Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?

Bị thoái hóa cột sống uống thuốc gì để giảm đau và ngăn chặn bệnh tiến triển, tái phát là điều khiến người bệnh luôn lo lắng, trăn trở. Thấu hiểu được tâm lí này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp người đọc có câu trả lời chính xác và chi tiết nhất choc âu hỏi này như biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả, an toàn.

1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Nếu hình dung cơ thể chúng ta như một ngôi nhà thì cột sống chính là hệ thống bê tông cốt thép bên trong bởi chúng giữ vai trò năng đỡ toàn bộ cơ thể. Chức năng chính của cột sống là:

  • Nâng đỡ cơ thể
  • Bảo vệ tủy
  • Nâng đỡ cho đầu và thân chuyển động thoái mái, linh hoạt.

Cột sống được cấu tạo bởi 24 đốt xương, giữa các đốt xương có đĩa đệm để giúp cột sống chuyển động dễ dàng. Bao quanh đĩa đệm có lớp bao xơ vòng sợi, bên ngoài bao bọc bởi dây chằng và khớp. Tất cả đều góp phần cho quá trình vận động được linh hoạt, dẻo dai hơn.

Thoái hóa cột sống là tình trạng có liên quan đến quá trình lão hóa. Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái ở các đĩa đệm và gai cột sống gây nên các cơn đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Cột sống thường bắt đầu thoái hóa sau tuổi 35, khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.

2. Các loại thoái hóa cột sống thường gặp

Cột sống của chúng ta là một hệ thống, bắt đầu từ vùng cổ và kết thức ở xương cụt, bao gồm:

  • 7 đốt sống cổ
  • 12 đốt sống ngực
  • 5 đôt sống lưng
  • 4 đốt sống xương cụt

Tình trạng thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên đốt sống cổ, lưng và ngực là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất bởi đây là những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng.

Thoái hóa cột sống cổ: Là tình trạng suy thoái ở khớp, các đốt sống cổ do quá trình lão hóa hoặc do chấn thương. Vị trí thường bị thoái hóa là C5,6,7 do đây là những vị trí đốt sống phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động, vận động sinh hoạt hằng ngày.

Thoái hóa đốt sống lưng: Trong các bệnh lý về thoái hóa cột sống tình trạng thoái hóa xảy ra ở cột sống lưng chiếm 80%. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng các tế bào sụn ở cột sống lưng bị bào mòn theo thời gian. Đồng thời khả năng tái tạo sụn khớp giảm dần hoặc mất hẳn khiến chất lượng sụn giảm, tính đàn hồi và chịu lực kém hơn gây ra các cơn đau, khó chịu vùng lưng cho người mắc. Vị trí thường bị thoái hóa là L4-L5 và L5-S1

Thoái hóa đốt sống ngực: Thường rất ít gặp, tuy nhiên nếu gặp phải thì mức độ biến chứng và ảnh hưởng của chúng rất nghiêm trọng.

Tùy thuộc vào từng vị trí cột sống bị thoái hóa mà có những triệu chứng bệnh khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng của bệnh, người đọc có thể đọc chi tiết tại bài: Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống theo từng vị trí

3. Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Hiện nay không có biện pháp cũng như thuốc điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống. Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh là nhằm cải thiện các cơn đau, nhức mỏi, cứng cổ, phục hồi chức năng vận động của cổ – vai- gáy là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Nói về tác dụng làm giảm đau, hầu hết người bệnh sẽ tìm đến thuốc Tây bởi vì chúng có tác dụng giảm đau rất tốt.

Hiện tại không có biện pháp cũng như thuốc điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể không phù hợp với một số đối tượng bệnh. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa có sự đồng ý của bác sỹ chuyên khoa

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là loại thuốc xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của bệnh nhân mỗi khi cơn đau ập đến. Thuốc giảm đau có tác dụng cải thiện hoạt đồng ucar não bộ giúp ngăn ngừa các cơn đai liên quan đến thoái khớp, thái hóa cột sống. Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến bao gồm:

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc được sử dụng để giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình

Paraceamol là thuốc giảm đau có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình và thời gian tác dụng ngắn. Thuốc được sử dụng để cải thiện cơn đau do hầu hết các bệnh xương khớp gây ra như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng thuốc qua liều có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, nó sẽ không còn tác dụng đến vùng xương khớp bị tổn thương như ban đầu nữa

➤Acetaminophen

Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả đối với các cơn đau cấp tính hoặc xuất hiện đột ngột.

Tuy nhiên, không giống các loại thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen không có tác dụng chống viêm. Vì vậy đối với bệnh nhân viêm xương khớp, thuốc không có tác dụng giảm sưng và viêm.

➤Thuốc chống viêm không steroid

NSAID được sử dụng trong trường hợp tình trạng đau không thuyên giảm khi dùng Paracetamol

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng khi Paraceamol không đem lại hiệu quả.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chia thành 2 nhóm nhỏ:

  • Thuốc ức chế COX 1 và 2: Nhóm thuốc này bao gồm Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,… có khả năng ức chế COX 1 và 2 (enzyme cyclooxygenase 1 và 2) nên có thể gây ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Do đó, tránh sử dụng thuốc cho người bị trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Nhóm thuốc này (Arcoxia, Celecoxib) ức chế chọn lọc COX-2 nằm ở vị trí gây viêm nên ít gây tác hại lên cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có nguy cơ cao đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.

Sử dụng NSAID thường xuyên với liều lượng thích hợp có thể hỗ trợ chống viêm và điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Đối với các đợt tái phát gây đau cấp hoặc mãn tính NSAID thường chỉ các tác dụng cho các cơn đau nhẹ hoặc trong giai đoạn đầu. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kết hợp NSAID và acetaminophen để giải quyết cả cơn đau và viêm cơ bản.

Steroid đường uống

Steroid đường uống là thuốc giảm đau theo toa không gây nghiện. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc cổ nghiêm trọng hoặc khi NSAID và acetaminophen không mang lại hiệu quả điều trị.

Các loại Steroid đường uống phổ biến bao gồm methylprednisolone và prednisone thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn. Sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng steroid đường uống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Tăng cân
  • Lo lắng
  • Ảnh hưởng đến thị lực
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Yếu cơ bắp
  • Huyết áp cao
  • Đục thủy tinh thể
  • Kích thích dạ dày, tăng nguy cơ đau dạ dày
  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Khó ngủ
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Trong một số trường hợp cần sử dụng steroid đường uống lâu dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc giảm đau Opioids

Thuốc giảm đau Opioids được chỉ định cho các trường hợp đau đớn nghiêm trọng

Thuốc giảm đau Opioids là thuốc giảm đau mạnh, có thể gây nghiện thường được sử dụng như thuốc chữa thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm gián đoạn hoặc suy yếu tín hiệu đau đến não. Do đó, thuốc này được chỉ định cho các trường hợp đau nghiêm trọng, đau nhiều, đau mãn tính.

Các loại Opioids phổ biến thường được chỉ định điều trị thoái hóa cột sống bao gồm:

  • Fentanyl có sẵn dưới dạng xịt, viên nén, viêm ngậm hoặc miếng dạng. Thuốc có tác dụng giảm đau cực mạnh và thường không tương tác với các loại thuốc khác.
  • Hydrocodone thường được chỉ định kết hợp với acetaminophen để giảm đau ở mức độ trung bình và vừa phải.
  • Meperidine được chỉ định cho trường hợp đau trung bình đến nặng.
  • Morphine thường được chỉ định để điều trị các cơn đau nghiêm trọng. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên nén, hỗn dịch uống và các dạng tiêm tĩnh mạch.

Thuốc chống chỉ định với những người bị suy hô hấp, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 15 tuổi…

Thuốc giảm đau Opioids có nguồn gốc hoặc được tổng hợp từ cây thuốc phiện. Khi sử dụng Opioid, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như khó chịu, hạ áp, sảng khoái, rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, lo lắng, đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn mửa và thay đổi thị lực. Do đó nếu cần sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Để giảm tác dụng phụ của nhóm thuốc này, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp giữa Paracetamol và Opioid có hoạt tính nhẹ để tăng tác dụng giảm đau.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ có thể giảm đau và cải thiện tình trạng co thắt cơ bắp

Thuốc giãn cơ hoạt động như một chất an thần tổng thể và có tác dụng toàn thân. Thuốc cải thiện cảm giác đau, giảm co thắt cơ bắp và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống phổ biến thường bao gồm Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprin và Metaxopol.

Thuốc giãn cơ được cho là có tác dụng tương đối tốt để cải thiện các cơn đau thoái hóa cột sống. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và rối loạn tiềm ẩn như:

  • Gây buồn ngủ, mệt mỏi kéo dài
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Ảnh hưởng đến thị lực
  • Bí tiểu

Một số tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau, kháng viêm mà tác dụng chính là giúp tái tạo, phục hồi mô sụn bị hư tổn, cải thiện mật độ xương, ổn định lượng dịch nhờn trong khớp và ức chế các enzyme gây hủy hoại mô sụn.

Các loại thuốc ngừa thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Glucosamine: Glucosamine có khả năng cải thiện độ đàn hồi của mô sụn, ức chế các enzyme gây thoái hóa, phòng ngừa loãng xương và làm chậm quá trình hư hại mô sụn. Glucosamine tương đối an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Chondroitin: Chondroitin có tác dụng tương tự Glucosamine. Được sử dụng phối hợp để tăng tác dụng phục hồi mô sụn, cải thiện độ đàn hồi của đĩa đệm, tăng mật độ xương và ức chế quá trình thoái hóa.
  • Diacerein: Diacerein có tác dụng ức chế hoạt động sản xuất interleukin-1 (chất tiền viêm có trong mô sụn và màng hoạt dịch), đồng thời ức chế quá trình di chuyển của đại thực bào nhằm giảm tình trạng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa. Tương tự 2 loại thuốc trên, Diacerein có tác dụng chậm nên cần phải sử dụng liên tục trong 3 – 6 tháng.

Tất cả các loại thuốc chống thoái hóa thường có tác dụng chậm, cần sử dụng nhiều năm để đặt hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngoài ra, thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị đối với một số dạng thoái hóa khớp.

Thuốc uống Đông Y

Theo Đông y, bệnh thoái hóa cột sống là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào cơ thể làm cho khí huyết tích tụ, bí tắc,…

Dần dần khiến cho kinh lạc ứ trệ làm gián đoạn quá trình nuôi dưỡng cột sống dẫn đến các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến vận động. Nếu không điều trị kịp thời sẽ hình thành bệnh.

Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện các triệu chứng tê bì, đau nhức, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động. Tùy vào các biểu hiện lâm sàng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn những bài thuốc phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y phổ biến được sử dụng để chữa thoái hóa cột sống mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một bài thuốc Đông Y kinh điển chữa thoái hóa cột sống được công bố và sử dụng rộng rãi đó là bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang

Nguồn gốc bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang 

Độc hoạt ký sinh thang là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng xuất xứ từ Thiên Kim, của tác giả Tôn Tư Mạo đăng trong bộ sách Bị cấp thiên kim yếu phương được giới đông y công nhận và đánh giá cao về kết quả điều trị. Bài thuốc có 15 vị thuốc và liều lượng để phối ngụ như sau:

Tác dụng: Trị đau lưng, mỏi gối, điều trị phong tê thấp, khắp người đau nhức, ê ẩm, chân tay tê mỏi, chữa viêm khớp, thoái hóa khớp, vận động khó khăn, đau nhức xương và các bệnh về xương khớp khác.

Giải thích công dụng của bài thuốc:

  • Độc hoạt, tế tân, tần giao, phòng phong phối hợp với nhau để có đủ sức mạnh khu phong trừ thấp
  • Tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để nâng cao tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, cơ bắp.
  • Nhân sâm, phục linh, cam thảo phối hợp với nhau để bổ đại nguyên khí, tăng cường chính khí, tiêu diệt tà khí.
  • Đương qui, bạch thược, xuyên khung phối hợp với nhau để dưỡng huyết, điều hòa doanh huyết, bổ can thận, ích khí huyết.
  • Nhục quế có tác dụng ôn tán hàn tà, thông lợi huyết mạch, có tác dụng tuyên tý chỉ thống, giảm đau.

Toàn bộ bài thuốc có tác dụng ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc trị đau các khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống của người cao tuổi và người ở độ tuổi trung niên, kể cả nam và nữ.

Về sau, các thế hệ thầy thuốc đông y sẽ dựa qua kinh nghiệm lâm sàng của bản thân gia mà gia giảm thêm một số vị thuốc vào bài độc hoạt tang ký sinh để điều trị cho bệnh nhân đau cơ xương khớp và xem đây là bài thuốc gia truyền..

Lưu ý khi dùng thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Mặc dù các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng vẫn không thể tránh khỏi tác dụng phụ khi người điều chế thuốc không đúng quy trình, hay bảo quản thuốc sai kĩ thuật.

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng các bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa cột sống đem lại hiệu quả chậm và hạn chế hơn so với thuốc Tây. Vì vậy với những cơn đau nặng, phương pháp này có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi. Hơn nữa, điều trị bằng thuốc Đông y chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, chưa phát sinh biến chứng gai cột sống, hẹp lỗ liên hợp,…

Các bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, viêm gan, thận và mắc một số bệnh lý nội khoa khác nên thông báo với thầy thuốc để được gia giảm dược liệu phù hợp.

Trong trường hợp cột sống bị tổn thương nặng, hình thành gai xương, thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, bệnh nhân nên cân nhắc can thiệp ngoại khoa nếu điều trị bảo tồn không mang lại kết quả.

Khương Thảo Đan – Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang (ĐHKST)

Theo PGS.TS Lê Minh Hà – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, khi áp dụng bài thuốc ĐHKST chữa đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp đa số bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt.

Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng minh dựa trên quá trình điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh xương khớp khác nhau. Qua theo dõi quá trình điều trị của hơn 30 bệnh nhân đau thần kinh tọa trong 40 ngày bằng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang( ĐHKST) gia giảm (có thể kết hợp châm cứu), có 15 bệnh nhân khỏe 90%, 10 bệnh nhân khỏe 70%, 5 bệnh nhân khỏe 40 – 50%. Tuy nhiên, “bệnh giảm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kiên trì sử dụng thuốc.”

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm đã nghiên cứu phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II thì cho tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu.

Từ các vị thuốc quý báu đó, Viện Hàn Lâm chuyển giao công nghệ để sản xuất nên viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Ngoài ra, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả.

Với hoạt chất KGA1 từ cây Địa Liền kết hợp cùng bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang và collagen type II sẽ khiến cho tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu. Đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO và đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Tại sao nên dùng Khương Thảo Đan cho các bệnh lý xương khớp?

Muốn ổn định bệnh xương khớp hiệu quả cần đảm bảo đủ 3 yếu tố giúp hỗ trợ GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. Tuy nhiên, các sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường hầu như chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố trên.

Khương Thảo Đan là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín để điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO nhờ kết hợp các dược liệu quý từ:

  • Bài thuốc chữa đau nhức xương cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang
  • Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp bằng cách điều hòa hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.
  • Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả.

Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp một cách hiệu quả nhất, hứa hẹn sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp Việt Nam.

Nguồn:Baovexuongkhop.vn

Bài viết liên quan