Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống cổ

Các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống cổ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Các biến chứng không chỉ tác động đến vùng xương cột sống cổ mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phần chức năng khác. Vậy những biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa cột sống cổ đe dọa người bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.


1. Tìm hiểu chung về thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mãn tính khá phổ biến về tình trạng thoái hóa xương cột sống cổ. Nghiên cứu cho thấy, thoái hóa cột sống cổ là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên, phổ biến ở những người cao tuổi.

Thoái hóa cột sống cổ là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thoái hóa cột sống là sự kết hợp của 2 yếu tố liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên và các tác nhân tác động từ bên ngoài. Các yếu tố từ bên ngoài cụ thể là lao động nặng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sai tư thế khi đi đứng ngồi,… Thừa cân béo phì hay những chấn thương ở cổ cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ cảm thấy đau, tê bì vùng cổ, đầu và vai gáy. Các cơn đau này xuất hiện thành từng đợt, mức độ đau vừa phải sau đó giảm dần. Theo thời gian, tần suất xuất hiện của các cơn đau tăng lên với mức độ nặng nề hơn. Người bệnh thậm chí còn nghe thấy tiếng lục cục ở cột sống khi thực hiện vận động mạnh.

Ngoài ra, thoái hóa cột sống cổ cũng khiến cho hoạt động trở nên khó khăn. Các cơn đau không chỉ tập trung ở cổ mà còn lan ra xung quanh như ở cùng đầu, bả vai, cánh tay. Tất cả hoạt động ở những vùng bị đau đều trở nên hạn chế, người bệnh đôi khi còn không thực hiện được các động tác đơn giản như duỗi tay, gập tay, cầm nắm. Nếu để nặng, cơ tay có thể yếu dần, thậm chí bại liệt.

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thực chất, thoái hóa cột sống cổ là bệnh liên quan đến quá trình lão hóa nên bệnh tiến triển chậm. Do đó, thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.

Thông thường tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào, xong đoạn C5,C6,C7 là những vị trí thường gặp nhất. Đồng thời, đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh trung ương quan trọng . Chính vì thế, nếu không chăm sóc tốt, các gai xương trên đốt sống cổ có thể chèn ép lên dây thần kinh và đĩa đệm hoặc làm lỗ tiếp hợp bị tổn thương,… Từ đó gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi,… Càng giai đoạn sau càng nặng dần và có thể kèm theo những biến chứng ở các cơ quan bộ phận khác.

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Như đã nói ở trên, thoái hóa cột sống không quá nghiêm trọng. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nếu như người bệnh thực hiện một lối sống lành mạnh và tích cực điều trị.

Mặc dù mức độ nguy hiểm được đánh giá thấp hơn so với các bệnh lý khác, song bệnh nhân không được chủ quan với thoái hóa cột sống. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Dưới đây là cách biến chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra, bao gồm:

Giảm khả năng vận động

Các cơn đau khởi phát liên tục khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động, từ đó làm giảm khả năng vận động

Giảm khả năng vận động là biến chứng sớm nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bởi, như trên đã nói, đốt sống cổ là nơi chứa nhiều dây thần kinh quan trọng. Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nối với nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là các đốt sống lớn. Liên kết chặt chẽ này nhằm giúp đốt sống vận động nhịp nhàng và trơn tru.

Do đó, khi tổn thương xuất hiện mà lâu ngày không được cải thiện, đốt sống cổ dễ bị thoái hóa. Chính vì điều này, khả năng vận động của đốt sống sẽ bị suy giảm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm nhận được các cơn đau và cứng cổ nhẹ. Theo thời gian, tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng hơn khiến cho các cơn đau lan tỏa sang nhiều vùng lân cận. Đặc biệt là vùng gáy, vùng đầu, vai trên, toàn bộ bả vai và cánh tay.

Vùng đầu, vai trên, hoặc toàn bộ bả vai, cánh tay bị đau nặng dẫn đến hoạt động cúi, ngửa – xoay cổ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi cơn đau khởi phát liên tục khiến bệnh nhân có thói quen giữ cổ ở 1 tư thế cố định. Tình trạng này khiến đốt sống cổ giảm phạm vi chuyển động, tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc cột sống và kích thích sự hình thành các gai xương trên mô cột sống.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình điển hình bởi các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt

Rối loạn tiền đình là biến chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do thoái hóa cột sống cổ gây tổn thương lỗ tiếp hợp, làm gián đoạn quá trình tuần hoàn và gây ra chứng thiếu máu não.

Thiếu máu não khiến dây thần kinh số 8 bị tổn thương, dẫn đến chứng rối loạn tiền đình. Biến chứng này thường gặp ở người cao tuổi, trong đó tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn ở nam giới.

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh gặp phải những triệu chứng phổ biến như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Người bệnh cũng nhạy cảm với ánh sáng và khả năng tập trung bị giảm sút.

Ngoài ra, thoái hóa cột sống cổ khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ khiến người bệnh đau về đêm. Từ đó có các triệu chứng đau nhức, trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ về đêm.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cổ được xem là một biến chứng nặng của thoái hóa đốt sống cổ. Biến chứng này xảy ra khi thoái hóa cột sống đã tiến triển trong năm.

Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa các không gian đốt sống. Nó có tác dụng giúp giảm ma sát và chịu áp lực khi cột sống vận động. Khi cột sống cổ bị thoái hóa, cấu trúc xương không ổn định, điều này có thể làm rách bao đĩa đệm khiến cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài.

Không chỉ gây ra những cơn đau cho người bệnh, thoát vị đĩa đệm còn ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu. Nếu không điều trị sớm, biến chứng này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Chèn ép dây thần kinh

Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh thường gặp tình trạng đau đỉnh đầu, sau đó lan sang một bên và di chuyển xuống thái dương.

Dây thần kinh bị chèn ép là hệ quả do thoát bị đĩa đệm cổ hoặc do cột sống hình thành gia xương. Người bệnh có thế hiểu đơn giản như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm khiến lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh
  • Thoái hóa cột sống cổ khiến các gai xương hình thành quá mức cũng chèn ép lên các dây thần kinh

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ chèn ép lên dây thần kinh mà các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau. Thông thường, người bệnh hay gặp tình trạng đau đầu (đỉnh đầu), sau đó cơn đau lan sang một bên và di chuyển xuống thái dương.

Đau đầu hay xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi người bệnh cử động. Ngoài ra, dây thần kinh bị chèn ép còn gây ra chứng rối loạn nghe, nuốt, cảm thấy chóng mặt, rối loạn thăng bằng hoặc thậm chí có thể xuất hiện rung giật nhãn cầu ngang.

Liệt tay hoặc liệt nửa người

Thoái hóa cột sống cổ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tê liệt chi trên (liệt tay) hoặc liệt nửa người

Khi rễ thần kinh bị chèn ép, bàn tay và cánh tay của người bệnh thường xuyên bị tê bì, châm chích, xuất hiện dị cảm và không có sức. Tuy nhiên, đây chỉ là mức độ khởi phát của biến chứng. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ và rối loạn cảm giác.

Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ mắc rối loạn đại-tiểu tiện. Nếu không được điều trị kịp thời, dây thần kinh có thể bị tê liệt hoàn toàn dẫn đến liệt chi trên (liệt tay) hoặc liệt toàn bộ phần thân trên (liệt nửa người).

Ảnh hưởng đến tâm lý

Khi mắc thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống cổ nói chung, phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi thường xuyên và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Biến chứng này xảy ra do các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh, gây khó khăn khi sinh hoạt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hiệu suất làm việc.

Các tác động này vô tình trở thành chất xúc tác khiến tâm lý của người bệnh trở nên căng thẳng. Người bệnh thường uể oải, mệt mỏi, bứt rứt. Hoặc tác động tâm lý này cũng có thể là hệ quả do dây thần kinh bị tổn thương.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thoái hóa cột sống còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mới bùng phát, bệnh chỉ gây ra những cơn đau nhẹ và một số hạn chế ở vùng cổ, không mấy khó chịu. Tuy nhiên, khi mức độ thoái hóa tăng, đốt sống cổ có xu hướng đau nhiều hơn, lan sang các bộ phận lân cận đi kèm với triệu chứng tê bì, châm chích, dị cảm, rối loạn cảm giác và yếu cơ.

Ngoài các triệu chứng tại chỗ, cột sống bị thoái hóa còn làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, chèn ép lên dây thần kinh não và gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, choáng váng,… Các triệu chứng này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược,…

Lúc này, chất lượng cuộc sống của người bệnh thực sự bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh dễ cáu gắt, nổi giận khi cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi do mất ngủ. Đồng thời, hiệu suất công việc cũng bị tác động tiêu cực khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.

3. Cách phòng ngừa biến chứng thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ thực sự có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu cứ để bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng phát triển của bệnh, phục hồi chức năng của đốt sống cổ và dự phòng biến chứng.

Kết hợp luyện tập thể dục giúp giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động của vùng cổ

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa biến chứng của thoái hóa cột sống cổ, bao gồm:

  • Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng cổ và xung quanh cổ như vai, gáy, người bệnh nên tìm ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Sau khi bác sĩ cho chẩn đoán về vấn đề, tốt nhất người bệnh nên tuân thủ nghiêm chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thường xuyên tái khám định kì để nắm bắt được tình trạng bệnh.
  • Thay đổi các thói quen tác động xấu đến cột sống cổ như hạn chế mang vác vật nặng, lao động quá sức, ngồi nhiều, đặc biệt người bệnh nên chủ động sửa các tư thế sai khi đi-đứng-nằm-làm viêc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Omega-3, canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu. Đồng thời tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng đều chứa những chất hóa học gây tổn hại đến xương khớp, làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì: Trọng lượng quá cao có thể làm tăng áp lực lên đốt sống, gây chèn ép dây thần kinh và thúc đẩy tốc độ của quá trình lão hóa. Vì vậy, duy trì vóc dáng cân đối giúp hạn chế việc dây thần kinh bị chèn ép, đồng thời cũng hỗ trợ giảm áp lực cho đốt sống.
  • Kết hợp luyện tập thể dục bằng các bài tập có cường độ nhẹ như yoga, thái cực quyền, bơi lội giúp giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động của vùng cổ. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh và làm chậm quá trình thoái hóa.

Những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?” đồng thời bài viết cũng đề cập đế những biến chứng mà người bệnh có thể mặc phải.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các thực phẩm có chiết xuất thảo dược như Khương Thảo Đan để rút ngắn quá trình điều trị và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước  1800 1156 để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: Baovexuongkhop

Bài viết liên quan