Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp rất phổ biến, chiếm tới 60% số trường hợp điều trị nội trú tại các khoa cơ xương khớp. Do đây là bệnh mạn tính nên bệnh nhân cần xác định rằng điều trị thoát vị đĩa đệm giống như một cuộc chiến trường kỳ, đồng thời, việc trang bị các kiến thức khoa học về bệnh lý này là hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu biết chính xác nhất về thoát vị đĩa đệm là gì? Cũng như cách để kiểm soát hiệu quả tình trạng này.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Để hiểu thế nào là thoát vị đĩa đệm, trước tiên bạn cần biết cấu trúc của một đĩa đệm khỏe mạnh:
Đĩa đệm khỏe mạnh
Giữa hai đốt sống liền kề có một lớp đệm gọi là đĩa đệm. Mỗi đĩa đệm có chức năng làm giảm áp lực mà cột sống phải gánh chịu khi chuyển động và ngăn không cho các đốt sống mài vào nhau. Theo giải phẫu, đĩa đệm bao gồm ba phần: phần bao xơ bên ngoài, phần nhân nhầy bên trong cùng hai mâm sụn ở mặt trên và mặt dưới.
- Bao xơ. Là phần bên ngoài của đĩa đệm, có cấu trúc giống như lốp xe dẻo dai và chắc chắn, bao gồm nước và các sợi collagen đàn hồi. Bao xơ bao bọc lấy nhân nhầy – phần trung tâm giống như gel.
- Nhân nhầy. Trung tâm của mỗi đĩa đệm chứa một chất đàn hồi giống như gel gọi là nhân nhầy. Thành phần của gel này tương tự như thành phần bao xơ, gồm nước, collagen và proteoglycan. Sự khác biệt nằm ở chỗ nồng độ của các chất này, nhân nhầy chứa nhiều nước hơn bao xơ.
- Mâm sụn. Phần trên và phía dưới của mỗi đĩa đệm được phủ một lớp màng sụn. Các tấm sụn này gắn chặt vào mặt trên và mặt dưới của hai thân đốt sống liền kề. Bên cạnh tác dụng giữ đĩa đệm tại chỗ, chúng còn có chức năng nuôi dưỡng đĩa đệm, các chất dinh dưỡng sẽ khuếch tán qua các lỗ nhỏ trên mâm sụn này.
Đĩa đệm thoát vị
Theo thời gian, do lão hóa hoặc chấn thương, lớp bao xơ phía ngoài có thể yếu đi và rách khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Đây chính là thoát vị đĩa đệm.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, nhưng hầu hết các trường hợp đĩa đệm thoát vị xảy ra ở phần lưng dưới (cột sống thắt lưng), một số xảy ra ở cổ (cột sống cổ) và hiếm hơn là ở lưng trên (cột sống ngực).
Vật liệu thoát vị của đĩa đệm có thể chèn ép lên dây thần kinh gần đó và gây ra các triệu chứng đau, tê, yếu ở cánh tay, chân hoặc các vùng khác trên cơ thể – điều này tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị.
Về mức độ lâm sàng, thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn tùy thuộc vào mức độ dịch chuyển của nhân nhầy đối với bao xơ bên ngoài.
- Giai đoạn 1- đĩa đệm bị nén: áp lực quá mức và lặp đi lặp lại, chấn thương hoặc những thay đổi thoái hóa sẽ làm bẹp đĩa đệm, gây rách các sợi lớp bao xơ. Tuy nhiên, lớp bao xơ chưa bị hở ra nên phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong cấu trúc đĩa. Do đó, giai đoạn này bệnh nhân thường chưa có biểu hiện nào.
- Giai đoạn 2 – đĩa đệm phồng: nhân nhầy chịu áp lực và phình ra quá mức, đẩy lớp vòng xơ bên ngoài ra khỏi chu vi ban đầu của nó. Ở giai đoạn này, tuy nhân nhầy vẫn chưa phá vỡ thành sợi, nhưng bản thân khối đĩa đệm bị phồng có thể chèn ép các dây thần kinh lân cận nên sẽ gây ra cho bệnh nhân một số triệu chứng.
- Giai đoạn 3 – Thoát vị còn trong bao: bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, tuy nhiên nó vẫn còn liền một khối và nằm trong đĩa đệm. Đây là giai đoạn mà thoát vị đã trở nặng, bất cứ dây thần kinh nào đi qua đây đều bị chèn ép và bạn thường cảm thấy rất đau.
