Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, nó không chỉ khiến người bệnh cảm thấy phiền toái khi vận động mà còn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và công việc hàng ngày của họ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân lo lắng và thắc mắc rằng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm hay không và có chữa được không? Để giải đáp toàn bộ thắc mắc, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Có thể kết luận rằng, bệnh thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng thêm, kéo theo các tổn thương ở nhiều hệ thống và cơ quan khác, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển như thế nào và nó gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân? Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp tiến triển từ từ. Ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của bệnh có thể tự biến mất nhờ lợi ích của việc tập thể dục hoặc nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh nhưng không thể giải quyết được vấn đề đĩa đệm bị thoát vị. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với các cơn đau tái phát bất cứ lúc nào.
Bởi những biểu hiện thoáng qua và không rõ ràng, có thể tự khỏi như đã nêu bên trên, người bệnh thường chủ quan và xem thường bệnh lý này. Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các triệu chứng đau sẽ tăng dần lên và có thể gây ra những biến chứng sau:
Đau rễ thần kinh
Tình trạng này xuất hiện khi đĩa đệm tổn thương quá nặng và chèn ép lên các dây thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi hay ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh.
Rối loạn cảm giác
Biến chứng này thường xuất hiện ở vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Các biểu hiện điển hình của rối loạn cảm giác đó là: mất cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
Teo cơ
Khi bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng đau dọc dây thần kinh gây khó khăn trong vận động. Nếu không có sự can thiệp của y tế, theo thời gian các cơ này dần yếu đi và teo lại. Bên cạnh đó, các đĩa đệm còn gây chèn ép các dây thần kinh, không cho máu lưu thông đến các cơ khiến cho chúng không nhận được chất chất dinh dưỡng và bị teo lại.
Rối loạn vận động
Người bệnh có thể bị liệt cả hai chân, không thể đi lại do dây thần kinh bị chèn ép trong một thời gian dài. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm.
Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng. Các dây thần kinh này bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến cơ tròn bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đại tiểu tiện. Cụ thể, người bệnh có thể gặp có khăn trong việc nhịn tiểu hoặc người bệnh không cảm thấy buồn tiểu dù bàng quang đã đầy. Một biểu hiện khác cũng thường gặp đó là hiện tượng tiểu thụ động. Nước tiểu chảy và dừng không theo kiểm soát của bệnh nhân do rối loạn cơ tròn ngoại vi khiến không giữ được nước tiểu.
Hội chứng chùm đuôi ngựa
Bó rễ thần kinh nằm cuối tủy sống ở cột sống thắt lưng cùng được gọi là chùm đuôi ngựa. Nó có chức năng gửi, nhận tín hiệu đến và đi từ chân, bàn chân và các cơ quan vùng chậu. Khi thoát vị địa đệm gây chèn ép và tổn thương bó rễ thần kinh này, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân và đến tận bàn chân, kèm theo cảm giác tê, mất cảm giác cục bộ đặc biệt là vùng xương chậu.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Xét về cơ chế sinh học, một đĩa đệm đã bị thoát vị thì chúng không thể trở lại như ban đầu được nữa. Bởi vậy, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, ngay cả việc thực hiện phẫu thuật thay thế cột sống hay đĩa đệm khác thì bệnh vẫn có thể tái phát. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đều nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Kiểm soát được các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Tăng cường phục hồi vùng đĩa đệm bị tổn thương.
- Phòng ngừa bệnh tiến triển xấu đi.
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, bạn cũng không cần quá lo lắng về bệnh lý này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với phương pháp điều trị thích hợp, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giảm đau và cải thiện khả năng vận động trong vòng 6-8 tuần. Vì vậy, khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm, điều quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân, kiên trì điều trị và luôn giữ một tinh thần lạc quan để có thể kiểm soát tốt triệu chứng và lấy lại khả năng vận động một cách tối ưu nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp nói chung và đĩa đệm nói riêng là một trong những cách đơn giản mà hữu hiệu bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Một số nhóm chất thiết yếu mà bạn cần lưu ý bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày bao gồm:
– Canxi: Canxi là một chất không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể đặc biệt là hệ xương khớp. Hoạt chất này giúp phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương, từ đó các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm được cải thiện rõ rệt. Những thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Một số động vật có vỏ: tôm, ngao, sò, ốc,…
- Một số loại rau có màu xanh đậm: rau cải xoăn, bông cải xanh,…
– Protein: Protein là thành phần chính tạo nên cấu trúc xương khớp, nó giúp cho xương chắc khỏe và vận động linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, protein góp phần hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức mạnh ở nhóm cơ lưng. Các thực phẩm giàu protein bao gồm:
- Các loại cá: cá ngừ, cá hồi, cá trích,…
- Một số loại hạt: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu nành,…
– Acid béo omega-3: Acid béo omega-3 có khả năng hình thành collagen giúp hỗ trợ ngăn chặn những tổn hại mà thoát vị đĩa đệm gây ra. Hơn nữa, hoạt chất này đem lại hiệu quả trong việc chống viêm, giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa. Những thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 bao gồm:
- Các loại cá: cá ngừ, cá hồi, cá trích,…
- Các loại hạt và rau: hạt óc chó, bí ngô, súp lơ trắng,…
– Magie: Magie là khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ duy trì mật độ xương, thư giãn và giảm căng thẳng cho vùng cột sống. Magie được tìm thấy ở một số thực phẩm như:
- Các loại rau xanh: cải bó xôi, cải chân vịt, cải xoăn,…
- Các loại đậu: đậu que, đậu đen, đậu đỏ,…
- Một số loại quả: quả bơ, quả chuối,…
☛ Đọc thêm: Những thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm!
Tập thể dục
Tập thể dục không những giúp nâng cao sức khỏe, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng mà nó còn cực kỳ tốt cho hệ xương khớp. Thật vậy, việc thực hiện các bài tập giúp kéo dãn và thư giãn các cơ, từ đó giúp giảm căng thẳng cho vùng cột sống. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp người bệnh tăng cường sức mạnh cơ lưng, vận động dẻo dai và linh hoạt hơn, từ đó tránh được những chấn thương nguy hiểm có thể gặp phải.
Một số bài tập thể dục mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện bao gồm:
- Bài tập cho triệu chứng đau cổ: bài tập căng cổ sang bên, bài tập thu cằm, bài tập ngửa cổ,…
- Bài tập gân kheo: sử dụng ghế ngồi để căng cơ gân kheo, sử dụng khăn để căng cơ gân kheo,…
- Bài tập cho triệu chứng đau thắt lưng: căng cơ gập lưng, duỗi thẳng đầu gối đến ngực, căng cơ Piriformis,…
☛ Xem thêm: Tổng hợp các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả
Sử dụng bài thuốc dân gian
Đối với thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, sử dụng bài thuốc dân gian giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh và tương đối an toàn. Hơn nữa, các nguyên liệu để pha chế thuốc nam có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và rất dễ kiếm. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo bao gồm:
☛ Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt
Lá lốt là thảo dược có chứa hoạt chất flavonoid và alcaloid có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: 500g lá lốt đã rửa sạch.
Cách thực hiện:
- Đem phơi khô lá lốt, bỏ vào bình thủy tinh bảo quản để dùng dần.
- Lấy khoảng 10 lá lốt đã phơi khô cho vào nồi cùng với 2 chén nước.
- Đun sôi đến khi còn 1 nửa lượng nước so với ban đầu thì tắt bếp.
- Đổ nước ra cốc và để nguội.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc sau bữa ăn tối, uống đều đặn trong khoảng 2 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
☛ Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu
Theo y học hiện đại, ngải cứu có chứa họạt chất kháng khuẩn và este tự nhiên có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, nhờ đó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi đã rửa sạch, 2 thìa muối trắng.
Cách thực hiện:
- Cho ngải cứu vào chảo nóng, rang đều cùng với muối đã chuẩn bị.
- Đổ hỗn hợp vừa rang ra một miếng vải sạch.
- Đắp lên vùng đĩa đệm thoát vị khoảng 20 phút.
- Duy trì đắp đều đặn trong vòng một tháng để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.
☛ Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước
Cỏ xước hay còn được biết đến với tên gọi khác là Ngưu tất có tác dụng giảm đau, sưng, viêm rất hiệu quả. Đồng thời, saponin có trong cỏ xước còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe của hệ xương khớp.
Nguyên liệu: 20g cỏ xước, 16g tang ký sinh, 8g quế chi, 6g cam thảo, 12g độc hoạt.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, đổ thêm 1-1,5 lít nước.
- Đun trên lửa nhỏ đến khi còn lại một nửa lượng nước so với ban đầu thì tắt bếp.
- Để nguội, chia lượng thuốc ra làm 3 phần và uống trong ngày.
- Sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 2 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
☛ Đọc thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y có hiệu quả không?
Dùng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là một cách điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến. Phương pháp này giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được các cơn đau nhức, tê bì và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Thuốc giảm đau Paracetamol: Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định dùng Paracetamol đối với cơn đau ở mức độ nhẹ bởi hoạt chất này chỉ có tác dụng giảm đau mà không chống viêm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc này trong thời gian ngắn bởi nó gây độc tính trên gan. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn tuyệt đối không được uống rượu bia bởi các chất kích thích này làm tăng chuyển hóa thuốc qua gan và có thể gây hoại tử gan.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ thông qua cơ chế ức chế chất trung gian hóa học Prostaglandin gây viêm, từ đó triệu chứng viêm ở các mô mềm quanh cột sống được thuyên giảm đáng kể. Khi sử dụng nhóm thuốc này, tác dụng phụ bạn có thể gặp phải đó là: loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
– Thuốc giãn cơ: Một số thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến hiện nay như: Tolperisone, Eperisone có tác dụng làm giảm phản xạ tủy, giãn cơ vân và giảm trương lực cơ, nhờ đó các triệu chứng co cứng khớp do thoát vị đĩa đệm được đẩy lùi.
– Tiêm steroid ngoài màng cứng: Nếu sử dụng các thuốc kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc steroid vào không gian xung quanh dây thần kinh cột sống. Liệu pháp này gọi là tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm. Steroid có tác dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Bởi vậy mà người bệnh cảm thấy thoải mái hơn ngay từ mũi tiêm đầu tiên. Phương pháp này được thực hiện thông qua sự hướng dẫn của X-quang hoặc chụp CT để xác định vị trí chính xác khi tiêm thuốc.
☛ Chi tiết: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và phục hồi chức năng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Để thực hiện các bài tập này, bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa các rủi ro xảy đến.
Một lộ trình vật lý trị liệu của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường bao gồm:
- Các bài tập kéo căng để giữ cho các cơ linh hoạt.
- Chườm nóng và chườm lạnh.
- Massage và xoa bóp vùng cột sống bị tổn thương.
- Kích thích điện cơ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi thoát vị đĩa đệm đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, hội chứng đuôi ngựa,… Đồng thời, phẫu thuật là phương án cuối cùng đối với những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp điều trị ở trên.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm:
- Mổ hở: Mổ hở là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đoạn khoảng 4-6 cm trên da, sau đó thực hiện loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị để giải chèn ép rễ thần kinh. Mổ hở có thể giúp loại bỏ hoàn toàn các tổn thương liên quan đến đĩa đệm. Tuy nhiên, thời gian bệnh nhân hồi phục sau mổ sẽ lâu hơn phương pháp mổ nội soi.
- Mổ nội soi: Mục đích của mổ nội soi cũng là loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị để giải chèn ép rễ thần kinh. Với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần rạch một vết nhỏ đủ để luồn các dụng cụ phẫu thuật. Bởi vậy, thời gian hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân sẽ nhanh hơn.
Phẫu thuật giúp bệnh nhân thuyên giảm được các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, đồng thời cũng cải thiện được khả năng vận động của cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nhiễm trùng vết mổ, tổn thương dây thần kinh,… Vì vậy, đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định cuối cùng.
Khương Thảo Đan – sản phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp kể trên, để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm một cách tốt nhất mà không để lại bất kỳ tác dụng phù nào, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền nhờ áp dụng bài thuốc trị xương khớp từ lâu đời Độc Hoạt Ký Sinh Thang có tác dụng thiết lập lại trạng thái cân bằng của can thận, thông kinh hoạt lạc, từ đó giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức một cách rõ rệt và phục hồi khả năng vận động của xương khớp.
Đặc biệt hơn, Khương Thảo Đan còn chứa hai thành phần nổi bật đó là hoạt chất KGA1 và Collagen type II không biến tính. Cụ thể như sau:
– KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm với hiệu quả cao hơn chất đối chứng là Indomethacin. Đặc biệt, KGA1 không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như một số thuốc Tây được sử dụng phổ biến trên thị trường là paracetamol hay NSAIDs,… Hoạt chất KGA1 được nghiên cứu trong vòng 6 năm theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam).
– Collagen type II không biến tính: Hoạt chất này có tác dụng tái tạo sụn khớp và hạn chế sự xâm lấn có hại lên các mô sụn, nhờ đó làm giảm áp lực của cột sống lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. So với các sản phẩm trên thị trường hiện nay như Glucosamin và Chondroitin, Collagen type II không biến tính đem lại hiệu quả cao gấp hai lần.
Khương Thảo Đan có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm trên thị trường nhờ đáp ứng được bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Bên cạnh đó, sản phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, rất lành tính và đặc biệt không gây hại trên đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân tiền sử bệnh dạ dày có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Bạn hãy sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan ngay hôm nay để có một sức khỏe xương khớp trọn vẹn.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận
Thoát vị đĩa đệm là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc thoát vị đĩa đệm vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng xảy ra nhờ các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng đó là chúng ta cần phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm cũng như kiên trì với quá trình điều trị. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp bạn có một liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như muốn biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1156 (miễn cước).
Tài liệu tham khảo:
- https://www.advancedspineandpain.com/blog/will-a-herniated-disc-heal-on-its-own
- https://benhvienthienduc.vn/thoat-vi-dia-dem-co-dieu-tri-duoc-dut-diem-khong.html