái hóa đốt sống.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Những người có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống nên ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chúng chứa hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào giúp chống oxy hóa mạnh, đồng thời ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống.
Cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm, sắt có trong cá, tôm, cua, trứng,… giúp phòng ngừa thoái háo cột sống hiệu quả.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp làm chậm quá tình thoái hóa của xương, từ đó giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh
Mốt số bài thể dục nhẹ nhàng tốt cho cột sống là: đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền,… Những bài thể dục này giúp cho cột sống hoạt động trơn tru, dẻo dai và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa
Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống ở vị trí từng vị trí và gợi ý một số phương pháp điều trị. Hi vọng những kiến thức trong bài viết đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý thoái hóa đốt sống này.
Nguồn: Tổng hợp