Thoái hóa khớp gối là một bệnh khớp phổ biến, có nhiều phương pháp điều trị cho căn bệnh này và một trong số đó là chữa bằng Đông Y. Vậy điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Bệnh thoái hóa khớp gối trong Đông Y
Thoái hóa khớp gối là một bệnh khớp phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người cao tuổi. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thường bị đau mãn tính và hạn chế về thể chất, cũng như có các rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo lắng, bực tức,…), do đó căn bệnh này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở nhiều mức độ khác nhau.
Số người phải sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối dự kiến sẽ tăng lên do tình trạng dân số già và béo phì trên toàn cầu. Chính vì thế, các biện pháp điều trị nhằm giảm đau, tăng cường khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống vẫn đang được nghiên cứu và phát triển từng ngày.
Các phương pháp điều trị hiện tại, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid, tiêm axit hyaluronic và phẫu thuật tạo hình khớp đã được chứng minh là hữu ích nhưng chúng có thể mang lại một số tác dụng phụ nhất định. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân đã tìm tới các phương pháp điều trị từ Đông y.
Đông y hay y học cổ truyền Trung Quốc là một nhánh của y học cổ truyền, có lịch sử phát triển trên 3.500 năm, bao gồm nhiều phương pháp điều trị khác nhau, như: sử dụng thảo dược, châm cứu, cạo gió, xoa bóp, nắn xương, khí công,…
Theo lý luận của Đông y, thoái hóa khớp gối xảy ra là do tạng can hư, khí huyết ngưng trệ và đầu gối bị lạnh ẩm. Các triệu chứng của bệnh được phân biệt thành 3 dạng, gồm:
(1) Thiếu dương khí trệ là tình trạng ứ trệ lạnh do thiếu dương, người bệnh bị đau, cứng, suy giảm chức năng ở khơp gối, nặng hơn khi gặp lạnh và giảm bớt khi được sưởi ấm. Người bệnh thường xuyên cảm thấy lạnh, mệt mỏi, chân tay nặng nề. Lưỡi nhợt nhạt với lớp phủ trắng; mạch sâu và chậm.
(2) Thận khí thiếu hụt là tình trạng thận thiếu hụt tinh chất, người bệnh bị hạn chế vận động, chóng mặt và ù tai. Lưỡi có màu hồng nhạt với một lớp phủ mỏng.
(3) Huyết ứ và ứ trệ bàng quang có các biểu hiện là đau cố định, hạn chế vận động, bệnh nhân có sắc mặt tối sầm, môi tím tái. Lưỡi tím sẫm; mạch sâu.
Tuy nhiên thực tế rất khó phân biệt được nguyên nhân cụ thể gây thoái hóa khớp gối trong Đông y, mà các nguyên nhân này thường kết hợp với nhau, tạo ra nhiều thể lâm sàng.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y hay y học cổ truyền đã được thế giới chấp nhận như một liệu pháp điều trị bổ sung, không chỉ ở các nước châu Á mà còn ở cả phương Tây. Bởi các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, Đông y là một liệu pháp hiệu quả giúp giảm đau và cải thiện các chức năng của khớp gối cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Đặc biệt, châm cứu hay Thái cực quyền đã được đưa vào hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu Xương khớp Quốc tế (OARSI) và được ủng hộ như là một phương pháp điều trị không phẫu thuật cho thoái hóa khớp gối.
Phần dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu một số phương pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Các bài thuốc thảo dược
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc nghiên cứu tác dụng của các bài thuốc thảo dược trong việc điều trị thoái hóa khớp gối. Theo các nghiên cứu này, nhiều loại thảo dược có thể trì hoãn sự tiến triển của thoái hóa, thúc đẩy quá trình sửa chữa sụn, bảo vệ sụn, cải thiện các rối loạn khớp gối và ngăn chặn các phản ứng viêm.
Các loại thảo dược này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, các bài thuốc kết hợp thường được ưa chuộng hơn bởi chúng giúp phát huy hiệu quả chữa bệnh một cách tối đa và giảm thiểu độc tính hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.
Có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc được lưu truyền trong dân gian cũng như trong sách Đông y có tác dụng chữa thoái hóa, đau nhức, mỏi gối. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y tiêu biểu.
☛ Bài thuốc từ Lá lốt.
Bài 1: Lấy lá lốt khô 5-10 gam hoặc lá tươi 15-30 gam, đem sắc với 400ml. Đun tới khi còn 200ml thì dừng, để nguội, chia thành 2-3 lần, uống trong ngày. Uống đủ liệu trình 7-10 ngày và nên uống sau ăn.
Bài 2: Chuẩn bị các vị tươi gồm lá lốt, rễ vòi voi, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung. Đem thái lát, sao vàng rồi lấy mỗi vị 15g, sắc cùng 600ml nước. Đun tới khi còn 200ml thì dừng, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày (uống sau ăn). Uống liệu trình 7-10 ngày liên tục.
Bài 3: Lấy cây lá lốt, bỏ rễ, đem rửa sạch, để ráo rồi băm nhỏ. Đem ngâm lá lốt với 1 lít rượu trắng trong khoảng 1 tháng là có thể dùng. Hằng ngày, lấy rượu này đem xoa bóp nhẹ nhàng lên khớp gối (không xoa lên vùng có vết thương hở), mỗi ngày 2-3 lần. Dùng thường xuyên sẽ cải thiện triệu chứng đau nhức.
Ngoài ra các món ăn từ lá lốt cũng có hiệu quả giảm đau nhức do bệnh thoái hóa khớp, như chả lá lốt, trứng rán lá lốt, bò nướng lá lốt, ếch xào lá lốt,…
Xem thêm: Lá lốt chữa đau xương khớp hiệu quả
☛ Bài thuốc từ Địa liền.
Bài 1: Địa liền thu hái, rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng 4-5 tiếng. Sau đó cho vào bình thủy tinh cùng với rượu 40 độ, ngâm theo tỉ lệ 1:1 (1 lạng Địa liền khô là 1 lít rượu). Đậy kín bình, để nơi khô thoáng khoảng 20 ngày là dùng được. Hằng ngày lấy rượu Địa liền xoa bóp lên khớp gối bị thoái hóa.
Bài 2: Lấy 5g địa liền, 5g bạch chỉ, 5g cát căn tán bột rồi làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2-4 g viên địa liền sắc uống.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, địa liền dùng đường uống có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chán ăn, đi tieru nhiều, tiêu chảy, các vấn đề về đông máu,… Vì thế người bệnh không được lạm dụng thuốc uống địa liền.
Xem thêm: Cách chữa đau khớp từ cây Địa liền
☛ Bài thuốc từ Dây đau xương.
Bài 1: Dây đau xương, cỏ xước, gối hạc, bưởi bung, rễ gấc, mỗi vị từ 20-30g. Đem sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: Lấy dây đau xương rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nát. Cho rượu vào trộn đều rồi chắt lấy nước uống trực tiếp. Phần bã còn lại thì đắp lên khớp gối.
☛ Bài thuốc Độc hoạt Ký sinh thang. Đây là bài thuốc rất nổi tiếng trong việc chữa đau nhức xương khớp, tê buồn tay chân do các bệnh thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gây ra. Bài thuốc này đã có từ thời xa xưa, được danh y Tôn Tư Mạo đệ trình và dâng lên các hoàng đế.
Bài thuốc gồm: Độc hoạt 8g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, phòng phong 8g, tế tân 4g, đương qui 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, nhân sâm 4g, phục linh 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g. Đem các vị sắc nước uống hằng ngày, chia ngày 2 lần.
Bài thuốc có tác dụng bổ can thận, khí huyết, khu phong tán hán, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp. Có thể dùng để trị đau các khớp khắp cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Hiện này, bài thuốc Độc hoạt Ký sinh thang đã được INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng vào một sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho bệnh nhân xương khớp, đó là Khương Thảo Đan.
