Tổng hợp hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối

Trong nền y học hiện nay, chụp X quang là phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối tương đối chính xác. Các kết quả giúp bác sĩ nhanh chóng xác định được mức độ tổn thương và đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu một số hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Vai trò của X quang chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Chụp X quang là phương pháp cận lâm sàng, sử dụng các chùm tia X (một dạng sóng điện từ) chiếu xuyên qua cơ thể. Tùy thuộc vào khả năng hấp thụ lượng bức xạ khác nhau, mỗi hình ảnh hiển thị từng bộ phận lại có sắc thái đen và trắng đặc trưng. Ví dụ:

  • Canxi trong xương hấp thụ tia X nhiều nhất nên hình ảnh xương có màu trắng.
  • Chất béo và các mô mềm hấp thụ ít hơn nên hình ảnh có màu xám.
  • Không khí hấp thụ ít nhất nên hình ảnh phổi có màu đen.

Chụp X quang là một xét nghiệm nhanh chóng, không gây đau đớn, tái hiện rõ ràng hình ảnh cấu trúc xương. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh X quang và một số tiêu chuẩn khác như: chọc dịch khớp xác định dịch có thoái hóa không, vận động khó khăn, triệu chứng cứng khớp dưới 30 phút, yếu tố tuổi tác… để chẩn đoán tình trạng và mức độ tổn thương của khớp gối.

Từ đó, bác sĩ xác định được bệnh nhân đang trong giai đoạn nào và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thoái hóa khớp gối thường được chia thành 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: 10% sụn khớp mất đi, nghi ngờ sự xuất hiện của gai xương hoặc gai xương nhỏ, chưa có biểu hiện rõ ràng.
  • Giai đoạn 2: Sụn khớp bắt đầu nứt vỡ, gai xương phát triển to, có thể dễ dàng nhìn thấy.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp trầm trọng, từng mảng sụn khớp vỡ ra, xương lộ ra ngoài.
  • Giai đoạn 4: Trên 60% sụn khớp mất đi, xuất hiện xơ xương dưới sụn, các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoái hóa khớp gối thường chia thành 4 giai đoạn.

Tùy vào biểu hiện bệnh lý và những chẩn đoán lâm sàng ban đầu, góc chụp X quang khớp gối của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau để thu được kết quả rõ ràng, dễ quan sát nhất. Thông thường, bác sĩ chụp X quang từ phía sau, khi đầu gối hơi gập nhẹ (hơi cong) và bệnh nhân đang ở tư thế đứng.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể phát hiện trên X-quang

Một số vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp gối được thể hiện trên hình ảnh chụp X quang:

Hẹp khe khớp: Hiện tượng thường diễn ra không đều tại các khe và bờ khớp.

Gai xương: Gai xương hình thành tại vị trí tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Khi chụp X quang, hình ảnh gai xương hiện lên thô và đặc. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện những mảnh xương, sụn vỡ và rơi ra còn lưu lại trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.

Đặc xương dưới sụn: Tình trạng này xuất hiện ở phần đầu xương nơi tiếp xúc với sụn khớp. Trong hình ảnh chụp X quang, ta có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn tại phần xương đặc.

Tiêu xương: Mật độ cản quang có thể đồng nhất hoặc có vách ngăn trong vùng tiêu xương. Bên cạnh đó, bác sĩ phát hiện được sự xuất hiện hình vôi hóa hoặc hình nốt cản quang đậm bắt nguồn từ những mảnh xương chết.

Loãng xương: Hình ảnh chụp X quang thể hiện rõ tình trạng suy giảm mật độ xương.

Mòn khớp gối: Là hiện tượng phổ biến và dễ dàng nhận thấy nhất trong hình ảnh chụp X quang. Tình trạng này thường được chia làm 2 loại:

  • Mòn khớp gối không hoàn toàn: Lớp chất nhầy và độ trơn trên sụn khớp suy giảm. Do đó, bề mặt khớp sẽ không còn đồng đều như trước. Lúc này, hình ảnh chụp X quang sẽ tái hiện rõ khe khớp bị hẹp. Độ hẹp càng lớn chứng tỏ quá trình thoái hóa đang diễn biến trầm trọng hơn.
  • Mòn khớp gối hoàn toàn: Đây là tình trạng lớp sụn khớp bị mất hẳn. Khi chụp X-quang, bác sĩ sẽ phát hiện được khe khớp bị hẹp hoàn toàn và xương bị ăn mòn.

Một số dấu hiệu khác trên phim chụp: Bên cạnh dấu hiệu ăn mòn và vị trí thoái hóa khớp gối, hình ảnh chụp X quang còn cung cấp cho bác sĩ một số thông tin như:

  • Cấu trúc xương có sự thay đổi bất thường, dính khớp xương hoặc chồng lên nhau.
  • Bao hoạt dịch bị ăn mòn, dịch khớp có thể tràn ra ngoài gây sưng, đau, cứng khớp, cản trở vận động.
  • Gai xương hình thành ở rìa khớp.
  • Xuất hiện dấu hiệu cảnh báo tình trạng loãng xương.
Khớp gối xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khi bị thoái hóa.

Vị trí bị thoái hóa khớp gối qua hình ảnh chụp X-quang

Hình ảnh chụp X quang giúp bác sĩ xác định được vị trí khớp bị thoái hóa:

  • Hiện tượng thoái hóa ở khoang đùi, chày trong và khe khớp thể hiện ở bộ phận khoang khớp bên trong.
  • Tình trạng thoái hóa ở khoang đùi, chày ngoài và khe khớp hẹp có thể nhận diện qua khoang khớp bên ngoài.
  • Xương vừng và phần đùi bị bào mòn được thể hiện ở đùi và khớp bánh chè.
  • Trường hợp khe khớp hẹp hoàn toàn có thể nhận thấy dễ dàng ở tất cả các khớp đi kèm tình trạng biến dạng cấu trúc khớp.

Cận cảnh các hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, hình ảnh X quang thoái hóa khớp gối của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ mà chúng tôi tổng hợp được dưới đây:

1. Thoái hóa khớp gối giai đoạn 1:

Khớp gối không có dấu hiệu bất thường như sưng, biến dạng…, có thể xuất hiện gai xương nhỏ. Lúc này, bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường, chỉ đau nhói khi ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang…

Thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 thường không xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường.

2. Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2:

Trong giai đoạn 2, kích thước bề mặt đầu khớp chưa thay đổi nhiều. Gai xương đã hiện rõ hơn. Bệnh nhân thường cảm thấy đau mỏi khi hoạt động sai tư thế hoặc làm việc quá sức, bị cứng khớp do lười vận động hoặc thời tiết lạnh.

Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 được coi là giai đoạn nhẹ.

3. Thoái hóa khớp gối giai đoạn 3:

Hình ảnh chụp X quang thể hiện rõ tình trạng hẹp khe khớp, đầu xương biến dạng, đặc xương dưới sụn. Trong giai đoạn này, người bệnh gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày như đi đứng, ngồi xổm, lên xuống cầu thang…, cứng khớp vào buổi sáng.

Ở giai đoạn 3, khoảng không gian giữa các đầu xương bị thu hẹp rõ rệt.

4. Thoái hóa khớp gối giai đoạn 4:

Lúc này, khe khớp gần như hẹp hoàn toàn, đầu xương biến dạng rõ rệt và tiếp xúc trực tiếp với nhau, đặc xương dưới sụn, gai xương phát triển ngày càng lớn. Các triệu chứng bệnh lý xuất hiện liên tục, đặc biệt là đau nhức dữ dội, cứng khớp trong thời gian dài… ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt.

Trong giai đoạn 4, sụn khớp bị bào mòn hoàn toàn, để lộ đầu xương ra ngoài.

Làm gì trước và sau khi chụp X quang thoái hóa khớp gối?

