Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng gây thoái hóa đốt sống, đĩa đệm và dây chằng ở cổ hoặc cột sống cổ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, chúng ta cần tổng hợp cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh để điều trị đúng cách
Tìm hiểu chung về thoái hóa đốt sống cổ
Đốt sống cổ có cấu trúc phức tạp nó gồm 7 đốt sống. Ở người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì các khớp của đốt xương cột sống bị trật ra khỏi vị trí thẳng hàng vốn có của nó.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp không thể tránh khỏi khi tuổi về già. Có đến 2/3 dân số bị đau cổ ít nhất 1 lần trong đời. Đáng báo động hiện nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi, trong độ tuổi từ 25 đến 30 và đặc biệt là những người làm việc với tư thế hoạt động cổ nhiều, cúi gập liên tục kéo dài.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị người bệnh sẽ liên tục bị các cơn đau hành hạ, khó khăn trong các cử động cổ và lâu dần có thể dẫn đến bại liệt.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa khớp làm chúng ta mất đi đường cong sinh lý vốn có, mất đi sự linh hoạt bình thường do phần xương sống quá thẳng. Đường cong sinh lý ở cổ, ở ngực và đường thắt lưng tạo thành một hình chữ S. Khi di chuyển, đường cong sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống khi không bị thoái hóa.
Thoái hóa cột sống là quá trình không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang bị trẻ hóa, không ít người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
Lối sống thụ động, ít vận động của nhân viên văn phòng, ít tập luyện thể dục thể thao kèm theo chế độ dinh dưỡng thiếu chất là nguyên nhân gây lên căn bệnh này.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn do di truyền, do gặp phải một số chấn thương khi làm việc, sinh hoạt. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Những yếu tố này đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động nếu không điều trị kịp thời. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những triệu chứng thường gặp ở người thoái hóa đốt sống cổ.
➤ Xem chi tiết: Nguyên nhân và cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp
Ở giai đoạn đầu của những người bị thoái hóa đốt sống cổ có dấu hiệu cơ bị tê cứng dẫn tới bị đau lan xuống vai, cổ rất khó để di chuyển. Bệnh tiến triển nhiều hơn khi thoái hóa đốt sống cổ kéo dài trong nhiều năm, các cơn đau có thể đau lan xuống cánh tay.
Ban đầu là đau lan xuống 1 bên cánh tay xuống các ngón ray rồi lan sang cả 2 tay, không những dẫn đến tê tay mà còn làm yếu cánh tay. Do đó, ta có thể nhận thấy hầu hết các cơn đau dẫn tới đau tê, cuối cùng là yếu cả cánh tay.
Khi bệnh đã tiến triển, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện những cơn đau mỏi ở cổ, vai, gáy, khó khăn khi quay đầu và các cơn đau có thể lan sang 1 hoặc 2 bên tay khiến người bệnh bị tê, mất cảm giác ngón tay.
- Trong một số trường hợp người bệnh có thể đau nhức đầu ở vùng trẩm hoặc xung quanh hốc mắt. Khi rễ thần kinh bị chèn ép càng nhiều phần vay đến tay của người bệnh sẽ có cảm giác đau tê như điện giật, mất cảm giác, teo cơ, yếu liệt.
- Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1, C2, C4 người bệnh còn thêm triệu chứng chóng mặt, nấc, ngáp.
- Ngoài triệu chứng đau nhức vai cổ, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể kèm theo dấu hiệu cứng cổ khi ngủ dậy, đau nhức vùng trẩm hay bị tê liệt.
Các cơn đau mỏi vai gáy thường bắt đầu xuất hiện với cấp độ nhẹ và tăng dần khiến người bệnh chỉ cần sờ nhẹ ngoài da cũng thấy đau. Dần dần người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động vùng gáy, cổ, chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay lại phía sau. Những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng vai cổ đau nhức.
Đau sau gáy là một triệu chứng cơ bản có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, đây là căn bệnh phổ biến và không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng.
Tuy nhiên, hiện nay do thói quen vận động, tư thế làm việc sinh hoạt không đúng cách những người trẻ tuổi cũng sớm gặp phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Trong thời gian dài nếu không điều trị người bệnh sẽ bị yếu cơ, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng hoạt động.
Nhận biết sớm và điều trị đúng cách là điều quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ?
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ mỗi người cũng đều phải tự ý thức và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân đối, lối sống khoa học và hợp lý. Cụ thể là:
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp. Chạy, tập gym, bơi lội, yoga là các hoạt động có tác dụng vô cùng to lớn để ngăn ngừa các chứng thoái hóa khớp.
- Khi cầm thiết bị di động cần đưa cao tay lên trước mặt chứ đừng cúi đầu xuống
- Nên thay đổi những tư thế xấu và hạn chế thời gian ngồi nhiều
- Sau thời gian làm việc bạn nên dành thời gian xoa bóp vùng vai, gáy, cổ.
- Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh những căng thằng cho vùng cột sống
- Những người làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính nên đứng lên đi lại, vươn vai sau 1-2 giờ làm việc. Tránh ngồi làm việc trong thời gian dài. Trang thiết bị tại nơi làm việc nên cân đối, bàn ghế nên có độ cao phù hợp, điều chỉnh ghế để 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và hai vai ngang bằng. Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50 – 60cm. Tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
- Thường xuyên vận động xương khớp tránh lối sống thụ động
- Chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt là Vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp cho xương chắc khỏe phòng tránh các bệnh xương khớp
Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nếu nghi ngờ hoặc có những biểu hiện của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán mức độ của bệnh từ đó có thể lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả. Một số phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng bệnh bao gồm:
Kiểm tra thể chất
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chuyển động, để kiểm tra phạm vi chuyển động và phản xạ ở các vị trí. Bao gồm:
- Di chuyển đầu sang một bên
- Di chuyển đầu về phía trước và đưa cằm xuống ngực
- Bác sĩ sẽ kiểm tra các phản xạ ở tay và chân. Kiểm tra dáng đi và tư thế bằng cách yêu cầu người bệnh đi bộ một quãng ngắn.
- Kiểm tra sức mạnh và cảm giác ở cả hai chi trên và dưới.
Quét hình ảnh
- X-quang: giúp bác sĩ có thể nhận thấy bất kỳ thiệt hại vật lý nào cho cột sống, và sự kích thích xương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là phương pháp nhằm xác định chính xác vị trí bị thoái hóa đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …) và liệu có cần phẫu thuật hay không.
- Chụp CT có thể giúp đánh giá cấu trúc xương của cột sống cổ.
- Điện cơ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh (NCS) có thể giúp đánh giá các cơ và dây thần kinh cụ thể.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ đầu tiên chúng ta cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh là gì rồi mới điều trị cho đúng cùng với kết quả chẩn đoán, chụp phim X-quang, cộng hưởng từ để xem thoái hóa đang ở mức độ nào để chúng ta có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây giúp giảm cơn đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi được bác sĩ chỉ định người bệnh mới được sử dụng thuốc và lưu ý sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng quy định, không tự ý mua thuốc hay đổi loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Thuốc giảm đau cho các cơn đau cấp tính như: Acetaminophen, Hydrocodone, Ibuprofen hoặc naproxen natri…
- Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm viêm tại cột sống đĩa đệm và dây chằng: Diclofenac…
- Thuốc giãn cơ thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị cơ cứng cột sống. Loại thuốc được dùng phổ biến là Cyclobenzaprine.
- Thuốc chống động kinh: Giảm cơn đau khi có sự tổn thương thần kinh.
- Tiêm steroid: Thường là thuốc prednisone, áp dụng khi bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không đáp ứng với thuốc giảm đau.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Điều trị bằng Đông y
Bài thuốc Đông Y chữa thoái hóa đốt sống cổ có đặc điểm an toàn, lành tính từ những nguyên liệu thảo dược từ thiên nhiên và hiệu quả mang lại lâu dài. Khi sử dụng thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định để mang lại hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc dạng viên ứng dụng Đông Y và mang lại hiệu quả không kém. Khương Thảo Đan là một trong những loại thuốc đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Khương Thảo Đan với thành phần chính là hoạt chất KGA1 chiết tách từ cây địa liền, kết hợp với các vị thuốc từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang và Collagen Type II, vô cùng an toàn cho người dùng với ba tác động hoàn hảo GIẢM ĐAU- CHỐNG VIÊM- TÁI TẠO. Sản phẩm được nghiên cứu bởi PGS. TS Lê Minh Hà có tác dụng làm giảm nhanh chóng các cơn đau, điều trị từ sâu bên trong để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Được sản xuất ở dạng viên nang nên sử dụng tiện lợi cho mọi đối tượng.
Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ rất hiệu quả, có thể giúp thuyên giảm bệnh đến 80%. Vật lí trị liệu sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau, giúp các cơ co giãn, cột sống được kéo giãn bằng máy và giảm nhanh các cơn đau cột sống, góp phần giúp bệnh mau lành hơn.
Điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu phụ hồi chức năng để đưa cột sống về vị trí đúng, giúp lấy lại đường cong sinh lý.
Thông thường, sau điều trị vài tuần sẽ thấy kết quả tốt. Tuy nhiên nếu thấy đỡ hơn bạn lại quay lại thói quen xấu cũ các cơn đau sẽ quay trở lại.
Bên cạnh đó thì nhược điểm của phương pháp điều trị này là người bệnh cần thật kiên trì bởi vì phải mất khoảng thời gian dài người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng của mình thuyên giảm.
Để duy trì kết quả điều trị lâu dài người bệnh cần tự chăm sóc sức khỏe cuộc sống và luyện tập các bài tập phù hợp, tư thế ngồi đúng, nghỉ ngơi hợp lý để có kết quả lâu dài.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Khi mà bệnh nghiêm trọng và gây áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống hoặc khi áp dụng các biện pháp điều trị phía trên mà bệnh không thuyên giảm bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể là một lựa chọn nếu người bệnh gặp phải biểu hiện như:
- Đau cổ dai dẳng lan xuống cánh tay
- Mất cảm giác
- Yếu cơ
- Mất chức năng ruột hoặc bàng quang
.
Kết luận
Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của người bệnh và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phát hiện, kiểm tra và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau nhanh chóng và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc cần làm là:
- Tìm hiểu đầy đủ các kiến thức liên quan tới vấn đề mà mình đang gặp phải
- Thông báo những triệu chứng của mình với bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác và điều trì hiệu quả
- Giữ tinh thần lạc quan là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị tất cả các loại bệnh.
Để được tư vấn thêm về bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ, đau viêm các khớp, bạn có thể gọi tới số điện thoại miễn cước 1800 1156 để gặp các chuyên gia hoặc để lại câu hỏi ở khung comment bên dưới chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.