Không chỉ vậy, thành phần trong Khương Thảo Đan còn được gia thêm hoạt chất KGA1 chiết xuất từ Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II không biến tính. Giúp mang lại hiệu quả tối đa cho sản phẩm và đáp ứng được yếu tố khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo.
Để đặt mua trực tiếp Khương Thảo Đan tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn và giá cả phải chăng, hơn thế nữa hiệu quả của châm cứu trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối cũng đã được chứng minh với nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện tại Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Như ta đã biết, cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp gối có liên quan tới các yếu tố gây viêm, cytokine, đường truyền tín hiệu, di truyền, cơ sinh học làm trung gian thoái hóa sụn,… Châm cứu có thể ngăn chặn các yếu tố này, nhằm làm giảm đau và thúc đẩy phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Cụ thể, châm cứu giúp:
- Ức chế sự biểu hiện quá mức của các yếu tố gây viêm
- Ngăn chặn hoạt động của một số con đường báo tín hiệu
- Thúc đẩy giải phóng các chất chống oxy hóa
- Ức chế sự biệt hóa phì đại của tế bào chondrocytes (chondrocytes là những tế bào chuyên biệt được tìm thấy trong các khoang của chất nền sụn).
Ngoài ra, châm cứu còn giúp giải phóng endorphin – một hóa chất tự nhiên trong não, có tác dụng giảm đau cho cơ thể và tăng giải phóng serotonin – một hóa chất não liên quan đến tâm trạng.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, việc ứng dụng châm cứu trong việc điều trị thoái hóa khớp gối cũng rất được ưa chuộng và có mang lại hiệu quả tốt.
Xoa bóp
Xoa bóp chữa thoái hóa khớp gối rất được ưa chuộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước châu Á và các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kì.
Theo các nghiên cứu, xoa bóp có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức khớp, sưng khớp, cứng khớp do tình trạng thoái hóa khớp gối gây ra. Không chỉ vậy, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác, như:
- Giúp đưa máu lưu thông đến khớp
- Cải thiện lưu thông trong khu vực
- Tăng cường sản xuất dịch khớp
- Tăng tính linh hoạt và ổn định cho khớp đầu gối.
Liệu pháp cứu ngải (moxibustion)
Liệu pháp cứu ngải cũng là một phương pháp điều trị nổi tiếng trong Đông y. Cơ chế là sử dụng sức nóng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các huyệt để kích thích tạo phản ứng của cơ thể nhằm giảm đau hoặc đẩy nhanh quá trình hồi phục đặc biệt là trong các mãn tính, khó chữa. Để cứu ngải, người ta thường dùng là ngải khô chế thành ngải nhung rồi làm thành mồi ngải hay điếu ngải để cứu.
Một số phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng, cứu ngải cũng có những lợi ích riêng với bệnh thoái hóa khớp gối. Nó giúp giảm đau và chống viêm cho khớp gối bằng cách điều chỉnh các con đường tín hiệu; ngăn chặn sự hoạt hóa và biểu hiện của COX-2 (COX-2 là enzym chỉ xuất hiện trong các phản ứng viêm) và giảm các yếu tố gây viêm khác.
Tổng kết
Để điều trị thoái hóa khóp gối bằng Đông y, có nhiều phương pháp khác nhau bạn có thể thử, như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, cứu ngải,… Tuy nhiên, dù chữa bệnh bằng phương pháp nào thì bạn cũng cần tìm hiểu rõ về nó và lựa chọn các cơ sở khám chữa Đông y uy tín. Việc này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tránh được những hậu quả không mong muốn.
Nếu bạn đang bị thoái hóa khớp gối hoặc gặp các vấn đề xương khớp khác, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn thêm.
Nguồn bài viết:
- https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-dong-y-n41670.html
- https://benhvien108.vn/ky-thuat-cuu-ngai.htm
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5739454/
- https://www.hindawi.com/journals/ecam/2013/870305/