- Giai đoạn 4 – thoát vị ra ngoài bao có mảnh rời: nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm, bị tách rời và sa vào ống sống. Các thành phần hóa học của vật liệu nhân có thể kích hoạt phản ứng viêm, đồng thời, vật liệu thoát vị cũng chèn ép nghiêm trọng lên các dây thần kinh xung quanh. Đây là giai đoạn nặng nhất mà bệnh nhân thường phải can thiệp ngoại khoa.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường là hậu quả quá trình thoái hóa cột sống, hoặc cũng có thể xảy ra sau một chấn thương. Cụ thể:
Thoát vị do thoái hóa
Đa số các trường hợp, thoát vị đĩa đệm là kết quả quá trình lão hóa theo tuổi tác. Khi bạn già đi, đĩa đệm trở nên khô và kém đàn hồi hơn, lớp bao xơ bên ngoài cũng yếu đi và dễ bị rách dù chỉ chịu một chút áp lực. Kết quả là, nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm và có thể chèn ép lên dây thần kinh, gây ra các triệu chứng.
Nói chung, theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hóa, đây là điều không tránh khỏi, tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc cơ địa từng người. Bên cạnh đó, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ dưới đây thì đĩa đệm càng dễ thoái hóa nhanh hơn.
- Hút thuốc lá. Thuốc lá làm giảm lượng nước và oxy cung cấp cho đĩa đệm, khiến đĩa đệm khô và kém dẻo dai hơn. Ngoài ra, hút thuốc thường xuyên còn gây mất mật độ xương, khiến cho bệnh nhân tăng nguy cơ gãy xương tự phát.
- Làm việc nặng nhọc. Những người làm công việc đòi hỏi thể chất có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn do hàng ngày phải lặp đi lặp lại các động tác gây áp lực lớn lên đĩa đệm chẳng hạn như nâng, kéo, đẩy vật nặng.
- Béo phì. Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng áp lực cho các đĩa đệm, đặc biệt là những đĩa đệm ở vùng thắt lưng.
- Sai tư thế trong thời gian dài. Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi gây áp lực cho đĩa đệm đều là tác nhân làm tăng nguy cơ thoát vị, đặc biệt là thói quen ngồi cong lưng, xách mang lệch một bên người và gối đầu quá cao.
Thoát vị do chấn thương
Thoát vị đĩa đệm cũng có thể là hậu quả của một chấn thương. Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm do một tai nạn xe hơi, do nâng vật nặng không đúng cách hoặc vặn người quá mức. Những chuyển động hoặc áp lực đột ngột quá lớn lên đĩa đệm sẽ khiến nó di chuyển khỏi vị trí bình thường và gây ra thoát vị.
Các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm
Mỗi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lại có các triệu chứng khác nhau, chúng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm thoát vị và vật liệu thoát vị có đè nén lên dây thần kinh hay không.
Dưới đây là một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp:
– Đau cánh tay hoặc chân: nếu đĩa đệm thoát vị nằm ở vị trí thắt lưng, bạn thường cảm thấy đau nhất ở mông, đùi và bắp chân, đôi khi, cũng có thể đau ở một phần bàn chân. Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bệnh nhân thường bị đau ở vai và cánh tay, cơn đau cũng có thể lan tỏa sang chân khi ho, hắt hơi hoặc thực hiện một số động tác nhất định. Triệu chứng đau thường được mô tả là đau buốt, hoặc bỏng rát như có điện chạy qua.
– Cảm giác tê hoặc ngứa ran: những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở một phần cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Yếu cơ: cơ bắp được điều khiển bởi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ có xu hướng yếu đi. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ vật nặng của bệnh nhân.
Như vậy, với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể suy đoán ra vị trí đĩa đệm thoát vị tương ứng với rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Một số trường hợp, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, đó có thể là do bạn đang ở giai đoạn nhẹ nhất của thoát vị đĩa đệm – khi mà các dây thần kinh chưa bị chèn ép.
☛ Chi tiết tại: Các triệu chứng nên cảnh giác ở người thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Trường hợp bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn 1 và 2 thì khả năng cao là họ có thể kiểm soát được các triệu chứng thoát vị bằng điều trị nội khoa tích cực. Càng phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng thành công ở đây không phải là đĩa đệm của bạn sẽ khỏe mạnh như ban đầu, vì đĩa đệm một khi đã thoát vị thì nó chỉ tiến triển một chiều, nghĩa là hoặc giữ nguyên tại chỗ hoặc càng ngày càng thoát vị nặng hơn. Ngay cả khi được can thiệp phẫu thuật để lấy khối thoát vị ra ngoài thì đĩa đệm cũng không thể khôi phục toàn vẹn chức năng như ban đầu. Do đó, mục tiêu việc điều trị thoát vị đĩa đệm là ngăn không để bệnh tiến triển nặng và kiểm soát các triệu chứng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Khi phát hiện muộn, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3 và 4 thì không những việc điều trị sẽ trở nên khó khăn mà khi ấy bệnh nhân còn tăng nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Hội chứng yên ngựa
Các dây thần kinh ở cuối tủy sống (gần ngay trên thắt lưng) được gọi là Cauda Equina. Những dây thần kinh này chịu trách nhiệm chi phối cảm giác ở khu vực tiếp xúc với yên xe bao gồm đáy chậu, mông, hậu môn, bẹn và đùi trên. Khi các dây thần kinh Cauda Equina bị chèn ép, chúng có thể ngừng hoạt động, dẫn đến tình trạng mất cảm giác vật lý ở phần dưới cơ thể với các biểu hiện như: mất cảm giác giữa hai chân, tê ở hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, không cảm nhận được giấy vệ sinh khi lau, cảm giác ngứa ran ở khu vực yên xe.
Hội chứng yên ngựa equina Cauda là một trường hợp cấp cứu y tế, vì vậy nếu bệnh nhân thoát vị nhận thấy mình có các triệu chứng mô tả phía trên thì bạn cần được chuyển gấp đến bệnh viện để chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Phẫu thuật phải được thực hiện nhanh chóng để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn, tốt nhất là phẫu thuật trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Rối loạn chức năng bàng quang
Đây cũng là một hệ quả khác của hội chứng equina Cauda, bệnh nhân sẽ có biểu hiện tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu ngay cả khi bàng quang đầy. Do đó, nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm mà có các biểu hiện tiểu tiện bất thường thì tuyệt đối không nên chủ quan, vì nếu đây là biến chứng do hội chứng yên ngựa thì nó vô cùng nguy hiểm, cần được xử trí kịp thời.
Suy ngược và mất chức năng cơ
Thoát vị đĩa đệm thường gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động của bệnh nhân, do đó, người bệnh sẽ có xu hướng hạn chế di chuyển, vận động để đỡ bị đau. Tuy nhiên, nếu thói quen này kéo dài lâu ngày, cơ bắp được không sử dụng sẽ dần mất đi chức năng của nó, dẫn đến tình trạng yếu cơ, nhược cơ nghiêm trọng.
Liệt vĩnh viễn
Khối thoát vị lớn chui vào trong ống sống có thể gây liệt mềm đột ngột hai chi dưới, khiến bệnh nhân hoàn toàn không thể di chuyển. Việc chèn ép vào tủy sống còn có thể gây ra các triệu chứng khác như giảm phản xạ trong giai đoạn cấp, sau đó lại tăng phản xạ, mất trương lực cơ tròn (gây rối loạn chức năng ruột và bàng quang). Trường hợp chèn ép tủy sống cấp tính này nếu không được phẫu thuật kịp thời để giải chèn ép, bệnh nhân có thể đối diện với nguy cơ liệt vĩnh viễn.
☛ Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Có nguy hiểm không?
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?
Với các trường hợp thoát vị nhẹ và vừa chưa có biến chứng, điều trị bảo tồn là bước đầu tiên để phục hồi, nó bao gồm biện pháp thay đổi lối sống, thuốc và vật lý trị liệu để kiểm soát các triệu chứng. Khoảng 80% số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa sẽ cải thiện được tình trạng của mình trong khoảng 6 tuần và trở lại hoạt động bình thường. Nếu bạn không đáp ứng với điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Đôi khi, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định ngay trong một số trường hợp cấp cứu.
Thay đổi lối sống
Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:
- Dinh dưỡng lành mạnh: dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm một cách bền vững. Hãy chú ý bổ sung cho cơ thể đủ lượng canxi và protein cần thiết để duy trì mật độ xương và tăng cường các sợi collagen cho đĩa đệm, đồng thời, luôn uống đủ nước để tránh tình trạng đĩa đệm bị khô và trở nên kém đàn hồi.
- Vận động điều độ: lười vận động có thể dẫn đến cứng khớp, yếu cơ và làm phức tạp quá trình hồi phục của bạn. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ ngắn để tăng cường sức mạnh các cơ ở thân hỗ trợ cột sống. Lưu ý: cố gắng tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị, chẳng hạn như các động tác nhảy.
- Bỏ thuốc lá: không sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào, kể cả thuốc lá điện tử.
- Giảm cân: nếu bạn đang thừa cân, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thoát vị, do đó, hãy cố gắng kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn và tập luyện khoa học để giảm áp lực cho các đĩa đệm.
- Chú ý giữ tư thế đúng: luôn giữ lưng thẳng trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ngồi trong thời gian dài. Bên cạnh đó khi nâng vật nặng, hãy dồn trọng tâm đúng cách, đừng để lưng phải chịu quá nhiều áp lực.
☛ Xem thêm: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì – kiêng gì?
