Thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng, trong đó bao gồm cả thoái hóa đốt sống cổ. Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà nó đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tốt nhất để không bị ảnh hưởng bởi các di chứng nghiêm trọng do thoái hóa đốt sống cổ để lại, người bệnh cần có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những tuyệt chiêu giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng lão hóa theo thời gian của các đốt sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp, dây chằng tới các sụn khớp, đĩa liên đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống. Tình trạng này thường gặp ở các đốt sống c5, c6 và c7.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn cứng cơ cổ, đau nhức vùng cổ, đôi khi những cơn đau này còn lan ra vùng vai gáy, truyền lên đầu gây đau đầu, chóng mặt. Thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng hơn còn làm ảnh hưởng đến vùng xung quanh như tê buốt tay, mất lực cánh tay, thậm chí bại liệt. Tất cả những biểu hiện này đều làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh.
Như bạn đã biết, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh của thời gian, tức là càng về già tốc độ lão hóa của xương khớp càng nhanh. Đó là lý do vì sao phần lớn người mắc thoái hóa đốt sống cổ là người lớn tuổi. thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 80% người trên 50 tuổi mắc bệnh lý về xương khớp, trong đó thoái hóa đốt sống cổ chiếm tỉ lệ rất lớn.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Một số yếu tố ở bộ phận người trẻ này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Do tính chất công việc
Những người trẻ với môi trường làm việc văn phòng thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động rất dễ dẫn đến tình trạng mỏi cột sống cổ, lâu ngày dẫn đến thoái hóa.
Hoặc những người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng, phải cúi và ngửa nhiều khi làm việc khiến cho phần đốt sống cổ bị chịu nhiều áp lực, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống cổ.
Những công việc có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ cao cụ thể là:
- Người làm việc văn phòng: ít vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài, sai tư thế khi ngồi làm việc,…
- Tài xế lái xe: Tính chất công việc này là phải giữ nguyên 1 tư thế khi làm việc trong thời gian kéo dài tới nhiều giờ đồng hồ.
- Người lao động nặng: Công nhân bốc vác phải mang vác nhiều vật nặng trên cổ khiến các đốt sống cổ phải chịu 150-180% trọng lực của đồ vật.
Do sai tư thế
Những thói quen thường ngày tưởng như vô hại, lâu ngày cũng dẫn đến sai tư thế ngay cả trong làm việc, nghỉ ngơi như: ngồi gù lưng, hay vặn cổ,khi làm việc vị trí ngồi quá thấp so với bàn, khi ngủ gối đầu quá cao hoặc ngủ không chuyển mình,… Đây đều là những tư thế sai ảnh hưởng trực tiếp đến đốt sống cổ.
Chấn thương vùng cổ
Những chấn thương để lại do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, hay đơn giản là do một sự cố không mong muốn đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cổ gây nên một số tình trạng ở cột sống cổ như: giãn dây chằng, đau cơ, tác động đến dây thần kinh, gãy xương cổ…
Những chấn thương này không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ. Đặc điểm chung của những chấn thương là đều gây những cơn đau nhức dữ dội và khó chịu ở cổ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn thiếu khoa học hàng ngày cũng khiến cột sống cổ suy yếu và dễ bị thoái hóa như: ăn không đúng bữa, chế độ ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến thừa cân béo phì, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động tập thể dục,… đều làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Tập luyện thể thao quá sức
Luyện tập thể thao sẽ rất tốt cho đốt sống cổ nếu bạn biết cách. Ngược lại, nếu luyện tập sai cách hoặc lạm dụng thể thao quá mức có thể khiến đốt sống cổ bị tổn thương nhiều hơn, khiến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở người già là do quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Trường hợp này rất khó để phòng ngừa, người bệnh chỉ có thể làm giảm bớt triệu chứng bằng cách thiết lập thói quen sinh hoạt tốt kết hợp điều trị nội khoa.
Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ phần lớn xảy ra do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu khoa học. Do đó, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách áp dụng một số phương pháp sau:
1. Sửa đổi thói quen và tư thế ảnh hưởng đến cột sống cổ
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ đầu tiên à người bệnh cần nghĩ đến là sửa đổi những thói quen xấu làm ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương cột sống cổ như:
- Bỏ ngay thói quen vặn hoặc bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này khiến cho đốt sống cổ dễ bị tổn thương và làm tăng tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
- Thay đổi tư thế khi ngủ: Không nằm ngủ ở 1 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Ngoài ra, không nằm sấp vì tư thế này khiến cho phần cổ bị gập xuống làm tăng áp lực lên các đốt sống gây nên chứng thoái hóa cột sống cổ.
- Không gối đầu quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sốt sống cổ. Lựa chọn gối phù hợp để đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ, tránh nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
- Những người có thói quen: Nghe điện thoại bằng cách kẹp vào giữa vai và tai, ngồi gù lưng, cúi thấp cổ khi xem tivi hoặc điện thoại,… đều cần cần sửa ngay bởi những thói quen này đều là những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống cổ.
Tỷ lệ dân văn phòng mắc thoái hóa đốt sống cổ chiếm phần lớn do tư thế làm việc sai. Vì vậy, những đối tượng này cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ từ sớm:
- Vốn dĩ tính chất của công việc văn phòng là phải thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Vì vậy, bạn có thể thỉnh thoảng nghỉ ngơi để điều chỉnh lại vị trí ngồi hoặc đứng dậy đi lại để thư giãn cơ bắp bằng cách sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc, đứng lên vận động cơ thể nhẹ nhàng có thể là đi lấy nước, đi vệ sinh… Điều này giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể đến nuôi dưỡng các khớp.
- Tư thế ngồi làm việc thoải mái, tốt cho cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng ở nhân viên văn phòng là: Ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng bằng nhau đùi để song song với nền nhà. Tư thế này giúp giảm áp lực lên cột sống, thay vào đó áp lực sẽ trải đều lên tất cả các khớp nên không có phần khớp nào phải chịu áp lực nặng nề.
- Trong lúc ngồi làm việc, tốt nhất không nên bắt chéo chân vì tư thế này có thể gây vẹo và tăng nguy cơ chèn ép lên rễ thần kinh. Điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp sẽ giúp bạn có tư thế thoải mái nhất khi làm việc.
- Với người thường xuyên làm việc với máy tính, nên ngồi sao cho khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính là khoảng 50 – 66cm, điều chỉnh sao cho màn hình máy tính nằm dưới tầm mắt khoảng 10 – 20°. Không để màn hình ở vị trí quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp nguồn ánh sáng hợp lý, không để quá sáng hoặc quá tối bằng mẹo chọn những đồ nội thất giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.
- Ưu tiên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ giúp đôi mắt không phải điều tiết quá nhiều mà còn giúp bạn không phải khom lưng, cúi xuống để có thể nhìn rõ nên tránh các cơ cổ không bị căng, mỏi.
Ngoài ra, một số đối tượng làm công việc nặng nhọc như kiêng vắc, phải đặt vật nặng lên đầu hay công việc mang tính chất phải ngồi nhiều như tài xế lái xe, giáo viên,… cũng cần lưu ý trong khi làm việc để phòng tránh tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khiến cơ thể khỏe mạnh mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
a) Thực phẩm cần bổ sung
Không riêng ở người già, kể cả những người trẻ đều cần ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp nếu muốn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả:
Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D
Canxi và Vitamin D là hai thành phần khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống xương khớp.
Nếu như canxi có tác dụng làm hệ thống xương khỏe mạnh, cột sống chắc khỏe, ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và thoái hóa thì Vitamin D rất cần cho quá trình hấp thu canxi từ đó làm phát triển hệ xương, tái tạo lại phần xương đã bị mòn.
Vì vậy, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ chúng ta cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày.Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D người bệnh nên bổ sung cho cơ thể bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi: Cá (cá mòi, cá hồi); sữa và chế phẩm từ sữa nên lựa chọn sữa tách béo, sữa ít đường để tránh nguy cơ béo phì (sữa chua, phô mai); các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải bắp, rau chân vịt, súp lơ xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin D: Gan động vật, các loại ngũ cốc, lòng đỏ trứng, nấm, thịt,…
Thực phẩm giàu Vitamin E và Omega-3
Vitamin E và Omega-3 là 2 nhóm dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp bảo vệ xương khớp khỏi sự tấn công của các gốc tự do bên trong cơ thể và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…
Ngoài ra, Omega 3 là axit béo có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại khu vực có đốt sống bị thoái hóa. Ngoài ra, axit báo Omega-3 giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp xương, từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp.
Omega 3 có trong các loại hạt (óc chó, hạt lanh) cá ngừ, cá hồi, súp lơ, tôm…
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn là dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi các mô, đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của collagen. Cơ thể sử dụng collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp.
Do đó, người bị thoái hóa cột sống ăn nhiều thực giàu vitamin C sẽ giúp chữa lành các cơ, gân, dây chằng, đĩa đệm cũng như để giữ cho xương sống khỏe mạnh.
Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bao gồm: Các loại trái cây nhà họ cam (cam, quýt, bưởi, chanh), dâu tây, kiwi, việt quất, quả mâm xôi, cà chua; các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp),…
b) Thực phẩm nên hạn chế sử dụng
Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ như:
- Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chế biến sẵn: Bởi chúng chứa nhiều cholesterol – một loại chất béo xấu gây ra vô số những thiệt hại về sức khỏe nói chung, và hệ xương nói riêng. Cholesterol làm tăng quá trình viêm xương khớp, không chỉ ngăn cản quá trình phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ mà còn làm bệnh xảy ra nhanh hơn.
- Hạn chế ăn mặn vì muối làm giảm khả năng hấp thụ canxi, điều này làm xương yếu đi, gây bất lợi cho quá trình phòng ngừa bệnh.
- Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường hóa học như: các loại kẹo, bánh ngọt, đồ uống có ga,… Bởi chúng là một trong những nguyên nhân gây gây tăng cân hàng đầu. Trong lượng cơ thể tăng đồng nghĩa với áp lực lên cột sống càng lớn. Điều này đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của đốt sống cổ.
- Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
☛ Bạn có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?
3. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Việc không vận động cổ khiến các cơ vùng này bị co cứng, kém linh hoạt, suy giảm chức năng cơ bắp làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Không những vậy, thói quen giữ cổ ở một vị trí nhìn thẳng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc xương khiến cột sống cổ mất đi trụ sinh lý tự nhiên, điều này có thể dẫn đến biến dạng gây cong vẹo cột sống.
Trong khi đó, tăng cường vận động cổ bằng các môn thể dục có cường độ vừa phải kích thích quá trình lưu thông máu, giúp hệ thống xương khớp được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh, các đốt sống cổ dẻo dai, hoạt động linh hoạt. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Bên cạnh đó, tập luyện thể dục còn sản sinh ra hormone endorphins giúp giảm căng thẳng và đau nhức, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Tâm lý thoải mái, giảm stress cũng góp phần giúp quá trình phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Một số bài tập có tác dụng rất tốt đối với đốt sống cổ bạn có thể áp dụng tại nhà là:
- Bài tập xoay cổ: Thực hiện xoay cổ một cách nhẹ nhàng từ trái sang phải và ngược lại, thực hiện mỗi bên khoảng 10.
- Bài tập gập cổ: Ngửa cổ lên cao nhất có thể sao cho mắt ngước lên trần nhà. Giữ vài giây rồi từ từ gập sát cổ vào ngực sao cho cằm chạm vào ngực. Thực hiện gập như thế khoảng 5-10 lần giúp kéo dãn và kích thích các cơ quan ở đốt sống cổ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng khác phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, yoga, bơi lội,…
☛ Đọc thêm: Các bài tập giúp phục hồi thoái hóa đốt sống cổ
4. Viên uống Khương Thảo Đan – phòng ngừa thoái hóa xương khớp
Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Vì vậy, người có nguy cơ thoái hóa cột sống cổ có thể sử dụng sản phẩm để phòng tránh bệnh.
Với sự kết hợp độc đáo giữa những thảo dược quý như cây địa liền, Độc Hoạt Ký Sinh Thang, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II đều là những chất có lợi cho sức khỏe của hệ xương khớp. Trong đó, 2 thành phần tiêu biểu phải kể tới là:
Hoạt chất KGA1: Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Hoạt chất này được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS.TS Lê Minh Hà (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự.
Collagen type II: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, hạn chế các xâm lấn làm tổn thương lên bề mặt sụn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp. Chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.
Có thể thấy rằng, Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng được đủ 3 yếu tố: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Sản phẩm có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới chức năng khác của cơ thể, những người có bệnh lý về dạ dày, gan cũng có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn.
Trên đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo giúp duy trì sức khỏe cột sống nói chung và tình trạng cột sống cỏ nói riêng. Tốt nhất khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường ở vùng cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa nguy tối đa nguy cơ mắc bệnh hoặc những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: Baovexuongkhop.vn