Thoái hóa khớp là gì? Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và đang trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Hiểu được tổng quát về bệnh sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm được những triệu chứng của bệnh và có biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý về khớp xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, làm cho sụn khớp mỏng đi, giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp và các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian, các mảnh sụn bị nứt, vỡ và rơi vào trong ổ khớp gây ra triệu chứng đau. Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất và thường gặp ở người lớn tuổi.

Thoái hóa khớp được mệnh danh là sát thủ gây tàn phế cho con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những người bị thoái hóa khớp thường có những biểu hiện: đau khớp khi vận động và cứng khớp sau khi nghỉ ngơi quá lâu (không có khả năng di chuyển dễ dàng). Các khớp dễ bị thoái hóa nhất bao gồm:

  • Thoái hóa khớp bàn tay (đầu ngón tay và ở gốc và đầu ngón tay cái)
  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Thoái hóa khớp ngón chân

Người bệnh có thể bị thoái hóa 1 khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Căn bệnh mãn tính này thường gặp ở người trên 40 tuổi và phổ biến nhất nhất là sau 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra.

Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với một số người, thoái hóa khớp chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Đối với những người khác, nó có thể gây ra những cơn đau đớn đáng kể và nguy cơ gây tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Các khớp trong cơ thể là một phần của các hoạt động trong cuộc sống bình thường nên ít nhiều chúng cũng phải chịu áp lực ở một mức độ nào đó. Trong những trường hợp cơ thể còn trẻ, khỏe mạnh thì chúng có thể tự tái tạo khiến cho bạn không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi bị thoái hóa khớp, sụn bảo vệ ở hai đầu xương của bạn bị phá vỡ, gây đau, sưng và các khớp gặp phải vấn đề khó khăn trong di chuyển.

Những yếu tố sau là làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, bao gồm:

  • Vấn đề về tuổi tác: Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi nhất là sau độ tuổi 60. Ở độ tuổi này, phần sụn khớp bắt đầu bị lão hóa, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, cùng với đó chất lượng sụn khớp cũng kém dần nên sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp của bạn sẽ cao hơn so với những người gia đình không có tiền sử bị thoái hóa khớp.
  • Do chấn thương: Những chấn thương trong công việc, tai nạn trong cuộc sống, chấn thương do các môn thể thao như: gãy xương, trật khớp, giãn dây chằng, rách vỡ sụn khớp… sẽ làm cho các khớp xương tăng nguy cơ bị thoái hóa hơn.
  • Do bệnh lý: Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở các khớp bị tổn thương nghiêm trọng do một tình trạng trước đó hoặc hiện tại, chẳng hạn như người bệnh mắc bệnh giút, viêm khớp dạng thấp, loãng xương… Ngoài ra, với những người sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lâu dài cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Do thừa cân béo phì: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn cho các khớp của bạn, đặc biệt là những khớp phải chịu phần lớn trọng lượng của bạn, chẳng hạn như đầu gối và hông.
  • Do đặc thù công việc: Những công việc thường xuyên phải đứng, ít vận động, hoặc những người lao động bốc vác đồ nặng… làm việc trong thời gian dài sẽ áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, từ đó làm giảm khả năng chịu lực, lâu dần xương khớp yếu đi và rất dễ bị thoái hóa, gây đau và cứng khớp.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu canxi, vitamin D – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Bất cứ ai cũng có thể bị thoái hóa khớp, nhưng nó phổ biến hơn khi chúng ta già đi. Phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới đặc biệt là sau 50 tuổi, phụ nữ sau khi sinh con hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn canxi nên cũng là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp.

Những người trẻ tuổi hơn bị thoái hóa khớp thường là do chấn thương khớp, đặc thù công việc, yếu tố di truyền…

Các triệu chứng của thoái hóa khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường bắt đầu từ cứng khớp và đau nhẹ đến đau khớp nghiêm trọng. Nó có thể xuất hiện ở một khớp hoặc một vài khớp thoái hóa. Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Đau khi vận động và giảm ngay sau khi nghỉ ngơi. Đối với một số người trong giai đoạn sau của bệnh, cơn đau có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Cứng khớp, thường kéo dài dưới 30 phút, vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian.
  • Sưng trong và xung quanh khớp, đặc biệt là khi bạn vận động quá nhiều phần khớp bị thoái hóa.
  • Giảm khả năng di chuyển của các khớp.
  • Cảm thấy khớp bị lỏng lẻo, có tiếng kêu lạo xạo hoặc không ổn định.

Khi các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể gặp phải một số khó khăn khi thực hiện các hoạt động như:

  • Lên xuống cầu thang
  • Khó khăn trong việc cầm nắm đồ
  • Đứng lên ngồi xuống
  • Quay cổ, quay người lại phía sau
  • Không cúi được quá sâu

Đau và các triệu chứng khác của thoái hóa khớp gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Theo số liệu thống kê, có đến 80% bệnh nhân thoái hóa khớp gặp khó khăn trong một vài động tác cử động, 25% bệnh nhân mất khả năng cử động và không thể thực hiện các sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Suy nhược cơ thể: Những cơn đau nhức vùng khớp bị thoái hóa có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Biến dạng khớp làm giảm hoặc mất khả năng vận động: Khớp biến dạng cong vẹo, sưng to, mọc gai xương, lệch trục gây khó khăn cho việc đi lại, và thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Teo cơ, tê bì: Hiện tượng teo cơ vùng cạnh khớp, tay, chân bị tê bì khiến cho người bệnh mất khả năng co duỗi, đi đứng, cầm nắm vật không chắc chắn.
  • Bại liệt, tàn phế: Tàn phế, liệt vĩnh viễn kèm theo những tổn thương đến rễ dây thần kinh, tủy vô là biến chứng vô cùng nguy hiểm của thoái hóa khớp.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Để giúp xác định xem bạn có bị thoái hóa khớp hay không, trước tiên bác sĩ gia đình sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn và kiểm tra các khớp của bạn thông qua một số bài kiểm tra thể chất.