Chuẩn bị trước khi chụp X quang

Trước khi chụp X quang khớp gối, người bệnh thực hiện một số thao tác như sau:

  • Trình bày cụ thể những triệu chứng mình mắc phải.
  • Thông báo về các loại thuốc đang sử dụng vì một số thuốc có khả năng cản quang ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
  • Phụ nữ nghi ngờ mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú phải trao đổi cụ thể với bác sĩ để cân nhắc có cần áp dụng phương pháp chụp X quang hay nên thay thế bằng phương pháp khác an toàn hơn, ví dụ: siêu âm.
  • Người bệnh phải thay trang phục bằng áo choàng, tháo hết trang sức, vật dụng kim loại vì chúng có thể hiển thị trên phim chụp X quang làm cản trở quá trình chẩn đoán.

Trong quá trình chụp X quang

Kỹ thuật viên căn chỉnh cơ thể bệnh nhân để có được góc chụp phù hợp. Trong suốt quá trình tiếp xúc với tia X, người bệnh cần nằm im, thỉnh thoảng phải nín thở, tránh cử động để hình ảnh thu được không bị nhòe.

Thông thường, quá trình chụp X quang khớp gối tương đối đơn giản, thời gian thực hiện ngắn.

Sau khi chụp X quang

Bác sĩ kiểm tra kết quả chụp X quang khớp gối. Nếu các dấu hiệu vẫn còn mơ hồ, chưa rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Kiểm tra dịch ổ khớp để đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để thu được hình ảnh cụ thể hơn.
Bác sĩ kiểm tra kết quả chụp X quang thoái hóa khớp gối và đưa ra phương án điều trị.

Nếu có dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa khớp gối đang diễn ra, bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra hướng điều trị phù hợp đối với mỗi bệnh nhân, ví dụ:

  • Sử dụng thuốc Tây y để khắc phục các triệu chứng trong thời gian ngắn như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (ibuprofen, meloxicam, indomethacin…), thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, piascledine…)…
  • Sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài có khả năng xoa dịu đau nhức, tê bì, cung cấp dinh dưỡng phục hồi những tổn thương ở xương sụn và những mô mềm xung quanh. Một trong những bài thuốc Đông y nổi tiếng nhất giúp điều trị thoái hóa khớp gối an toàn và hiệu quả là bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang.
  • Vật lý trị liệu giúp giảm đau, giải tỏa co cứng ở gân, cơ, dây chằng, cải thiện tình trạng lệch khớp, phục hồi khả năng vận động. Một số hình thức trị liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, sóng ngắn trị liệu, siêu âm trị liệu…
  • Phẫu thuật là phương án cuối cùng được bác sĩ đề xuất, thường áp dụng trong trường hợp các liệu pháp khác không mang lại tác dụng, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt. Hiện nay, phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp, điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương (microfrature).

Chi tiết: Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa tự nhiên trong cơ thể, không có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Người bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây y để khắc phục các triệu chứng tức thì mà không biết rằng nếu lạm dụng thuốc có thể mắc nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy gan, thận…

Do đó, việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối giúp giảm đau, kháng viêm, dùng được trong thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là vô cùng cần thiết. Đồng thời giúp bệnh ổn đinh, sụn khớp được phục hồi theo thời gian, từ đó sẽ hạn chế được những cơn đau tái phát. Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên là viên xương khớp Khương Thảo Đan.

 

Khương Thảo Đan mang lại nhiều ưu điểm nổi trội:

KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền giúp giảm đau, chống viêm. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, KGA1 được chứng minh vượt trội hơn hẳn những loại thuốc sử dụng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

Collagen type II không biến tính có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng.

☛ Thành phần thiên nhiên kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Tang Kí Sinh bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, phòng phong, bạch thược, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đây cũng đóng vai trò là bài thuốc dẫn, giúp đưa KGA1 và Collagen type II đến đúng vị trí khớp bị thoái hóa, để từ đó các hoạt chất phát huy được tối đa công dụng của mình.

Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho các đối tượng:

  • Người bị thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
  • Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

https://www.hss.edu/conditions_osteoarthritis-imaging-overview.asp

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/oa-of-the-knee-xray

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/x-ray/about/pac-20395303

Bài viết liên quan