Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến liên quan đến tuổi tác ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống cổ. Khi mắc bệnh thì đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng như mỏi cổ, đau nhức vai gáy,… Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ.
1. Tổng quan về phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật thoái hóa cột sống cổ là phương pháp mổ xâm lấn nhằm loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức vùng cổ gáy.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ cách thay thế một phần hay toàn bộ đĩa đệm hoặc vùng cổ.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần phải làm một vài xét nghiệm cần thiết như kiểm tra tổng thể toàn thân, chụp X-quang; chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… Từ đó đưa ra kết luận về nguyên nhân gây thoái hóa cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Từ 2 yếu tố trên, bác sĩ sẽ cân nhắc xem bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không.
Người bệnh cần hiểu rõ rằng, phẫu thuật đưa cột sống cổ đang bị tổn thương trở về trạng thái gần nhất với ban đầu, tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy, phẫu thuật không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, nó chỉ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ mất khả năng lao động, đồng thời kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.
➤ Đọc thêm: Triệu chứng và cách phòng bệnh hoái hóa đốt sống cổ
2. Khi nào nên thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ như: sử dụng thuốc tây y, đông y, vật lý trị liệu,… Trong đó bao gồm cả phương pháp phẫu thuật, xong đây là cách đem lại hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên không phải ai mắc thoái hóa đốt sống cổ cũng nằm trong đối tượng cần được phẫu thuật.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Theo bác sĩ, phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả.
Dưới đây là một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành mổ thoái hóa đốt sống cổ:
- Khi người bệnh phải chịu đựng các cơn đau kéo dài, mức độ đau từ âm ỉ đến đau nhói dữ dội khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động vùng cổ. Điều này xảy ra do thoái hóa hình thành gai xương chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng cổ gáy.
- Tình trạng các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, cứng cơ cổ, không xoay được cổ không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù bệnh nhân đã áp dụng các biện pháp điều trị khác nhưng đều không đem lại hiệu quả.
- Khi người bệnh xuất hiện cảm giác đau nhức, tê mỏi ở tay chân, hoạt động cầm nắm hay di chuyển ở các chi cũng trở nên nặng nề hơn. Tình trạng này xảy ra do thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh tọa, gây rối loạn chức năng vận động, nghiêm trọng hơn có thể gây teo cơ, thậm chí là liệt chi.
3. Phẫu thuật có chữa thoái hóa đốt sống cổ khỏi hoàn toàn được không?
Khi bạn về già, xương khớp sẽ ngày một yếu đi – đây là quy luật của tự nhiên mà không ai có thể thay đổi được. Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh của thời gian và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Bệnh không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn thông qua các phương pháp điều trị như dùng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hay thậm chí là phẫu thuật.
Phẫu thuật chỉ có có thể đưa đốt sống cổ trở về với trạng thái gần nhất với ban đầu, làm giảm các cơn đau, bảo tồn khả năng vận động, kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân tái phát bệnh hoặc gặp biến chứng hậu phẫu.
➤ Đọc thêm: Thoái hóa cột sống cổ có chữa khỏi được không?
4. Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Mổ hở
Mổ hở hay còn gọi là mổ phanh, bác sĩ sử dụng dao kéo tạo ra một vết mổ lớn trên da của bệnh nhân. Đây là một phương pháp phẫu thuật truyền thông, chúng khá phổ biến giúp giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh vùng cổ, giảm thiểu các cơn đau một cách hiệu quả.
Vì người bệnh phải chịu vết thương trên da nên phương pháp này mang lại nhiều đau đớn, đồng thời thời gian thực hiện phẫu thuật và quá trình phục hồi vết thương lâu hơn so với những phương pháp khác. Nghiêm trọng hơn, mổ hở có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng như nhiễm trùng vết thương, chảy máu vết khâu, không đông máu,…
Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và không gây mất nhiều máu. Phương pháp này được bác sĩ thực hiện chỉ với một đường rạch nhỏ ở gáy chỉ khoảng 1cm để đưa ống trocar vào.
Nhờ sự phát triển của công nghệ y tế, kỹ thuật mổ nội soi ra đời nhằm giảm bớt nguy hiểm khi thực hiện phương pháp mổ hở. So với mổ phanh, mổ nội soi đốt sống cổ có mức độ an toàn cao hơn khi không làm ảnh tới cơ, mạch máu, các dây thần kinh bên cạnh đốt sống cổ nhưng vẫn giải quyết được vấn đề gốc rễ của thoái hóa đốt sống cổ.
Vì hiệu quả mang lại hơn hẳn so với mổ hở, trong khi người bệnh không phải chịu đau đớn trong quá trình thực hiện, nên chi phí cho phương pháp phẫu thuật này tốn kém nhiều hơn.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ trước
Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện bằng cách: Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở phía trước cổ. Lúc này các mô mềm đã được tách ra, bác sĩ tiến hành loại bỏ đĩa đệm, thay thế bằng mảnh xương nhỏ họa một thiết bị có tác dụng gắn kết các đốt sống. Sau một thời gian, các đốt sống cổ có thể liên kết lại với nhau.
Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống cổ
Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện khi đốt sống cổ bị hẹp gây chèn éo lên tủy sống. Bác sĩ sẽ tiến hành một vết mổ có kích thước rộng để dễ dàng cho việc cắt bỏ một phần đốt sống cổ. Sau đó, các đốt sống cổ sẽ được nối lại bằng thiết bị có tác dụng gắn kết.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ giúp làm giảm áp lực lên cột sống, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa, giảm thiểu các cơn đau nhức.
Phẫu thuật cố định cột sống
Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống có triệu chứng biến dạng. Bác sĩ sẽ cố định hai hoặc nhiều đốt sống liền kề bằng các hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các cột sống được cố định lại bằng ốc vít và kim loại.
Phương pháp phẫu thuật này mang lại hiệu quả cao trong việc nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống, giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau cột sống, ngừa viêm tấy. Đồng thời, người bệnh có thể vận động và di chuyển tiện lợi hơn.
Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo
Đĩa đệm nhân tạo là một miếng ghép được dùng để thay thế đĩa đệm bị tổn thương và không có khả năng phục hồi. Bằng cách cắt bỏ đĩa đệm bị mòn và đưa đĩa đệm nhân tạo vào gian giữa 2 đốt sống cổ liền kề.
Phương pháp này giữ cho vận động cột sống bình thường, giảm áp lực lên bề mặt khớp và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Thời gian phục hồi của người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật là 6 tháng. Do đó, chăm sóc tốt bản thân là rất quan trọng, khi xương bắt đầu thoái hóa, nó không thể trở về như ban đầu.
5. Những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật nếu không được vệ sinh cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Vị trí nhiễm trùng có thể xảy ra ở vùng ra bị rạch khi mổ gây hoại tử, nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng xuất hiện bên trong vết thương, tại các đĩa đệm hoạc các ống cột sống có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tình mạng của người bệnh.
Đau đớn sau phẫu thuật: Do các vết mổ gây ra những vết thương trên da, mô mềm gây tác động đến những dây thần kinh xung quanh khu vực mổ, từ đó các cơn đau xuất hiện dai dẳng sau khi phẫu thuật.
Vẫn có khả năng tái phát bệnh: Như đã trình bày, thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa tự nhiên, nên phẫu thuật chỉ là phương pháp giúp người bệnh khôi phục lại khả năng vận động và hạn chế những cơn đau của bệnh chứ không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Do đó, sau phẫu thuật, thoái hóa đốt sống cổ vẫn có nguy cơ tái phát. Đặc biệt đối với những trường hợp bị tái phát lại thì khả năng điều trị thành công căn bệnh này sẽ rất thấp.
Đau nhức quanh cổ tái phát: Đối với những cuộc phẫu thuật thành công nhưng người bệnh lại không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ như việc sử dụng thuốc đặc trị, vật lý trị liệu, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý,… thì sau 1-2 năm, các cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy sẽ tái phát trở lại.
6. Những điều cần lưu ý trước và sau khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh cần lưu ý một số điều trước và sau khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ để giúp quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, đồng thời hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, giúp vết thương mau phục hồi.
Những điều cần lưu ý trước khi phẫu thuật:
- Cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán trước khi tiến hành phẫu thuật
- Lắng nghe tư vấn của bác sĩ về mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Chọn những bệnh viện uy tín, có cơ sử y tế đầy đủ, chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ y bác sĩ tận tâm.
- Tìm hiểu trước về những phương pháp phẫu thuật.
- Giữ tâm lý thoải mái trước khi thực hiện phẫu thuật.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi:
- Sau khi mổ, người bệnh vẫn cần nằm viện từ 1-2 tuần để tiện cho bác sĩ theo dõi quá trình hậu phẫu.
- Vệ sinh vết mổ hàng ngày để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Tuyệt đối không hoạt động mạnh vì chúng có thể làm rách vết mổ, người bệnh cũng không nên nằm một chỗ quá lâu. Có thể cử động nhẹ nhàng hoặc đứng dậy đi lại quanh phòng ( nếu có thể ).
- Người bệnh cần đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp vết thương nhanh lành, tình trạng đốt sống cổ nhanh phục hồi. Ưu tiên những thực phẩm tốt cho xương khớp như: thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin A,D,C, chất xơ,…
- Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tuân thủ lịch trình khám định kỳ.
- Trong cuộc sống sinh hoạt hàng sau khi khi phẫu thuật, người bệnh cần sửa ngay những thói quen xấu, tư thế ngồi sai gây ảnh hưởng trực tiếp đến đốt sống cổ .
- Sau 3 tháng kể từ lúc phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn có thể hoạt động thể dục, luyện tập các bài vận động tốt cho xương khớp nói chung và đốt sống cổ nói riêng như: yoga, đi bộ, thiền,…
➤ Đọc thêm: Các bài tập giúp phục hồi thoái hóa đốt sống cổ
Bài viết trên đã giới thiệu cho người đọc một số các phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo bài viết trên để nắm rõ các phương pháp phẫu thuật kết hợp với tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn lựa chọn được liệu pháp phẫu thuật phù hợp.
Nguồn: Baovexuongkhop.vn