Gai mâm chày khớp gối là một trong những loại bệnh gây ra tổn thương tại khu vực khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị loại bệnh này nhé!
1. Nguyên nhân gai mâm chày khớp gối
Nguyên nhân gây gai mâm chày khớp gối là do sự thoái hóa theo thời gian ở những người lớn tuổi. Hoặc do cơ thể gặp phải những loại chấn thương khiến cho xương bánh chè bị vỡ, bề mặt mâm chày xuất hiện những tổn thương.
Khi bị tổn thương ở mâm chày, canxi trong cơ thể có xu hướng tự động bù đắp tại vị trí đó nhằm làm lành vết thương. Tuy nhiên, một phần lượng canxi sẽ bị lắng đọng tại phía ngoài. Lâu dài sẽ tạo thành những chiếc gai tại vùng mâm chày, gây ra các cơn đau nhức và khó chịu vô cùng.
2. Triệu chứng gai mâm chày khớp gối
2.1 Đau khớp gối
Cơn đau xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau những lúc vận động mạnh, chơi thể thao,…Khi thực hiện động tác nhún gối sẽ nhận thấy rõ rệt các cơn đau nhói, điển hình là khi di chuyển lên xuống cầu thang. Cơn đau sẽ dần lan tỏa ra nhiều vùng xung quanh đầu gối, lâu dần khiến người bệnh đi lại khó khăn, đi khập khiễng hoặc đứng không vững.
2.2 Cứng khớp gối
Thường xuyên cảm thấy phần khớp gối của mình xuất hiện tình trạng căng cứng, đặc biệt là sau những giấc ngủ dài.
2.3 Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo ở các khớp
Phát ra một cách rõ rệt và dễ nhận thấy khi người bệnh gai mâm chày khớp gối tiến hành những cử động và di chuyển khớp gối khi đi lại, làm việc và vui chơi.
3. Vật lý trị liệu điều trị gai mâm chày khớp gối
3.1 Chiếu tia hồng quang
Được xem là một trong những phương pháp vật lý trị liệu chữa gai mâm chày khớp gối phổ biến hiện nay. Phương pháp này góp phần tăng tuần hoàn máu và sát khuẩn. Thông qua việc sử dụng sức nóng và nhiệt được phát ra từ những tia hồng quang. Khi chiếu tia hồng ngoại, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau thuyên giảm, hiện tượng co cứng cơ cũng giảm sút nhiều.
3.2 Sóng vi ba
Đây là phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các loại bức xạ với tần số cao. Góp phần tác động đến phần khớp bị tổn thương, thúc đẩy sự tuần hoàn của các mạch máu, tiêu viêm, giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh gai mâm chày khớp gối.
3.3 Tập thể dục
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện các bài tập đơn giản để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Những bài tập đơn giản như co duỗi chân, gập chân sẽ giúp hạn chế tình trạng co cứng các cơ, từ đó giúp các khớp được trở nên linh hoạt hơn.
Chúng ta vừa tìm hiểu một vài thông tin về bệnh gai mâm chày khớp gối, đây là một loại bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, nên cần được nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.