Bác sĩ gia đình có thể nghi ngờ bạn bị thoái hóa khớp nếu:

  • Bạn từ 45 tuổi trở lên
  • Bạn bị đau khớp và đau nặng hơn khi vận động
  • Biểu hiện cứng khớp của bạn xuất hiện vào buổi sáng hoặc kéo dài gần 30 phút

Sau đó bác sĩ tiếp tục tiến hành các thăm khám để tìm ra kết quả chính xác nhất, cụ thể là:

  • X-quang: Có thể thấy các khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp phát hiện tổn thương ở sụn khớp mà Xquang không nhìn thấy.
  • Nội soi khớp: Cho biết mức độ canxi hóa của sụn khớp, phân tích tổng thể xương dưới sụn.
  • Siêu âm khớp: Phát hiện hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp…

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Mục tiêu điều trị viêm xương khớp của bạn bao gồm:

  • Giảm đau và các triệu chứng khác.
  • Cải thiện chức năng khớp.
  • Ngăn chặn bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Duy trì chất lượng cuộc sống của bạn.

Kế hoạch điều trị thoái hóa khớp thường bao gồm tập thể dục, nghỉ ngơi và chăm sóc khớp, giảm đau, kiểm soát cân nặng, sử dụng thuốc, phẫu thuật và phương pháp điều trị bổ sung.

Phương pháp điều trị tại nhà

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như bạn mới bị thoái hóa, các biểu hiện gặp phải còn nhẹ thì chúng ta có thể được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản như: tập thể dục, giảm cân nếu thừa cân.

  • Tập thể dục, có thể giúp làm giảm đau khớp và cứng khớp và tăng tính linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý của bạn về một chương trình tập thể dục toàn diện, an toàn. Hãy nhớ bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào từ từ và dành thời gian để điều chỉnh mức độ hoạt động mới.
  • Kiểm soát cân nặng của bạn để giúp giảm căng thẳng cho khớp. Ngoài ra, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa tổn thương nhiều hơn và cải thiện chuyển động ở khớp. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho đầu gối hoặc hông của bạn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để các khớp có thời gian nghỉ ngơi.

Còn nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì bắt buộc cần phải áp dụng đến những phương pháp điều trị y khoa dưới đây.

Phương pháp điều trị y khoa

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm cho người bệnh. Với phương pháp điều trị này người bệnh cần lưu ý không tự ý mua thuốc về dùng bởi các loại thuốc giúp người bệnh cắt cơn đau nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu ngay sau đó nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, dạ dày, thận, tim đập nhanh…
  • Vật lý trị liệu: Thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện cùng kỹ thuật viên tại bệnh viện. Trong quá trình tập luyện có bất cứ động tác nào gây đau nhức bạn nên thông báo lại cho bác sĩ trị liệu để có hướng điều trị phù hợp.
  • Phẫu thuật: Là giải pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp trên không còn mang lại hiệu quả nữa.

Sử dụng sản phẩm phục hồi sụn khớp

Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp: giảm đau, chống viêm, chống ung thư, kháng nấm….Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục.

Hoạt chất KGA1 trong địa liền có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi.

Collagen type II không biến tính: Nghiên cứu mới nhất của InterHealth (Mỹ) cho thấy, chỉ có collagen type 2 không biến tính mới đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp nhờ điều hòa hệ miễn dịch, không chỉ giúp ngăn cản quá trình hủy hoại mà còn tạo thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp. Do Collagen type II không biến tính khi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không bị phân hủy như các loại collagen thông thường, mà tập trung vào vùng khớp tổn thương để nuôi dưỡng khớp một cách tốt nhất.

Các nhà khoa học từ Đại học Harvard cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của collagen type 2 không biến tính bằng phương pháp mù đôi, ngẫu nhiên cho dùng collagen type 2 không biến tính và đối chứng. Kết quả cho thấy nhóm dùng collagen type 2 không biến tính có nhiều cải thiện đáng kể như ít đau khớp, khớp trơn tru, vận động dễ dàng hơn, tăng gấp đôi sự dẻo dai của khớp… Hoạt chất này cũng đã được chứng minh có tác dụng tốt hơn gấp 2 lần so với các hoạt chất thường dùng trong tăng dịch chất nhờn dịch khớp như glucosamine và chondroitin.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây địa liền, kết hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp.

Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.

Song song với đó, thì việc kiểm soát tâm trạng, giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Khi các cơn đau hoành hành có thể bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và có suy nghĩ tiêu cực vào tình trạng bệnh của bản thân, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn.

Để tâm trạng luôn được tốt, bạn có thể tìm hiểu một số kỹ thuật như:

  • Liệu pháp thư giãn: Thiền, tập yoga, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách, tâm sự với người thân hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn thấy thoải mái.
  • Trị liệu hành vi nhận thức: Được thực hiện cùng bác sĩ tâm lý.

Một số điều mà bạn cần tránh trong quá trình điều tri là: hút thuốc, tránh các động tác gây thoái hóa khớp, không làm những công việc nặng nhọc gây áp lực đến khớp…

Kết luận

Thoái hóa khớp không chỉ do lão hóa khi về già nữa mà còn do rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh và khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan