Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể cho đến khi các cơn đau nhức ở cổ xuất hiện gây cản trở hoạt động của người bệnh. Vậy triệu chứng thoái quá cột sống cổ biểu hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vị trí cột sống cổ
Đốt sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống đầu tiên (C1, C2, C4, C5, C6, C7) với hình dạng uốn lượn nhẹ hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ tại vị trí đầu tiên ngay dưới xương hộp sọ.
Các chuyên gia xương khớp cho biết, đốt sống cổ có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của đầu và là nơi tập hợp một hệ thống khổng lồ các dây thần kinh chạy từ não đến các cơ xương khớp toàn bộ cơ thể. Do cột sống cổ có phạm vi hoạt động rộng lớn, nên hệ thống dây thần kinh tại đây có nguy cơ chịu tổn thương lớn.
Những bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống, gai đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm là các vấn đề chính. Trong đó, thoái hóa cột sống cổ đang trở dần trở nên phổ biến. Căn bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh.
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra ở đốt sống cổ do quá trình lão hóa, lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Bên cạnh đó, sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh dẫn tới các cơn đau. Sau đó các đốt sống gặp phải có thể gặp phải nhiều tổn thương liên quan.
Giá trị của việc phát hiện sớm các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
Nhiều người cho rằng thoái hóa cột sống chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng thật chất nhiều người trẻ tuổi làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều cũng gặp căn bệnh này. Những người này phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến cùng cổ, do đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thông thường, dấu hiệu thoái hóa cột sống chỉ được phát hiện trên hình ảnh X-quang. Ở những giai đoạn đầu, bệnh không thể gây ra các dấu hiệu cụ thể nào, hơn 50% không có biểu hiện triệu chứng. Do đó, thoái hóa cột sống rất khó để phát hiện cho đến bệnh tiến triển nặng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy co cứng cổ, khó khăn trong cử động và kèm theo các cơn đau đầu vô cùng khó chịu.
7 triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ
Đối với đoạn đốt sống từ C1 đến C3 chủ yếu phục vụ cho các hoạt động di chuyển, xoay, do hoạt động liên tục nên quá trình thoái hóa ít xảy ra ở đoạn này. Chủ yếu thoái hóa cốt sống cổ thường xảy ra ở đốt sống C4 C5 và C6 đây là những đốt sống chịu lực lớn nhất ở cột sống cổ. Những ảnh hưởng ban đầu của bệnh là những cơn đau mỏi không thường xuyên, vận động kém linh hoạt hơn. Cụ thể, người bệnh thoái hóa cột sống cổ thường gặp phải những dấu hiệu sau:
Triệu chứng 1: Đau cột sống cổ cấp tính
Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ đầu tiên khởi phát với những triệu chứng như đột ngột đau nhói vùng cổ. Các cơn đau chỉ thoáng qua, diễn ra trong thời gian ngắn và lại hồi phục lại trạng thái bình thường ngay sau đó.
Thông thường các cơn đau cột sống cổ sẽ xuất hiện khi thời tiết thay đổi, duy trì các thói quen xấu hay thực hiện vận động mạnh tác đụng lên cột sống cổ, cụ thể như:
- Đau cột sống cổ khi trời lạnh, nằm gối đầu quá cao.
- Cơn đau tăng lên khi làm việc gắng sức, khi ho, và thuyên giảm hoặc khi nghỉ ngơi.
- Ngước đầu lên trần nhà, xoay trái phải thấy cứng và đau.
Triệu chứng 2: Đau cột sống cổ mãn tính
Sau lần đau cột sống cổ cấp tính đầu tiên, các cơn đau sẽ chuyển dần sang dạng mãn tính. Nếu như ban đầu các ơn đau chỉ ẩm ỉ thoáng qua thì đến giai đoạn này, mức độ đau đã nặng hơn, các cơn đau nhức dữ dội với tần suất liên tục và kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu và cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như:
- Tiếp tục các cơn đau như cấp tính nhưng với tần suất nhiều và mạnh hơn. Đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do.
- Những cơn đau này không chỉ dừng lại ở cổ mà còn lan xuống bả vai và cánh tay, gây nhiều khó khăn và bất tiện đến quá tình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
- Khi ngủ dễ dàng bị tuột khỏi gối, tỉnh dậy khó chịu, đau cổ.
Triệu chứng 3: Hạn chế vận động
Khi bị thoái hóa cột sống cổ, vùng cổ thường bị mỏi, cứng cơ, người bệnh thường bị các cơn đau đớn ở vùng cổ, ngoài ra sẽ xuất hiện thêm nhưng tiếng lục cục khi có các vận động như xoay cổ. Chính những điều này khiến cho người bệnh hạn chế vận động ở cùng cổ, vai gáy. Họ thường có thói quen giữ cố định cổ ở một chỗ, tránh vận động để không bị đau.
Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc xương cổ khiến cột sống cổ bị mất đường cong sinh lý dẫn đến tình trạng sái cổ, vẹo cổ không xoay chuyển được cổ và đầu, cụ thể như sau:
- Cúi cổ <45 độ: Tư thế này cằm không chạm ức, cố gắng cúi thấy đau.
- Ngửa cổ <45 độ: Lúc này mắt không nhìn thẳng lên trần nhà mà góc nhìn sẽ bị chéo. Tuy nhiên, khi ngửa cổ, hai bên cổ thấy căng và đau.
- Quay cổ trái phả <45 độ: Thực hiện động tác xoay cổ này sẽ cảm thấy rất cứng, khó xoay, thậm chí có người không thể xoay cổ.
- Gập nghiêng trái phải <45-60 độ: Nhiều bệnh nhân chỉ gập được 10 độ đã thấy rất đau rồi.
Triệu chứng 4: Hội chứng rễ thần kinh
Cột sống cổ còn được coi là “bộ não thứ 2” của con người, có quan hệ mật thiết với các bộ phận khác. Khi bị thoái hóa cột sống cổ các cơn đau vùng cổ sẽ lan sang vai gáy, cánh tay, các dây thần kinh bị chèn ép gây ra tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt, chóng mặt, ù tai, hoa mắt nhức đầu.
- Hội chứng rễ: Đau theo dải, đau sau gáy và kéo lên đầu hoặc từ cổ kéo xuống vai và cánh tay. Cường độ đau không giống nhau, đau nơi này che lấp nơi kia, rối loạn cảm giác, teo cơ…
- Dấu hiệu Lhermitte: Đây còn gọi là hiện tượng thợ cắt tóc. Người bệnh sẽ cảm thấy có một nguồn điện đột ngột đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí là xuống cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi người bệnh cúi cổ về trước, nó có thể nhanh chóng kết thúc hoặc sẽ kéo dài.
Triệu chứng 5: Các tổn thương ngoài cổ
Người bệnh thoái hóa cột sống cổ còn có thể gặp phải những dấu hiệu như: mất ngủ, gầy rộc, xanh xao, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện cũng khó khăn hơn.
Đầu tiên là các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… hay còn gọi là tiền đình. Cơ chế dẫn đến những dấu hiệu này là do khi bị thoái hóa cột sống cổ lâu ngày chèn ép lên mạch máu làm gián đoạn tuần hoàn máu gây ra tình trạng thiếu máu lên não, điển hình là những cơn đau nhức ở vùng thái dương, trán, chóng mặt,…
Ngoài ra, các cơn đau nhức ở cổ thường kéo dài âm ỉ vào ban đêm, điều này có thể khiến cho người bệnh gặp phải những dấu hiệu như: mất ngủ, gầy rộc, xanh xao, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon,…
Một số triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Trường hợp các đốt sống cổ C1, C2, C3, C4 thoái hóa sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
- Đau nhức hai hốc mắt, thậm chí có cảm giác mờ mắt, chóng mặt, hoa mắt, trí nhớ suy giảm, hay quên.
- Da đen sạm, tông màu không đều, xuất hiện nhiều tàn nhang… do tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.
- Cánh tay tê bì, hạn chế vận động tay, không thể cầm bút viết bình thường, không thể cầm đũa gắp thức ăn.
- Cảm thấy ốm yếu, cảm giác không trọng lực, đi lại xiêu vẹo, không thể đi trên một đường thẳng.
- Khả năng sinh dục và chức năng đại tiểu tiện khó khăn hơn.
Triệu chứng 6: Biến dạng cột sống
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho cột sống cổ bị mất đường cong sinh lý dẫn đến các tình trạng như:
sái cổ, vẹo cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu.
Mất ưỡn: hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau.
Biến dạng: cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.
Xuất hiện gai xương, biến chứng thành phồng lồi đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Triệu chứng 7: Tổn thương rễ
Lúc này, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện một cách dồn dập như: giảm nhiệt độ cơ thể (lạnh người), giảm tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, rối loạn dinh dưỡng da, teo cơ, mất phản xạ, mất cảm giác chi trên hoặc bại liệt hoàn toàn cổ, chỉ có thể nằm một chỗ.
Đẩy lùi thoái hóa cột sống nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn
Hầu hết bệnh nhân xương khớp vẫn tiếp tục gặp khó khăn do các sản phẩm thế hệ cũ trên thị trường chỉ đáp ứng được 1 trong 3 yếu tố giúp giảm đau, chống viêm, tái tạo. Hiểu được điều này, PGS.TS Lê Minh Hà cùng với giưới chuyên môn đã thành công cho ra đời viên xương khớp Khương Thảo Đan. Với việc thỏa mãn tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, Khương Thảo Đan đã mở ra bước tiến mới trong việc hỗ trợ điều trị đau xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân Việt Nam.
Khương Thảo Đan có thành phần chủ yếu là các loại dược liệu Đông y. Vì vậy, cơ chế của sản phẩm là sử dụng dược tính của thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể:
Khương Thảo Đan có chứa hoạt chất KGA1 được chiết tách từ củ địa liền với hàm lượng cao cho tác dụng giúp giảm đau chống viêm mạnh mẽ (tốt hơn so với Efferalgan)đồng thời Khương Thảo Đan có thêm Collagen Type II giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp.
Bên cạnh chiết xuất KG1 từ Địa liền, Khương Thảo Đan sử dụng các loại cây dược liệu khác trong bài thuốc xương khớp lâu đời Độc Hoat Tang Ký sinh: tạo nên một hệ công thức bổ trợ phối hợp toàn diện cho bệnh nhân xương khớp. (Theo y học cổ truyền, Độc hoạt ký sinh thang là bài thuốc giúp trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết trong đó Độc hoạt và Tang ký sinh là vị Quân của bài thuốc)
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng sản phẩm, bạn nên kết hợp với việc ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất thường xuyên để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Và cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện công dụng của sản phẩm nhanh chậm khác nhau.
Ngoài ra, sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ những thảo dược thiên nhiên, không gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt an toàn với những người bị các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, nên dù mẹ bạn bị các bệnh lý dạ dày vẫn có thể dùng Khương Thảo Đan bạn nhé.
Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1156 để các bạn Dược sĩ tư vấn.
Nguồn: Baovexuongkhop.vn