Thoái hóa cột sống là một bệnh lý về xương khớp mãn tính không còn quá xa lạ với nhiều người. Bệnh thường gây ra các cơn đau nhức cùng lưng, cổ vai gáy, tê bì chân tay,… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ y khoa, bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Thông thường, thoái hóa cột sống được sử dụng để mô tả chứng viêm xương khớp của cột sống.
Đây là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến hay xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 trở lên. Bệnh thường ở xảy ra ở cổ, vùng lưng (trên và giữa lưng) hoặc vùng thắt lưng (phần dưới trở lại). Trong đó thoái hoá cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là hai tình trạng phổ biến nhất.
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai ở những đốt sống làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì tê bì chân tay, đau nhức, ê buốt gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, tê liệt tay chân và tàn phế vĩnh viễn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
2. Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa cột sống
Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống là những cơn đau nhức âm ỉ thường xuyên ở vùng cổ và thắt lưng. Những triệu chứng này kéo dài từ 1 đến 2 ngày rồi giảm dần khi người bệnh nằm nghỉ. Tùy vị trí thoái hóa ở cổ hay thắt lưng mà triệu chứng sẽ khác nhau.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
- Đau ở vùng gáy, đôi khi lan xuống bả vai và cánh tay, tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay và ngón tay
- Cơn đau nặng hơn khi vận động mạnh, các động tác cổ như xoay ngửa cổ, cúi đầu. Ngoài ra khi hắt hơi, thời tiết trở trời cũng tác động khiến cơn đau nhiều hơn
- Nhức đầu: Người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ cảm thấy nhức đầu từ vùng chẩm lan ra thái dương, trán hay sau hố mắt
- Thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ , tăng tiết mồ hôi – đây còn gọi rối loạn thần kinh thực vật
- Một số trường hợp gị gai xương chèn ép vào phần trước tủy gây liệt cứng nửa người, do đó khi ngủ dậy, người bị bệnh sẽ có cảm giác các khớp vùng cổ, vai gáy bị căng cứng, khó vận động. phải mất 15 phút xoa bóp nhẹ mới thấy dễ chịu hơn
- Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn kèm theo một số triệu chứng khác như: nấc, ngáp, chóng mặt,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ mà bạn cần biết!
Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng
- Nếu bị thoái hóa cột sống lưng thì người bệnh sẽ bị đau đốt sống lưng phía dưới kéo dài trong nhiều tuần, thông thường là từ 6-8 tuần
- Cơn đau có thể lan xuống hông, mông và chân, đau âm ỉ cả ngày và nặng hơn vào ban đêm gây mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi
- Cơn đau tăng dần khi người bệnh ngồi trong thời gian, thực hiện các tư thế cúi người, vươn người, xay người hoặc nâng các độ vật
- Một biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng là không thể chạm đầu ngón tay tới bàn chân. Khi cố cúi xuống sẽ đau dữ dội ở vùng thắt lưng
- Buổi sáng ngủ dậy sẽ cảm thấy cứng vùng cơ lưng, triệu chứng này sẽ giảm sau khi xoa bóp nhẹ
- Ngoài ra, bệnh cũng kèm theo một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng tê bì,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống theo từng vị trí
3. Nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống
Muốn trị khỏi bệnh cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Thoái hóa cột sống là hệ quả của nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác khiến cột sống bị thoái hóa. Ngay cả những thói quen thường ngày tưởng như vô hại cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng bệnh lý này.
Dưới đây là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống bao gồm:
Lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Khi bạn già đi, xương và dây chằng ở cột sống trở nên yếu dẫn đến tình trạng gai cột sống. Bên cạnh đó, các địa đệm bị thoái hóa và suy yếu gây nên thoái vị địa đêm. Kết hợp hai tình trạng này, kết quả là bạn có thể gặp các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Tình trạng này có thể xảy ra từ rất sớm, thường xuất hiện khi bắt đầu bước sang tuổi 30.
Thói quen xấu: Ngồi gù lưng, gập cổ, nghe điện thoại bằng cách kẹp vào cổ và tai, nằm ngủ gối quá cao, ngồi lâu một chỗ,… là những thói quen sai lầm có thể đưa có thể đưa thoái hóa cột sống đến gần bạn hơn.
Tính chất công việc: Do tính chất công việc khi thường xuyên phải bê vác đồ nặng, công việc văn phòng phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ, các công việc khiến bạn phải đi giày cao gót quá nhiều,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng làm cũng khiến cho cột sống suy yếu và dễ thoái hóa. Việc tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chứa muối nhưng lại thiết các chất dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin,…. dẫn đến cột sống bị mài mòn, hạn chế khả năng tái tạo xương.
Chấn thương: Những chấn thương trong quá trình sinh hoạt và lao động có tác động trực tiếp đến cột sống lưng, cổ có thể khiến địa đệm cột sống bị tổn thương và suy yếu. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thoái hóa cột sống.
Di truyền: Người châu Á thường có tỉ lệ bị bệnh thấp hơn so với người châu Âu. Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa cột sống còn do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, gù hay bị vẹo cột sống, …
Nguyên nhân khác: Thừa cân, u cột sống, viêm đĩa đệm, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa… cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng cột sống bị thoái hóa.
4. Biện pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống
Chẩn đoán giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh từ đó tìm ra được phương pháp điều trị cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thông thường sẽ có hai biện pháp chẩn đoán bệnh bao gồm: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng:
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và thực hiện các kiểm tra thể chất để đánh giá xem người đó có bị đau, khó khăn khi cử động cùng cổ hoặc lưng dưới không. Các triệu chứng gợi ý như:
- Đau khi sờ nắn vùng thắt lưng và cổ bị thoái hóa
- Khi khám thấy rõ các mô xương lồi lên, ấn vào thấy đau, cơn đau chạy dọc 1 bên
- Tay, chân bị yếu, phản xạ chậm hoặc mất cảm giác
- Khám vận động thấy có sự hạn chế trong các hoạt động cúi, ngửa, xoay người, khom lưng,…
Chẩn đoán cận lâm sàng
Cùng với khám lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành một vài xét nghiệm nhất định để hỗ trợ chẩn đoán xem bạn có bị viêm xương khớp cột sống không. Những xét nghiệm này bao gồm chụp X-quang và MRI hoặc xét nghiệm máu:
- X-quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán thoái hóa cột sống nhằm kiểm tra xem xương, sụn và đĩa đệm có bị tổn thương không. Tuy nhiên, X-quang lại không hiển thị những thương tổn ở phần sụn.
- Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh liên quan có thể là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống như béo phì, các bệnh lí về thận,…
- Chụp cộng hưởng từ MBI để hiển thị những tổn thương có thể xảy ra ở đĩa đệm hoặc dây thần kinh đi qua cột sống bị thoát vị đó.
5. Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả.
Sau khi nắm được nguyên nhân và triệu chứng, việc tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa cốt sống quyết định bệnh có được chữa khỏi hay không.
Điều trị thoái hóa cốt sống là tập vào kiểm soát triệu chứng. Phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và các biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị phổ biến hiện nay.
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống có chức năng làm giảm các triệu trứng đau nhức ở xương khớp như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,… được dùng cho những người bị viêm xương khớp mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng có tác dụng giảm đau vừa phải. Tuy nhiên, người bệnh không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau này vì chúng có thể gây tổn thương gan.
- Thuốc chống viêm không steroid: Mobic, Celebrex,… Dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc men đồng dạng COX-2, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hóa. Đây là những loại thuốc làm giảm đau xương khớp mạnh hơn so với paracetamol, đồng thời có thêm tác dụng chống viêm.
- Thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ: Gelden, Profenid gel, Voltaren Emugel… có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra tác dụng phụ như dạng uống. Dạng thuốc bôi này thường có sẵn để điều trị cho chứng đau cột sống.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… hỗ trợ giải tỏa sự co cứng cột sống.
- Tiêm ngoài màng cứng: Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như tiêm corticoid vào quanh cột sống. Phương pháp này dùng cho người có biểu hiện đau thần kinh tọa do ảnh hưởng đĩa đệm chèn ép các rễ thần kinh tọa, mỗi đợt tiêm 3 mũi cách nhau 5-7 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng mà người bệnh cần phải hiểu rằng những mũi thuốc giảm đau này không khắc phục được vấn đề tiềm ẩn và không có lợi ích về lâu dài.
Chữa thoái hóa cột sống bằng phương pháp vật lý
- Châm cứu
- Nhiệt điều trị: Hồng ngoại, chườm nóng, ngâm bùn suối khoáng,…
- Mát xa, xoa bóp
- Kéo dãn cột sống, phong kế khớp gian mỏm
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các lớp bị ảnh hưởng
- Kích thích điện thông qua da
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt
Mẹo chữa thoái hóa cột sống theo dân gian
➤ Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây xương rồng
Theo Đông y, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn, thương được dân gian sử dụng đẻ chữa đau bụng, giải đọc, sát trùng hoặc các bệnh về xương khớp nhue gout, gai cột sống,… Vì vậy, xương rồng thường có mặt trong các bài thuốc nam gia truyền chứa thoái hóa cột sống.
Thực hiện: Xương rồng bỏ gai, hơ nóng rồi đắp trực tiếp lên vị trí cột sống bị đau. Ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, thực hiện đều đặn từ 7 – 10 ngày liên tiếp.
➤ Bài thuốc 2: Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt là loại rau gia vị vô cùng quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, lá lốt còn được xem là bài thuốc chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả. Lá lốt có tác dụng trị phong thấp, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa thoái hóa rất tốt.
Thực hiện: Lá lốt rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước. Phần nước chưng nóng cùng mật ong chia đều uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 2,3 thìa cà phê, phần bã rang nóng đắp lên vị trí bị đau.
➤ Bài thuốc 3: Bài thuốc bằng cây ngải cứu
Trong Đông y, ngải cứu là cây thuốc vị đắng, tính ấm và thơm, thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê thấp, chống viêm, giảm đau, phong hàn hiệu quả.
Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa nhiều dược chất có tính chất giảm đau cực tốt đó chính là aspirin. Vì vậy, ngải cứu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hay cách chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu.
Thực hiện: Có thể dùng ngải cứu để chế biến cùng các món ăn như trứng rán ngải cứu, ngải cứu hầm gà tần,…
➤ Bài thuốc 4: Bài thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng từ cây nhàu
Quả nhàu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, chất Prosertonin khi kết hợp với enzym nội bào giúp cho tế bào tự sửa chữa và tái tạo lại các mô. Đây là điều kiện tiên quyết giúp củng cố lại các mô xương và hình thành lại cấu trúc đĩa đệm.
Thực hiện: Bệnh nhân dùng lá và búp non cây nhàu rửa sạch giá nhỏ lấy nước, phần nước và bã thực hiện tương tự như với cây lá lốt.
Phòng bệnh thoái hóa đốt như thế nào?
Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng có thể kiểm soát tình trạng bệnh nếu như áp dụng một mối sống khoa học bao gồm một chế độ dinh dưỡng hợp lí, kết hợp luyện tập thể dục đều đặn và ngủ nghỉ đủ giấc.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bị thoái hóa cốt sống nên ăn nhiều các thực phẩm giàu Omega 3, giúp chống viêm, giảm đau nhức. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D, giúp cơ thể tổng hợp và hấp thụ canxi một cách dễ dàng. Ngoài ra, muốn phòng tránh thoái hóa cột sống cũng cần bổ sung thêm glucosamine, Chondroitin để tái tạo sụn khớp, kèm theo rau xanh và trái cây tươi. Tránh các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, omega 6, chất béo,…
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp làm mềm cơ xung quanh khớp của bạn và có thể giúp giảm cứng khớp. Tốt nhất bạn nên hoạt động ít nhất từ 20-30 phút mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga,… để cải thiện tính linh hoạt của khớp và giúp kiểm soát các cơn đau.
- Giảm cân: Cân nặng quá mức có thể gây áp lực cho khớp khiến chúng bị đau. Giảm cân nhằm giảm áp lực lên khớp từ đó giảm đau khớp. Ngoài ra, giảm cân cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề khác về sức khỏe như tiểu đường, huyết áp và tim mạch,…
- Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi giúp cơ bắp của bạn được thư giãn và từ đó làm giảm sưng và viêm. Do đó, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp kiểm soát các cơn đau hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa cột sống bao gồm nguyên nhân dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện sớm, điều trị kị thời giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm. Khi có bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được khám và tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
Nguồn: Tổng hợp