Triệu chứng cảnh báo khớp gối đang bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối có thể khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu như: đau nhức mỏi vùng khớp gối, hạn chế khả năng vận động và nghiêm trọng hơn là mất khả năng vận động. Tuy nhiên, nếu chúng ta phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây baovexuongkhop.vn sẽ giúp bạn nhận biết sớm triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối để có thể chủ động kiểm soát bệnh tốt nhất.

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn khớp ở đầu gối bị bào mòn khiến cho các đầu xương không được bảo vệ. Khi hoạt động, các đầu xương cọ xát vào nhau, lâu dần gây tổn thương và tạo ra những cơn đau nhức xung quanh khớp gối. Thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung là một căn bệnh diễn ra âm thầm trong cơ thể. Thoái hóa khớp gối thường tiến triển qua 4 giai đoạn, và các triệu chứng sẽ phát triển nặng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Hầu hết, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối sẽ trở nên tồi tệ và xuất hiện thường xuyên hơn theo thời gian. Khi mới xuất hiện các triệu chứng, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng loại bỏ và làm chậm quá trình tiến triển nếu có biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, khi không có biện pháp can thiệp phù hợp các triệu chứng phát triển trầm trọng hơn và khó điều trị hơn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp gối:

Đau nhức ở khớp gối

Triệu chứng phổ biến nhất và cũng là triệu chứng mà bạn có thể nhận thấy sớm nhất khi bị bệnh thoái hóa khớp gối là đau đầu gối. Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của từng người mà cơn đau có thể nặng nhẹ khác nhau. Cơn đau có thể đến và đi hoặc có thể có mức độ đau cấp, mãn tính với các đợt bùng phát đau dữ dội hơn theo từng đợt. Cơn đau có thể âm ỉ và nhức nhối hoặc buốt và dữ dội.

Về vị trí đau, thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến những cơn đau nhức quanh vùng đầu gối, ở vùng trước, bên trong và xung quanh đầu gối. Những cơn đau sẽ diễn ra từ nặng đến nhẹ theo thời gian, đau nhiều khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau khớp gối thường nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động gây căng thẳng thêm cho khớp, chẳng hạn như khi ngồi xổm hoặc đi lên cầu thang. Cụ thể như sau

  • Đứng lên ngồi xuống: Đây là một động tác cần đến sự chịu lực của khớp gối rất nhiều, vì vậy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên, ngồi xuống mà phải nhờ sự nâng đỡ của người khác, chứ đừng nói chi đến những động tác bật cóc, thụt dầu v.v…thoái hóa khớp gối không cho phép bạn làm điều đó.
  • Leo cầu thang: Những bước đi lên đi xuống cầu thang đều tác động trực tiếp đến khớp đầu gối, vì vậy đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nói một cách nôm na, chiếc cầu thang trở thành một “vật gây đau” rất đáng sợ.
  • Đau nhiều vào ban đêm: Cả một ngày hoạt động dài, khớp gối cho dù bị tổn thương cũng vẫn phải nâng đỡ ít nhất một con người, chưa tính đến những vật linh tinh người đó mang vào. Vì vậy, ban đêm là lúc khớp gối mạnh khỏe nghỉ ngơi và khớp gối bị thoái hóa bung tỏa những cơn đau. Đây cũng chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thoái hóa khớp lại mất ngủ, chán ăn, suy nhược.

Khớp gối hay bị cứng khi ngủ dậy

Cũng như máy móc, muốn hoạt động trơn tru cần có đủ dầu nhớt bôi trơn, nên khi bị khô dầu máy móc sẽ bị ngưng trệ hoạt động. Hệ thống xương khớp của chúng ta cũng vậy, khi khớp bị thoái hóa lớp sụn bôi trơn và bảo vệ xương khớp bị mất đi khiến cho khớp không thể hoạt động linh hoạt và thường xuyên bị co cứng. Đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến với 90% người bệnh phải đối mặt.

Triệu chứng biểu hiện rõ nhất khi khớp nghỉ ngơi trong thời gian dài. Dễ cảm nhận nhất là thời gian sau một đêm nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu vì khớp bị cứng lại, chẳng thể co duỗi được. Thông thường, bạn cần phải xoa bóp khớp khoảng 10 – 30 thì khớp gối sẽ co duỗi lại bình thường.

Không chỉ vào mỗi sáng sau khi thức dậy, cứng khớp còn gặp phải sau khi người bệnh hoạt động lại sau thời gian dài, chẳng hạn như việc ngồi lâu. Cứng khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và nhiều hơn khi bệnh đi đễn thoái hóa khớp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế

Tất cả những động tác vận động khớp gối như: Đi, đứng, leo cầu thang, mang vác đồ, chạy, nhảy, múa, ngồi xổm v.v… đều bị hạn chế và cần có sự hỗ trợ đáng kể của khớp gối mới có thể thực hiện được. Vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ vận động vô cùng khó khăn, thậm chí không giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Những triệu chứng thoái hóa khớp này sẽ nặng nề hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo giai đoạn của người bệnh.

Có tiếng kêu lục khục, lạo xạo

Khi di chuyển, khớp gối thường phát ra những tiếng kêu lục khục, lạo xạo và kèm theo triệu chứng đau nhức. Sở dĩ có biểu hiện này vì khi bị thoái hóa khớp, phần sụn khớp bị bào mòn khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau khi di chuyển và dịch khớp cũng không còn để thực hiện nhiệm vụ bôi trơn khớp nữa. Đây là dấu hiệu thoái hóa khớp khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào người bệnh di chuyển cũng sẽ nghe tiếng này. Tất cả còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng cùng các yếu tố tuổi tác.

Sưng đỏ ở khớp gối

Khi lớp sụn khớp gối bị mòn đi, xương đùi và xương chày (và đôi khi cả xương bánh chè) có thể cọ xát với nhau khi di chuyển, dẫn đến kích ứng. Đôi khi sự kích ứng này làm cho cơ thể sản xuất dư thừa dịch khớp và gây ra tình trạng sưng khớp gối.

Đỏ và nóng

Da trên đầu gối có thể trở nên đỏ và ấm. Những dấu hiệu này cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những người không chắc chắn về nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng nóng và đỏ đầu gối, đặc biệt khi kèm theo sưng, được khuyên nên đi khám ngay.

Khớp gối bị biến dạng

Khi bệnh phát triển nặng, Dấu hiệu nặng nề nhất của căn bệnh này chính là làm biến dạng khố gối. Những trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, bệnh quá nặng hay bi thoái hóa đã lâu năm mà phát hiện quá trễ sẽ dẫn đến biến chứng đáng tiếc này.

Sở dĩ có biến dạng khớp là vì trong quá trình vận động mà không có sụn bảo vệ, một hoặc cả hai đầu xương sẽ bị mài mòn, dần dần làm lỏng lẻo cấu trúc khớp, gây ra sự sụp khớp. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, biến dạng khớp còn khiến bệnh nhân không thể đi lại và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ sớm tàn phế.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thoái hóa khớp gối thường xuất hiện dần dần. Đau đầu gối đột ngột có nhiều khả năng được gây ra bởi chấn thương hoặc bệnh khác, chẳng hạn như giả gút . Thoái hóa khớp gối có thể không hoạt động (tức là một người có thể không biết mình mắc bệnh này) và chỉ trở nên có triệu chứng sau một chấn thương hoặc hoạt động thể chất quá mức.

Nhận biết sớm các triệu chứng và dấu hiệu thoái hóa khớp gối và điều trị thích hợp có thể làm chậm hoặc loại bỏ đáng kể sự tiến triển của các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Biểu hiện thoái hóa khớp gối trên cận lâm sàng

Chụp X-quang khớp gối

Các hình ảnh điển hình của tổn thương thoái hóa khớp gối như:

  • Hẹp khe khớp
  • Đặc xương dưới sụn. Xẹp các diện dưới sụn.
  • Hình ảnh tân tạo xương như chồi xương, gai xương.
  • Có thể thấy các hốc xương dưới sụn.
  • Đôi khi có hình ảnh hủy khớp trong giai đoạn tiến triển, nhưng hiếm gặp.

Siêu âm khớp

Siêu âm khớp là một phương tiện đơn giản không xâm lấn. Siêu âm có giá trị đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương và tràn dịch khớp. Ngoài ra còn đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp và phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Cộng hưởng từ khớp gối giúp quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian ba chiều. Nó còn giúp phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch một cách rõ nét.

Nội soi khớp gối

Nội soi khớp gối có thể quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Và sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác. Thông qua nội soi khớp gối còn có thể kết hợp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Các xét nghiệm khác

  • Tốc độ lắng máu bình thường. Bilan viêm thường không tăng.
  • Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/mm3

Những điều nên làm khi có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối

Khi thấy những dấu hiệu trên, nghi ngờ mình hoặc người thân đã bị thoái hóa khớp, ắt hẳn bạn sẽ băn khoăn về những điều mình cần phải làm. Bác sĩ Thảo Nguyên sẽ giúp bạn giải quyết mối lo ấy. Khi nghi ngờ mình có thể đã bị thoái hóa khớp gối, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

#Đảm bảo cân nặng phải được giữ ở mức phù hợp

Khớp gối giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn cơ thể, vì vậy những người thừa cân, bệnh béo phì hoặc đột ngột tăng cân mất kiểm soát sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc làm tình trạng nặng nề hơn nếu đã bị mắc bệnh.

#Tránh mang vác vật nặng và vận động đúng cách

Việc mang vác các vật nặng quá 1/10 trọng lượng cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương ở khớp, tiềm ẩn nguy cơ gây thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như đầu gối. Bên cạnh đó, cần chú ý vận động đúng cách, không vận động quá mạnh hay quá nhanh sẽ khiến khớp bị quá tải. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hai khớp gối không bị tình trạng chây ỳ.

#Đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng thoái hóa của bạn hoặc người thân ngày một trở nặng, cơn đau dai dẳng, các triệu chứng lặp đi lặp lại một cách thường xuyên. Lúc này, cách tốt nhất và gần như duy nhất bạn nên làm là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

#Tăng cường các chất hỗ trợ xương khớp trong bữa ăn hằng ngày

Trong quá trình điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiểu vitamin cần thiết, vi chất kim loại…đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như cá, dầu cá, sụn động vật, hải sản, sữa, ngũ cốc, nấm, rau xanh sẽ giúp cho khớp giảm thiểu được tình trạng tiêu biến sụn và hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp đầu gối.

Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp

Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt.

Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn.

Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp, có tác dụng giúp chống viêm đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Về thành phần của Khương Thảo Đan gồm: hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ của Địa Liền, Collagen typ II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thổ phục linh, Quế chi… cùng một số thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ, mang lại an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm.

Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Nếu nhận thấy mình và người thân có những dấu hiệu trên, bạn nhất thiết phải đến bác sĩ để được chẩn đoán. Tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ có những biện pháp chuyên môn như chụp X-quang, chục cắt lớp, chụp cộng hưởng, siêu âm khớp, chọc hút thăm dò…

Sớm nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp là một điều rất cần thiết trong việc chủ động ngăn ngừa và điều trị, tránh những trường hợp bệnh đã nặng thì mới phát hiện, lúc ấy sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hệ lụy. Tuyệt đối không được xem thường bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể.

Bài viết liên quan