Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi được không?

Tôi bị thoái hóa khớp đã 5 năm rồi, tình trạng đau cứ tái đi tái lại và đặc biệt đau khi trái gió trở trời. cứ thời tiết trở trời là lại đau. Có lần bị đau dữ dội tôi phải vào bệnh viện điều trị. Xin bác sĩ tư vấn, bệnh thoái hóa khớp của tôi có chữa khỏi hẳn được không? Có cách nào giảm thiểu được những cơn đau dữ dội hay không?

Bác Thành Trung – 58 tuổi

Trả lời:

Cảm ơn bác Trung đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới hòm thư, trước tiên tôi sẽ giải thích đôi chút về quá trình diễn ra tình trạng thoái hóa khớp.

Khớp có tác dụng giúp các chi, cột sống di chuyển linh hoạt mà không bị tổn thương. Sở dĩ khớp làm được điều đó là nhờ sụn khớp và dịch bôi trơn ở khớp giúp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương khi di chuyển. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần đầu xương cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Lớp sụn khóp bị bào mòn có thể phục hồi được qua các dưỡng chất bổ sung mỗi ngày tốt cho sụn khớp. Nhưng ở độ tuổi ngoài 50, việc bào mòn diễn ra thường xuyên hơn nên sụn khớp ngày một mỏng đi và nứt nẻ. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa.

Sau khi phần sụn khớp bị thoái hóa đi kèm hiện tượng viêm, giảm dịch bôi trơn tại khớp khiến xương trong khớp cọ xát với nhau. Điều này dẫn đến tình trạng đau khớp, cứng khớp và các triệu chứng khác…

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về xương khớp. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì không chỉ là những biểu hiện đau khớp, cứng khớp… mà nó còn có thể dẫn đến những biến chứng như: teo cơ, biến dạng khớp hay tàn phế, bại liệt suốt đời. Vậy bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi được không và chữa như thế nào?

Thoái hóa khớp có chữa khỏi hẳn được không?

Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương. Thoái hóa khớp chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên cộng thêm với những tác nhân gây bệnh như chấn thương, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, làm việc nặng nhọc… làm cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn. Trong y học hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh.

Hướng điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống.

Nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra biến chứng biến dạng khớp do sự xuất hiện của các gai xương trong khớp, hay do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, vận động. Thoái hóa khớp còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, vôi hóa cột sống, ung thư xương, gai khớp. Nguy hiểm hơn bệnh thoái hóa xương khớp có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn phế, bại liệt rất cao, kèm theo các hội chứng chèn ép dây thần kinh và tuỷ sống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu chúng ta không có ý thức chăm sóc, chủ quan với những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu mà không có biện pháp điều trị thì thoái hóa khớp sẽ là một bệnh rất nguy hiểm.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp có thể giảm thiểu được tối đa triệu chứng của bệnh. Vì vậy, hãy lắng nghe những thay đổi ở cơ thể để sớm phát hiện được những biểu hiện của bệnh và đến gặp chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời.

Còn về câu hỏi cách giảm đau do thoái hóa khớp thì chúng tôi sẽ chia sẻ cho bác phương pháp giảm đau nhanh và phương pháp giảm đau có tác dụng lâu dài để bác có thể tham khảo và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Cách giảm đau nhanh do thoái hóa khớp

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng hoạt tính mạnh dễ gây tác dụng phụ

Nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc nhóm thuốc có chứa corticoid thường được bác sĩ chỉ định để giảm đau cho bệnh nhân. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tiện lợi nhưng thuốc tây chỉ có tác dụng tức thì không mang đến hiệu quả lâu dài nên nếu như ngưng uống thuốc bạn sẽ bị đau lại ngay. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc tây bạn cần sử dụng thuốc thường xuyên, lâu dài mới có tác dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như: đầy bụng, buồn nôn, gây viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy; các tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Khi sử dụng các thuốc có chứa corticoid liên tiếp và kéo dài bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.

Do vậy việc sử dụng thuốc cần có chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống khi ăn no, hoặc uống cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tối đa tác dụng phụ này.

➤ Xem thêm: Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây – Lợi bất cập hại

Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn cơ khi chúng bị quá tải, các chất trung gian gây đau như bradykinin, prostaglandin được hấp thu nhanh chóng, từ đó làm dịu các khớp bị cứng, các cơ bị đau. Nhiệt có tác dụng với những cơn đau mãn tính dai dẳng, loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ.

Sử dụng chai nước nóng, gối nóng… áp trực tiếp vào vị trí khớp bị đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

Lưu ý, khi mà tình trạng thoái hóa khớp có biểu hiện sưng, viêm, có mủ thì tuyệt đối không áp dụng phương pháp này nó có thể làm cho tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các dụng cụ chườm nóng có thể gây bỏng nên cần cẩn thận khi thực hiện.

Massage, xoa bóp

Theo Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp bị thoái hóa có thể giúp làm dịu cơn đau khớp, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp. Vì khi massage giúp cơ thể sản xuất hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến đau.

Bên cạnh đó, massage, xoa bóp cũng làm tăng mức serotonin, giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng rất tốt cho việc điều trị bệnh

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là phương pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp. Khi gặp phải cơn đau do thoái hóa hoặc các bệnh về xương khớp gây ra người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động khớp nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp khi nghỉ quá lâu.

Phương pháp giảm đau có tác dụng lâu dài

Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp duy trì cân nặng mà còn tăng cường sức khỏe cơ bắp, giúp máu lưu thông dễ dàng để tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp.

Các bài tập vận động phù hợp với người bệnh thoái hóa khớp như: đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi lội, yoga. Trước khi luyện tập cần thực hiện các bài tập khởi động duỗi gập gối, căng cơ cẳng chân. Trong quá trình tập cần vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh, mỗi lần luyện tập bạn không nên tập quá 30 phút. Sau khi luyện tập không nên ngồi nghỉ ngay mà cần vận động khớp gối nhẹ nhàng trong 5 phút.

Việc tập luyện thể dục thể thao, hoạt động thể chất giúp cân bằng và cải thiện chức năng xương khớp rất tốt, duy trì sự linh hoạt cho các khớp khi người bệnh tập luyện đúng cách. Nếu như tập không đúng cách hoặc tập luyện quá sức có thể làm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn, thúc đẩy nhanh các tổn thương ở khớp.

Giảm cân đối với người béo phì

Béo phì gây tạo áp lực lớn đến các khớp xương nên được coi là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Bởi những áp lực này kéo dài sẽ làm phá hủy các sụn trong khớp và gây hư hỏng và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Ngoài ra, khi bị tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp.

Các mô mỡ trong phần cân nặng dư thừa sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Khi cân nặng càng nhiều thì cơ thể càng sản sinh ra nhiều protein.

Vì vậy người bệnh thoái hóa khớp cần tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh vừa giúp kiểm soát, thuyên giảm bệnh vừa giúp giảm cân hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ dưỡng chất và lành mạnh chính là tiền đề để bạn có được sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung những nhóm chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp sau đây:

  • Nhóm Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống viêm rất tốt. Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C.
  • Vitamin A, E và K  có trong bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, cải bó xôi, các loại quả họ cam, rau xanh… cũng rất tốt cho hệ xương khớp.
  • Thực phẩm giàu Canxi và vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương. Vitamin D có chức năng trung gian làm tăng quá trình hấp thu canxi cho cơ thể, làm tăng quá trình lắng đọng canxi của xương, có liên hệ mật thiết với mức độ chắc khỏe của sụn khớp. Vì vậy, Vitamin D và Canxi là 2 dưỡng chất không thể bỏ qua cho người bệnh thoái hóa khớp. Các thực phẩm giàu Canxi và vitamin D gồm các nguồn hải sản (tôm, cua, cá…), xương ống, đậu bắp, các loại đậu, súp lơ, ngũ cốc, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Omega 3 giúp giảm triệu chứng sưng đau, ức chế viêm trong xương khớp, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra, Omega-3 giúp tăng cường lưu thông máu và bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Các thực phẩm giàu Omega 3 đó là: cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá tuyết, cá mòi,…

Sử dụng thực phẩm bảo vệ xương khớp

Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt.

Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn.

Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp, có tác dụng giúp chống viêm đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Về thành phần của Khương Thảo Đan gồm: hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ của Địa Liền, Collagen typ II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thổ phục linh, Quế chi… cùng một số thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ, mang lại an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm.

Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây tôi đã giúp bác Trung cũng những độc giả đang thắc mắc vấn đề “thoái hóa khớp có chữa khỏi được không?” có được lời giải đáp chi tiết. Thoái hóa khớp là một bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay từ khi có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bác luôn mạnh khỏe!

Bài viết liên quan