Thuốc
Trong trường hợp đau trở nên dữ dội hơn, hoặc bệnh nhân xuất hiện cả tình trạng co thắt cơ, viêm dây thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng này.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc Nsaids (ibuprofen, naproxen, sodium). Các thuốc này đều có tác dụng ngoại ý trên gan, thận khi sử dụng lâu dài.
- Thuốc tiêm cortisone: được chỉ định khi triệu chứng đau, viêm không cải thiện với thuốc uống. Đây là một loại corticosteroid được tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống.
- Thuốc giãn cơ: được kê đơn trong trường hợp bệnh nhân bị co thắt cơ.
- Thuốc giảm đau Opioid: nếu các thuốc giảm đau khác không giúp bạn kiểm soát cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng ngắn hạn opioid, chẳng hạn như codeine hoặc kết hợp oxycodone-acetaminophen. Do có tác dụng phụ là an thần, gây nghiện nên việc kê đơn opioid phải được cân nhắc rất thận trọng.
☛ Chi tiết: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Trong một số trường hợp nếu thuốc và biện pháp hành vi là chưa đủ để kiểm soát triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm liệu pháp vật lý trị liệu. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập được thiết kế để giảm thiểu cơn đau do thoát vị và tăng cường sức mạnh cơ lưng dưới, cơ chân và cơ bụng.
Phẫu thuật
Trong chỉ định mổ, có 2 trường hợp khác nhau:
- Thứ nhất, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu khi có đau dữ dội mà không có thuốc nào giúp bệnh nhân giảm đau. Chỉ định mổ cấp cứu thứ hai là khi bệnh nhân mắc hội chứng yên ngựa hoặc bị liệt đột ngột. Trường hợp này, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay, nếu trì hoãn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trường hợp còn lại, bệnh nhân được chỉ định mổ khi đã điều trị nội khoa 6-8 tuần nhưng thất bại.
Hiện nay, có hai phương pháp mổ chính là mổ hở và mổ nội soi, mục tiêu chung của hai phương pháp này đều là lấy vật liệu thoát vị và giải chèn ép rễ thần kinh cho bệnh nhân. Việc chỉ định phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ thoát vị, khả năng hồi phục hậu phẫu và xem xét cả nguyện vọng của bệnh nhân.
☛ Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: khi nào tôi cần phẫu thuật?
Khương Thảo Đan – giải pháp vàng hỗ trợ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Thông thường, thoát vị đĩa đệm đến sau một quá trình thoái hóa, vậy nên khi quá trình thoái hóa chậm lại thì bệnh nhân sẽ tăng khả năng kiểm soát được tình trạng thoát vị. Để kìm hãm quá trình thoái hóa cột sống, bên cạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Khương Thảo Đan được kết hợp giữa bài thuốc cổ phương Độc hoạt Ký sinh thang cùng với tinh hoa của y học hiện đại – hoạt chất KGA1 (chiết xuất từ địa liền) và Collagen type 2 không biến tính, trong đó:
- KGA1. Có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt đối với các bệnh xương khớp – trong đó có thoát vị đĩa đệm.
- Collagen type 2 không biến tính. Giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe đĩa đệm (collagen là một thành phần của cả bao xơ và nhân nhầy).
- Bài thuốc Độc hoạt Ký sinh thang. Nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp.
Các thành phần này được ví như kiềng ba chân, hiệp đồng với nhau để hỗ trợ mang lại hiệu quả trọn vẹn cho bệnh bệnh nhân.
Ngoài ra, các thành phần của Khương Thảo Đan có nguồn gốc chủ yếu từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất lành tính khi sử dụng, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho tiêu hóa hoặc gan, thận khi dùng lâu dài.
Hiện công ty còn đang có chương trình “Tích đủ 6 điểm” sẽ được tặng ngay một hộp Khương Thảo Đan 30 viên. Với chương trình này, khách hàng sẽ nhận được lợi ích tuyệt vời từ sản phẩm với chi phí bỏ ra vô cùng phải chăng. Hãy kiên trì sử dụng Khương Thảo Đan trong vòng 2-3 tháng để hỗ trợ phục hồi đĩa đệm tốt nhất!
Kết luận: Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải xác định rõ tinh thần chung sống với bệnh lý này cả đời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà căng thẳng, chỉ cần tuân thủ điều trị nội khoa tích cực và thực hiện phẫu thuật khi cần thiết, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống!
Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được giải đáp thêm.
Tài liệu tham khảo
https://suckhoedoisong.vn/thoat-vi-dia-dem-dieu-tri-co-kho-16956083.htm
http://benhvien115.com.vn/tu-van-bac-si/ttut-ths-bs-ck2-chu-tan-si-tu-vanthoat-vi-dia-dem-khi-nao-can-mo-/201908160936910
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/diagnosis-treatment/drc-20354101