Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng không còn hiếm gặp bởi nó có thể hình thành do những thói quen xấu, tư thế và sinh hoạt không hợp lý, yếu tố tuổi tác… Ngoài ra, đâu còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về xương khớp. Cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây bệnh trong bài viết dưới đây để có cách điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Dấu hiệu đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Những cơn đau khởi phát vùng vai gáy rồi lan dần lên cổ, xuống tay
Đau mỏi vai gáy tê tay thường xảy ra khi mà một hoặc một nhánh dây thần kinh cũng như mạch máu ở vùng vai gáy và cánh tay bị chèn ép làm suy giảm lưu thông máu đến các cơ vai gáy. Hoặc vùng cơ vai gáy bị chấn thương đột ngột, lao động quá sức, ngồi sai tư thế khiến cho vùng cổ vai gáy bị đau nhức.
Triệu chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường xuất hiện vào lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc trong một thời gian dài. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện và tần suất đau khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường gặp nhất là:
- Đầu tiên, cơn đau chỉ khởi phát nhẹ nhàng, bắt đầu là những cơn đau ê ẩm ở vùng gáy rồi lan sang khu vực tai, cổ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tê sẽ tiếp tục lan xuống đến vùng bả vai và cánh tay và tiến triển nặng dần.
- Tình trạng đau nhức mỏi tiến triển nặng hơn, vùng cổ vai gáy đau nhức dữ dội, khó khăn trong việc xoay cổ, xoay lưng. Khi nâng đỡ đồ hoặc lái xe thường xuyên cần phải đổi tay vì tay bị mỏi tê khó chịu.
- Các cơn đau lan dọc xuống cánh tay, hông, đùi xuống bàn chân làm ảnh hưởng đến khả nặng vận động.
- Người bệnh có thể đi kèm cảm giác ù tai, chóng mặt, khó nuốt, dễ nghẹn…
Nguyên nhân đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Thường thì tình trạng đau nhức mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng mà không ít người gặp phải và đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra, những người có đặc thù công việc phải duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu, hoạt động sai tư thế. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay:
Do tuổi tác
Lão hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Chính vì vậy, người cao tuổi thường có hệ thống xương khớp suy yếu và hệ mạch máu hoạt động cũng không được tốt như người trẻ tuổi. Vì vậy, người lớn tuổi dễ gặp phải tình trạng đau nhức mỏi hơn.
Do tính chất công việc
Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị đau nhức vai gáy tê bì tay chân
Nhân viên văn phòng, công nhân may, lái xe, công nhân sản xuất, nhân viên đánh máy… thường xuyên ngồi quá lâu 1 chỗ khiến cho cột sống, lưng, bả vai và cánh tay chịu nhiều áp lực. Hoặc những người lao động nặng nhọc, mang vác nhiều cũng dễ bị đau vai gáy và tê bì chân tay.
Lạm dụng cơ quá mức
Khi cơ bị lạm dụng quá mức là nguyên nhân tương đối phổ biến gây đau nhức vai gáy và tê bì chân tay sẽ gây ra các tổn thương và viêm ở hệ thống cơ xương khớp. Tình trạng này thường diễn ra do thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc hoạt động thể chất với cường độ cao.
Thực hiện sai tư thế
Nằm, ngồi hoặc sinh hoạt sai tư thế hoặc duy trì một tư thế quá lâu sẽ khiến cho cơ, gân, hệ thống mô mềm bị căng thẳng hoặc có thể làm chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Từ đó làm phát sinh tình trạng đau nhức vùng vai gáy đi kèm với tê bì chân tay.
Các tư thế gây đau nhức mỏi tê bì chân tay có thể kể đến như: sử dụng gối quá cao khi ngủ, ngủ không trở mình, ngủ nghiêng một bên trong thời gian lâu gây nhiều áp lực lên cánh tay, cúi đầu xem điện thoại…
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh những người có tiền sử bị đau nhức xương khớp cũng dễ gặp phải tình trạng đau vai gáy và tê bì chân tay.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và là nguyên nhân làm cho rất nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Thường xuyên bị căng thẳng, stress sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu của cơ thể. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây nhức mỏi toàn thân và tê bì tay chân.
Với những nguyên nhân kể trên, người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi tư thế, và áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc, các bài tập đơn giản tại nhà.
Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay còn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp. Nếu như không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh xương khớp có thể tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày và thậm chí là có thể gây ra tàn tật.
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì?
Như đã nói ở trên, ngoài những nguyên nhân cơ năng thì đau mỏi vai gáy tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về cơ xương khớp. Dưới đây là một số bệnh lý được xác định là có liên quan tới tình trạng đau vai gáy và tê bì chân tay:
1. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường phổ biến ở vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Khi các đĩa đệm ở vùng cột sống bị hao mòn và thoái hóa dần theo thời gian khiến cho các đốt sống xích lại gần nhau hơn gây ma sát khi vận động. Đồng thời, sự tích tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, hình thành các gai cột sống gây chèn ép và làm hẹp lỗ ra của các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến:
- Những cơn đau nhức ở vùng lưng, cổ lan dần xuống vai gáy, cánh tay.
- Do hiện tượng các rễ thần kinh bị chèn ép gây tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai.
- Mất thăng bằng và phối hợp giữa các chi.
- Co thắt cơ ở cổ hoặc vai.
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
Bệnh thoái hóa cột sống có xu hướng tiến triển theo thời gian. Chính vì thế mà bạn cần có kế hoạch điều trị phù hợp để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh tới chức năng vận động.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm chiếm đến 80% các bệnh lý về cột sống. Bệnh xảy ra do bao xơ bị nứt, vỡ làm cho phần nhân mềm bên trong thoát ra ngoài có thể gây chèn ép đến các rễ thần kinh, tủy sống. Từ đó dẫn đến các biểu hiện đau nhức tại khu vực cổ, vai, gáy.
Bệnh thường được điều trị bằng các biện pháp khắc phục triệu chứng và cải thiện chức năng vận động hoặc phẫu thuật khi được chỉ định. Còn nếu như không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau nhức ở vùng cánh tay, bàn tay kèm theo biểu hiện tê, mỏi.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
3. Gai cột sống
Gai cột sống là sự phát triển bất thường của các tế bào xương và hình thành nên các gai xương trên thân đốt sống. Sự phát triển bất thường này có thể gây chèn ép đến rễ dây thần kinh và tủy sống.
Người bệnh thường gặp phải những cơn đau nhức âm ỉ dọc cột sống và cả vùng vai gáy, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau có thể lan rộng lên phần cổ, xuống hai vai và cánh tay, hông rồi xuống chân. Những vị trĩ bị ảnh hưởng còn có thể gây tê cứng chi làm cản trở chức năng vận động, gây mất thăng bằng, giảm khả năng phối hợp giữa các chi
Người bị gai cột sống thường cần kết hợp nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà cùng với tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nghiêm trọng hơn là cần thực hiện phẫu thuật khi các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả.
4. Hội chứng cổ vai cánh tay
Đây là một hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý về cột sống cổ, kèm theo đó là chứng rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ.
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ phát triển của bệnh mà người bệnh có thể có các triệu chứng như: đau vùng cổ lan lên vùng chẩm, đau xuống gáy và bả vai, cánh tay, bàn tay. Kèm theo các rối loạn vận động: yếu cơ, tê bì ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay.
5. Bệnh đa xơ cứng
Đa xơ cứng là căn bệnh mãn tính có ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, nó xảy ra khi lớp vỏ bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh trong tủy sống và não bị tổn thương. Tổn thương này khiến cho việc gửi tín hiệu đến khắp cơ thể của các dây thần kinh không được chính xác. Và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy tê mỏi chân tay.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng bao gồm:
- Cơ bị co thắt, mất phối hợp và thăng bằng.
- Chóng mặt, đau dây thần kinh.
- Đau mỏi cơ xương khớp và tê bì chân tay.
Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc và các liệu pháp miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ.
6. Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là bệnh lý mãn tính gây ra những cơn đau nhức toàn thân kèm theo những triệu chứng đau tập trung ở nhiều bộ phận của cơ thể như: đau sau đầu, vai, ngực, khuỷu tay, hông, đầu gối… Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân, chân và mặt.
Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng một số loại thuốc giảm đau sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình điều trị.
Các bệnh lý khác
Ngoài ra, đau vai gáy tê tay có có thể là biểu hiện của một số bệnhh lý khác như: vẹo cổ bẩm sinh, ung thư cột sống, nhiễm trùng, u hố sau…
Giải pháp cho người đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay có thể do những nguyên nhân cơ học hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý xương khớp nào đó. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế chuyên khoa để khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ và nguyên nhân đó.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện khả năng vận động. Các biện pháp khắc phục tại nhà này cũng dựa trên các nguyên nhân cơ học nên sẽ mang đến hiệu quả rất tốt cho quá trình điều trị.
Dưới đây là một số mẹo khắc phục triệu chứng tại nhà thường được áp dụng:
Thay đổi tư thế đúng
Để giảm thiểu các cơn đau nhức cũng như phòng tránh gặp phải tình trạng đau vai gáy tê tay, bạn cần phải giữ đúng tư thế dù là làm việc, nghỉ ngơi hay là các hoạt động sinh hoạt như:
- Tư thế ngủ: Sử dụng gối không quá cao cũng không quá thấp, chiều cao gối khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Khi nằm nên đặt phần trên của vai ở trên gối để tránh cho cột sống cổ và cơ bắp ở vùng cổ vai bị kéo dãn. Không nên nằm nghiêng nhiều về 1 bên sẽ gây áp lực đến vùng cơ của phần này làm đau nhức mỏi.
- Ngồi xem tivi: Nên dùng một chiếc gối để tựa lưng vào, đầu hơi ngửa ra thành ghế để cột sống được thư giãn, cổ tựa vào điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
- Khi làm việc: Ngồi trong tư thế thẳng lưng, thẳng cổ. Nếu phải ngồi làm việc quá lâu một chỗ thì nên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng sau khoảng 30 phút – 1 tiếng. Điều này giúp các cơ được thư giãn và tăng cường tuần hoàn máu.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp, người bệnh nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin và chất béo tốt từ các loại thực phẩm lành mạnh.
Tốt nhất là người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hải sản, sữa tách béo và uống đủ nước… Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức uống chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hay chứa chất kích thích làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì tay chân. Vì thế, bạn nên sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Luôn duy trì suy nghĩ tích cực, thoải mái. Để giảm căng thẳng, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền… sẽ giúp cho tâm trạng tốt hơn.
Tình trạng đau nhức còn tồi tệ hơn khi vận động nên khi có cảm giác đau bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn. Có những trường hợp, triệu chứng đau còn giảm hẳn khi được nghỉ ngơi.
Xoa bóp, Massage
Nghỉ ngơi và massage có thể giúp cải thiện các triệu chứng
Xoa bóp và massage là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp người bệnh có thể đáp ứng tốt với tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. Ngoài tác dụng giảm đau, nó còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn và giải phóng sự chèn ép của gân cơ.
Chỉ cần xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo nhiệt và sau đó tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng bị đau trong khoảng từ 15 – 20 phút. Thao tác thật nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh gây tổn thương mô mềm.
Thường xuyên hoạt động thể chất
Mỗi ngày dành ra tối thiểu 30 để thực hiện các bài tập luyện vùng cổ vai gáy hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… cũng giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cho hệ thống xương khớp được cung cấp đủ dưỡng chất. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng. Tuyệt đối không được tập luyện gắng sức.
Chườm ấm
Đau mỏi vai gáy kèm theo tê bì chân tay thường liên quan đến tình trạng căng cơ, tổn thương mô mềm và chèn ép dây thần kinh. Chính vì vậy, chườm ấm sẽ giúp cho phần gân và cơ được thư giãn cũng như giải phóng sự chèn ép giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức mỏi.
Bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm ấm chuyên dụng hoặc sử dụng khăn ngâm nước ấm để chườm đắp lên các vị trí bị đau mỏi khoảng 15 – 20 phút. Và thực hiện nhiều hơn ở vùng vai gáy và vùng thắt lưng.
Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan
Nếu bị đau mỏi vai gáy tê buồn tay chân, bạn cân nhắc sử dụng sớm Khương Thảo Đan. Bở đây là một sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đáp ứng tốt trong các trường hợp:
- Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
- Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.
Khác với các loại thuốc tây, Khương Thảo Đan an toàn trên đường tiêu hóa do các thành phần 100% là từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt, hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường.
Đồng thời, sản phẩm được ứng dụng thành tựu quý báu của Y học thế giới Collagen Type II và bài thuốc Độc Hoạt tang ký sinh giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới với hiệu quả gấp đôi Glucosamine + Chondrotin.
Có thể nói, nhờ đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Khương Thảo Đan sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp Việt Nam mà an toàn với dạ dày, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Lời kết
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là những triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện, người bệnh nên chủ động thăm khám để xác định nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp và đồng thời thực hiện những biện pháp toàn diện để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa hội chứng này.