Thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến mà bất cứ ai về già rồi cũng đều phải trải qua . Do đó mà rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Thoái hoá đốt sống cổ có chữa khỏi được không? – Điều trị bệnh thế nào?” Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những trăn trở này.
1.Tại sao cột sống cổ dễ bị thoái hóa
Cột sống cổ là nơi chống đỡ trọng lực của đầu là nơi tập hợp một hệ thống khổng lồ các dây thần kinh chạy từ não đến các cơ xương khớp toàn bộ cơ thể. Do cột sống cổ có phạm vi hoạt động rộng lớn, nên hệ thống dây thần kinh tại đây có nguy cơ chịu tổn thương lớn.
Sau một thời gian hoạt động thường xuyên, cột sống cổ sẽ dần bị suy yếu, các đốt sống cổ không còn chắc khỏe nữa, đĩa đệm ở cột sống xẹp dần, xơ hóa, mấy nước, giả độ đàn hồi. Tất cả những vấn đề này dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm hạn chế các hoạt động cúi ngửa, xoay trái phải thông thường sẽ trở lên vô cùng khó khăn. Khi không được điều trị đúng cách, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép gây rối loạn thực vật, thiếu máu lên não, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.
Nguyên nhân chính gây nên thoái hóa cột sống cổ là do quá tình lão tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số người, thoái hóa cột sống cổ cũng đến từ thói quên sinh hoạt xấu, vận động sai tư thế hay chế độ ăn uống không hợp lí,… Tất cả những yếu tố này cũng góp phần khiến tình trạng thoái hóa xảy ra nhanh hơn.
Hầu hết, thoái hóa cột sống xảy ra khi chúng ta già đi. Thống kê cho thấy có đến 85% người trên 60 tuổi mắc thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn ở cả người trẻ. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.
➤ Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết đốt sống cổ đang bị thoái hóa
2. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, trước tiên người bệnh cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống cổ.
Như đã trình bày bên trên, quá trình lão hóa tự nhiên chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh của thời gian. Khi càng về già, những thành phần cấu tạo nên cột sống càng hoạt động kém, cụ thể như đĩa đêm, dây chằng, hệ thống sụn khớp,… Tất cả những biến dạng này làm cho cột sống cổ bị thoái hóa dần.
Ngoài ra, một số tác động bên ngoài cũng gây nên tình trạng hoái hóa cột sống cổ như: thói quen sinh hoạt xấu đến vùng cổ, thường xuyên mang vác đồ nặng, ngồi một tư thế trong thời gian dài, vận động sai tư thế,… Đây là những yếu tố làm cho bệnh thoái hóa cột sống đang dần trẻ hóa, nó không chỉ xảy ra ở người già mà đang có xu hương gia tăng ở những người trẻ, trong độ tuổi 25,26 – Đây được xem là độ mà con người đang khỏe mạnh nhất.
Mặt khác, nghiên cứu cho thấy, cơ chế sinh học của bất kỳ bộ phận nào của cột sống, khi đã bị thoái hóa hay biến dạng thì rất khó có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu. Kể cả khi thực hiện phẫu thuật hay thế thế đốt sống, đĩa đệm khác thì bệnh vẫn có khả năng tái phát.
Tuy thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn, xong người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra bằng cách điều trị ngay từ khi mới bắt đầu. Còn nếu cứ để bệnh tiến triển mà không có biện pháp kiểm soát, khắc phục hay tăng cường sức khỏe cho cột sống thì nguy cơ cao bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, mất khả năng vận động, liệt vĩnh viễn.
Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để điều trị bệnh thoái hóa cột sống như sử dụng thuốc tây (thuốc giam đau, thuốc chống viêm), thuốc đông y, vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp), phẫu thuật,… Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị mà bác sĩ yêu cầu, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống luyện tập hợp lí, đồng thời thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu làm ảnh hưởng đến cột sống cổ. Điều này không chỉ giúp làm giảm đau mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
3. Nên làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
Theo các chuyên gia xương khớp, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần phải xác định được mục tiêu điều trị bệnh bao gồm:
- Mục tiêu trước mắt: Giảm đau và chống viêm để làm giảm các cơn đau đồng thời cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
- Mục tiêu lâu dài: Cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp để đốt sống cổ khỏe mạnh, vận động linh hoạt, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng nguy hiểm.
Sau khi đã xác định đúng mục tiêu điều trị, kết hợp hiểu rõ về bệnh cũng như tình trạng bệnh của bản thân sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo hoặc áp dụng để cải thiện bệnh
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Đối với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp, nuôi dưỡng xương, cơ, đĩa đệm và các cấu trúc khác ở cột sống. Từ đó giảm các vấn đề về cột sống cổ và bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.
Để tăng cường sức khỏe xương khớp, người bệnh không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D. Canxi là chất nổi bật nhất trong các khoáng chất của xương. Nó cần thiết cho sức khỏe của hệ thống xương khớp và giúp duy trì mức độ cần thiết của khối lượng xương trong suốt cuộc đời. Bổ sung đầy đủ canxi là đặc biệt quan trọng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương, một chứng rối loạn đặc trưng bởi xương yếu và giòn làm cho các khớp dễ bị thoái hóa.
Khi bổ sung Canxi bạn nên kết hợp bổ sung cả vitamin D, vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, rất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương chắc khỏe. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng. Vì vậy, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn các món ăn giàu Canxi từ hải sản, sữa, súp lơ, các loại đậu… và các món ăn giàu Vitamin D gồm: nấm, ngũ cốc, gan…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác như axit béo, vitamin A, E, K cũng rất tốt cho đĩa đệm đồng thời ngăn ngừa thoái hóa cột sống. Các chất dinh dưỡng này có trong các loại hạt, rau xanh, cá,…
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa cột sống cổ, thì người bệnh cũng cần chú ý đến những thực phẩm kiêng không nên ăn. Người thoát hóa cột sống cổ cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn, nhiều gia vị, các loại tinh bột trắng,… Đặc biệt là tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, cafe,… Tất cả những thực phẩm liệt kê trên đều gây gại cho khớp.
Ngoài ra, đối với những người thừa xân, béo phì cần đặc bệt chú ý và cẩn trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho sụn khớp. Lúc này, người bệnh cần cân bằng giữa việc bổ sung dinh dưỡng đồng thời vẫn phải kiểm soát cân nặng của bản thân, vì nếu cân nặng tăng lên quá mức cũng gây áp lực lên khớp. Điều này làm cho tình trạng bệnh càng diễn biến nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, với những người bị thừa cân, béo phì cần cẩn trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho sụn khớp. Khi đó người bệnh cần cân bằng giữa việc bổ sung dinh dưỡng đồng thời vẫn phải kiểm soát cân nặng của bản thân vì nếu cân nặng tăng lên sẽ làm tăng áp lực lên khớp và làm cho tình trạng bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng nên hạn chế hoặc dừng sử dụng các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, cafe… vì chúng gây hại cho khớp.
➤ Bài viết liên quan: Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?
Thay đổi thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến cột sống cổ
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn người bệnh nên hình thành cho bản thân những thói quen sinh hoạt khoa học bao gồm hình thành thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương các đốt sống cổ.
Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống cổ mà người bệnh cần chú ý:
- Đối với người làm việc văn phòng, phải ngồi làm việc trước máy tính trong một thời gian dài cần điều chỉnh tư thế làm việc hợp lý. Trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng nghỉ ngơi để điều chỉnh lại vị trí ngồi và đứng dậy đi lại để thư giãn cơ bắp.
- Với những người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác đồ, thực hiện nhiều động tác cúi lưng thì cần phải sử dụng thiết bị hỗ trợ tránh gây áp lực đột ngột cho khớp cột sống.
- Để máu lưu thông và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các khớp, người bệnh nên thường xuyên thực hiện xoa bóp, massage vùng cổ sau khi làm việc và khi nghỉ ngơi giúp cho vùng cổ vận động linh hoạt hơn.
- Thói quen ngủ gối đầu quá cao cũng ảnh hưởng đến cột sống cổ. Một tư thế ngủ tốt cho sốt sống cổ là không kê đầu quá cao. Ngoài ra cần thay đổi tư thế ngủ, không nên nằm ngủ mãi với 1 tư thế. Đặc biệt là không nằm sấp khiến cho phần cổ bị gập xuống làm tăng áp lực lên các đốt sống.
- Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là thói quen mà người mắc bệnh thoái hóa cột sống không nên bỏ qua. Luyện thể dục thể thao giúp cân bằng và cải thiện chức năng xương khớp rất tốt như: làm mềm cơ xung quanh khớp, giảm cứng khớp, dây chằng thêm chắc khỏe, dẻo dai, duy trì sự linh hoạt cho các khớp khi người bệnh vận động. Các bài tập luyện nhẹ nhàng như: đi bộ, tập gym, bơi lội, yoga, đạp xe… là những bài tập phù hợp cho người thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa sự thoái hóa.
Một số bài tập vùng cổ có thể áp dụng tại nhà như:
- Cúi gập cổ: Ngồi thẳng lưng, hai tay chống vào eo, cổ giữ thẳng và mắt hướng về phía trước. Sau đó cúi gập cổ sát vào vùng ngực, sau đó ngửa cổ về phía sau. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 phút. Khi tập, bạn nên thực hiện động tác chậm, nhẹ nhàng để tránh gây đau và cứng cổ.
- Xoay cổ: Sau khi kết thúc động tác cúi gập cổ, bạn nên giữ nguyên tư thế và thực hiện động tác xoay cổ. Đầu tiên, bạn nên xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 1 – 2 phút.
- Kéo căng cổ: Sử dụng tay phải kéo cổ sát vào vai phải (sao cho tai chạm vào vai), giữ nguyên tư thế 5 – 10 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Bạn có thể thực hiện động tác kéo căng cổ 10 lần/ bên.
Sử dụng Khương Thảo Đan – thực phẩm chứ năng phục hồi sụn khớp
Ngày nay, với sự tiến bộ của nền y học và sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã thành công khi tìm ra quy trình chiết tách hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền Việt Nam – một loại không thể thiếu trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp giúp mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả. Và từ đó đã bào chế thành công Viên xương khớp Khương Thảo Đan.
Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa những thảo dược quý như cây địa liền Việt Nam, Độc Hoạt Ký Sinh Thang, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, 2 thành phần tiêu biểu có thể kể tới là:
Collagen type II: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, hạn chế các xâm lấn làm tổn thương lên bề mặt sụn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.
KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, lần đầu được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Minh Hà và các cộng sự. Theo TS. Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt mà không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
Theo các chuyên gia, nhờ đáp ứng được bộ 3 trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, Khương Thảo Đan là sản phẩm thế hệ mới mang đến giải pháp toàn diện nhất cho các bệnh nhân bị đau nhức xương khớp.
Khác với các loại thuốc trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm 100% từ thiên nhiên, vì thế không gây hại cho gan, dạ dày hay gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm được sản xuất ở dạng viên nang nên sử dụng tiện lợi cho mọi đối tượng.
Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh không thể chữa khỏi được hoàn toàn mà chỉ có những biện pháp kiểm soát giúp giảm đai và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra những biểu hiện ban đấu, người bệnh cần gặp các bác sĩ chuyên khao để dược thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý.