Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, theo một số báo cáo, từ độ tuổi ngoài 40, cơ thể đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa gây tổn thương đĩa đệm. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ và chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống. Bình thường, nhân nhầy nằm hoàn toàn trong vòng sợi của bao xơ. Khi bao xơ bị tổn thương dẫn tới nứt rách, nhân nhầy thoát ra và chèn lên các dây thần kinh xung quanh khiến bệnh nhân đau dữ dội.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
- Lão hóa đĩa đệm tự nhiên do tuổi tác (chiếm đa số).
- Vận động, lao động, mang vác quá sức trong thời gian dài.
- Ngồi hoặc nằm sai tư thế.
- Chấn thương, tai nạn liên quan đến cột sống.
- Bệnh lý cột sống bẩm sinh do di truyền.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Khi đĩa đệm bắt đầu tổn thương, nó có thể không gây ra triệu chứng và tiến triển âm thầm. Bệnh thường khởi phát sau 1 chấn thương cột sống nặng hoặc do bệnh nhân gắng sức lao động. Thoát vị đĩa đệm gồm 2 giai đoạn với triệu chứng khác nhau:
- Giai đoạn bao xơ chưa rách: Người bệnh bị đau lưng đột ngột sau khi gắng sức hoặc chấn thương tác động lên cột sống. Trong giai đoạn này, đĩa đệm thường đã bị lồi ra sau tuy nhiên bao xơ vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, cơn đau không có tính chất liên tục mà tái đi tái lại nhiều lần.
- Giai đoạn chèn ép dây thần kinh: Vòng sợi của bao xơ đã bị đứt, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh cột sống. Do đó, bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội, đau liên tục, đau cả khi nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động.
Tùy theo vị trí đốt sống có đĩa đệm thoát vị, người bệnh sẽ có các cơn đau với tính chất khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống thường gặp.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Cột sống cổ rất dễ bị thoái hóa do phải chịu sức nặng lớn từ đầu cũng như thói quen học tập và làm việc sai tư thế của rất nhiều người. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng thường gặp ở người làm việc trong môi trường văn phòng. Phổ biến nhất có thể kể đến thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ C5 và C6. Một số triệu chứng điển hình:
- Đau dọc vùng gáy: Cơn đau xuất hiện dọc theo vị trí các đĩa đệm bị lệch. Đau có tính chất khác nhau phụ thuộc từng bệnh nhân.
- Cường độ đau nhức thất thường: Ở giai đoạn đầu, khi bao xơ còn nguyên vẹn, cơn đau có thể xuất hiện rải rác, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc ngồi sai tư thế. Đau tái phát nhiều lần, đau lan từ cổ đến bả vai, cánh tay dọc theo dây thần kinh. Khi bao xơ rách, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh cổ gây đau nhức dữ dội. Người bệnh có thể bị đau kèm theo sưng viêm.
- Mất cảm giác: Dây thần kinh cổ bị chèn ép có thể dẫn tới tình trạng tê liệt gây rối loạn dẫn truyền cảm giác. Đây là triệu chứng chung của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân có thể thấy nóng hoặc lạnh bất thường ở vùng da dọc cánh tay, bả vai hoặc sau cổ. Bên cạnh đó, dây thần kinh cổ bị chèn ép có thể gây tê ngứa cánh tay, bàn tay và ngón tay.
- Yếu cơ: Xảy ra khi đĩa đệm bị lệch chèn vào tủy sống. Cơ chân là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên. Bệnh nhân đi không vững, dáng đi liêu xiêu thậm chí cơ đùi bị rung mạnh khi gắng sức.
- Hạn chế cử động cổ và tay: Khi đưa tay lên cao hoặc ra sau lưng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn do các cơn đau hành hạ. Việc ngửa hoặc cúi cổ cũng bị hạn chế.
- Dấu hiệu khác: Táo bón, khó thở, bí tiểu, đau một bên lồng ngực… Các dấu hiệu này không điển hình và phụ thuộc từng bệnh nhân.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng rất phổ biến. Nó chiếm tới hơn 70% số trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nói chung. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc hoặc vận động viên thể thao. Trong đó, 3 đốt sống S1, L4, L5 phải chịu áp lực nhiều nhất cũng như là vị trí dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm nhất. Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Đau nhức thắt lưng: Người bệnh thường bị đau trên diện rộng, bắt đầu từ đốt sống thắt lưng rồi kéo xuống hông, mông, đùi, bắp chân thậm chí tới bàn chân. Cơn đau có tính chất thất thường như đau âm ỉ, kéo dài hoặc có thể đau dữ dội.
- Tê bì tay chân: Tình trạng xảy ra do đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Tê bì thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi vừa thức dậy, cảm giác tê thường kèm theo ngứa như “kiến bò”.
- Hội chứng rễ thần kinh: Tình trạng thường thấy ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nó bao gồm hàng loạt các triệu chứng do rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép và tổn thương. Biểu hiện thường thấy là đau, tê và yếu cơ.
- Mất kiểm soát cơ thể: Dây thần kinh bị tổn thương gây ra các rối loạn cảm giác. Nó có thể khiến bệnh nhân cảm thấy nóng hoặc lạnh bất thường ở vùng da dọc theo đường đi của dây thần kinh.
- Giảm khả năng vận động: Đây là hệ quả tất yếu khi hệ cơ bị suy yếu đồng thời bệnh nhân ngại cử động do đau. Về lâu dài, người bệnh hoàn toàn có thể bị liệt cơ và mất hoàn toàn khả năng vận động.
Tùy theo mức độ thoát vị và chèn ép dây thần kinh mà các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ đau buốt, tê nhức, khó cử động, di chuyển, ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt. Ở mức độ nặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh có biểu hiện của rối loạn hành vi, không thể di chuyển có thể dẫn đến teo cơ và nặng hơn sẽ là tàn tận vĩnh viễn.
Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể được dự đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng cũng như khai thác tiền sử của bệnh nhân. Để khẳng định chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp tân tiến nhất giúp xác định vị trí thoát vị đĩa đệm cũng như một số tổn thương cột sống khác.
- Chụp cắt lớp CT Scan: Người bệnh nghi ngờ mắc thoát vị đĩa đệm nhưng không thể tiến hành chụp MRI có thể sử dụng xét nghiệm này để thay thế. Có thể kết hợp chụp cản quang bao rễ giúp xác định chính xác mức độ thoát vị.
- Chụp X-quang quy ước: Có thể xác định vị trí đĩa đệm thoát vị nhờ hình ảnh của xét nghiệm này.
Làm gì khi bị thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường được phát hiện muộn khi bao xơ đã rách hoàn toàn. Nhiều trường hợp chữa trị không đúng cách còn khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay:
Sử dụng thuốc Tây
Các thuốc giảm đau là giải pháp không thể thiếu của bất kỳ bệnh nhân nào. Tùy theo mức độ cơn đau, người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau như paracetamol, ibuprofen, naproxen… Tuy nhiên, các thuốc này chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Nếu lạm dụng có thể gây độc cho cơ thể.
Phục hồi chức năng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, phục hồi chức năng đĩa đệm là liệu pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng tái phát. Một số phương pháp phục hồi:
- Vật lý trị liệu: Các bài tập thể lực với sự trợ giúp của máy móc hiện đại có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, giảm đau và tăng cường chức năng cơ bắp, giảm thiểu tình trạng teo cơ, yếu cơ.
- Sử dụng dụng cụ giảm đau: Giúp nắn chỉnh cột sống, thư giãn xương khớp và giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng nhiệt: Tác động nhiệt tại vùng cột sống tổn thương giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường quá trình sửa chữa, làm lành vết thương, giảm viêm và sưng.
- Xoa bóp, massage: Tác động cơ học tại vị trí tổn thương giúp giảm đau, tăng cường sự linh hoạt cho gân xương, cải thiện tình trạng tổn thương đĩa đệm.
Sử dụng thuốc Đông y
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả tốt. Nổi tiếng nhất là bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình sử dụng:
Chuẩn bị:
- Thạch chi: 15 gam
- Đẳng sâm, đỗ trọng, tần giao, đương quy, phục linh: mỗi vị 12 gam
- Độc hoạt, bạch thược, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất: mỗi vị 9 gam
- Tang ký sinh, nhục quế, tế tân, cam thảo: mỗi vị 3 gam
Thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu, để ráo nước.
- Cho 800ml nước vào ấm, cho toàn bộ dược liệu vào cùng.
- Sắc thuốc khoảng 40 phút.
- Lọc bỏ bã lấy nước uống, dùng hết khi còn ấm.
- Mỗi ngày uống 1 thang, dùng liên tục trong 30 ngày sẽ thấy kết quả.
Bài thuốc này có tác dụng khu phong, hóa thấp, cải thiện lưu thông máu đến các mô. Do đó có thể giảm đau đưng, tăng cường sự dẻo dai cho gân cốt cũng như cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Nếu việc sắc thuốc quá phức tạp, bệnh nhân có thể sử dụng viên xương khớp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm Khương Thảo Đan.
Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang nhưng có nhiều cải tiến vượt trội. Viên uống được bổ sung thêm 3 loại dược liệu quý: địa liền, hy thiêm và thổ phục linh. Địa liền là dược liệu tự nhiên chứa KGA1 – hoạt chất được chứng minh có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, đặc biệt là cơn đau do các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
KGA1 trong Khương Thảo Đan được chiết xuất trực tiếp từ thân rễ địa liền qua công trình nghiên cứu cùng tên của PGS.TS Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Theo các đánh giá thực nghiệm, hàm lượng KGA1 trong Khương Thảo Đan cao gấp nhiều lần so với cao địa liền trên thị trường. Do đó, sản phẩm được đánh giá có hiệu quả giảm đau vượt trội, thậm chí hơn hẳn các thuốc tân dược hiện nay.
Hiện tại, Khương Thảo Đan đang được phân phối trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm, vui lòng truy cập tại đây.
Phẫu thuật
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chỉ thực hiện phẫu thuật khi tất cả các biện pháp phía trên không có hiệu quả. Loại bỏ toàn bộ nhân nhầy thoát vị là mục đích của điều trị ngoại khoa. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần đến đĩa đệm nhân tạo. Các trường hợp cần phẫu thuật:
- Điều trị nội khoa từ 6 – 8 tuần không có kết quả.
- Tai nạn vùng cột sống nghiêm trọng và đột ngột.
- Mắc hội chứng mất kiểm soát bàng quang dẫn đến tiểu tiện không tự chủ.
Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật thì đĩa đệm cũng không thể trở lại chức năng và trạng thái như ban đầu. Kể cả các phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Do đó việc chẩn đoán phát hiện và có phương pháp điều trị sớm, phù hợp là điều rất quan trọng.
Thay đổi lối sống khi bị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần thay đổi tác phong sinh hoạt hằng ngày. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh là cách hiệu quả giúp giảm thiểu triệu chứng cũng như dự phòng tái phát.
- Ăn đủ chất, ăn đúng bữa và đúng giờ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc nhiều muối.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Tập thể dục thể thao đều đặn.
- Ngồi đúng tư thế, không ngồi quá lâu. Tránh mang vác quá nặng hoặc gắng sức.
Video: Bài tập thể dục cho người mắc thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan. Do đó, để phòng tránh và giảm thiểu tình trạng này khi về già, mỗi người đều cần có ý thức giữ gìn sức khỏe. Hãy bảo vệ chức năng đĩa đệm cột sống bằng cách thực hiện chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ!